Trái phiếu chuyển đổi tiếng Anh là gì

Tìm hiểu trái phiếu chuyển đổi [Convertible Bond] là gì?

Xuất hiện trên thị trường và được nhiều nhà đầu tư quan tâm, trái phiếu chuyển đổi mang đến nhiều lợi ích về thu nhập và quyền lợi cho người sở hữu. Tuy nhiên cũng hàm chứa những rủi ro nhất định. Vậy trái phiếu chuyển đổi là gì? Cách thức hoạt động ra sao? Có những ưu, nhược điểm gì? Hãy cùng Tập đoàn VsetGrouptìm câu trả lời qua bài viết dưới đây!

Mục lục bài viết

  • Trái phiếu chuyển đổi là gì
  • Giá trị trái phiếu chuyển đổi
  • Cách hoạt động của trái phiếu chuyển đổi
  • Các loại trái phiếu chuyển đổi phổ biến
    • Trái phiếu chuyển đổi Vanilla
    • Trái phiếu chuyển đổi bắt buộc
    • Trái phiếu chuyển đổi ngược
  • Ưu nhược điểm khi phát hành trái phiếu chuyển đổi
    • Ưu điểm khi phát hành trái phiếu chuyển đổi
    • Nhược điểm khi phát hành trái phiếu chuyển đổi
  • Ưu nhược điểm khi đầu tư vào trái phiếu chuyển đổi
    • Ưu điểm khi đầu tư vào trái phiếu chuyển đổi
    • Nhược điểm khi đầu tư vào trái phiếu chuyển đổi

Trái phiếu chuyển đổi là gì

Trong lĩnh vực tài chính, trái phiếu chuyển đổi hay nợ chuyển đổi [hoặc giấy nợ có thể chuyển đổi nếu có thời hạn trên 10 năm] là loại trái phiếu mà người nắm giữ có thể chuyển đổi thành một số lượng cổ phiếu phổ thông cụ thể của công ty phát hành hoặc tiền mặt có giá trị tương đương. Nó là một chứng khoán lai với các tính năng giống như nợ và vốn chủ sở hữu.

Trái phiếu chuyển đổi [Convertible Bond] có nguồn gốc từ giữa thế kỷ 19 và được các nhà đầu cơ thời kỳ đầu như Jacob LittleDaniel Drew sử dụng để chống lại lũng đoạn thị trường Theo Wikipedia

Định nghĩa trái phiếu chuyển đổi

Để giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn, chúng tôi xin đưa ra một ví dụ cụ thể như sau:
Giả sử công ty cổ phần XOM phát hành một loại trái phiếu chuyển đổi với mệnh giá 1000 đô cho lãi suất 4% với thời gian đáo hạn là 10 năm. Tỷ lệ chuyển đổi: 100 cổ phiếu/trái phiếu.

Như vậy, sau 10 năm đáo hạn thì nhà đầu tư sẽ nhận về tổng cộng 1040 đô la [bao gồm cả lãi]. Tuy nhiên nếu cổ phiếu công ty XOM bất ngờ tăng với mức giao dịch là 11 USD/cổ phiếu thì tương ứng 100 cổ phiếu có trị giá 1100 đô la. So với 1040 đô la thì con số này vượt mức giá trị trái phiếu. Vậy thì nhà đầu tư nên chuyển đổi trái phiếu và nhận 100 cổ phiếu sẽ nhận được lợi nhuận cao hơn.

Giá trị trái phiếu chuyển đổi

Giá trị trái phiếu chuyển đổi được tính bằng công thức sau:

Giá trị của trái phiếu chuyển đổi = Giá trị của trái phiếu + Giá trị của quyền chuyển đổi [quyền mua CP].

Giá trị của trái phiếu: Là giá trị hiện tại của dòng tiền gốc và lãi trong suốt kỳ hạn của trái phiếu dựa trên lãi suất chiết khấu. Đây là lãi suất được xác định bởi mức độ rủi ro của tín dụng, lãi suất thị trường và tài sản đảm bảo của trái phiếu [nếu có].

Giá trị thị trái phiếu trên thị trường thứ cấp bị tác động bởi các yếu tố trên và quan hệ cung cầu. Điều này được giải thích là do sự gia tăng của biên độ rủi ro tín dụng và lãi suất thị trường sẽ làm tăng tỷ lệ chiết khấu, từ đó kéo theo sự suy giảm giá trị trái phiếu.

Giá trị của quyền chuyển đổi [quyền mua cổ phiếu]: Sự biến đổi của nhân tố này tỷ lệ thuận với giá cổ phiếu. Điều này đồng nghĩa với việc giá cổ phiếu tăng dẫn đến quyền mua có giá trị cao hơn. Ngược lại giá trị quyền mua thấp khi giá cổ phiếu suy giảm.

Giá trị nội tại của quyền mua được hiểu là sự chênh lệch giữa giá chuyển đổi và giá cổ phiếu hiện tại. Khi giá trị nội tại này dương tức là quyền mua đang có lợi nhuận. Ngược lại, quyền mua không có bất kỳ giá trị nào khi giá trị nội tại về con số âm.

Ngoài ra, giá trị quyền chuyển đổi còn bị tác động bởi những yếu tố sau đây:

  • Thời hạn thực hiện quyền mua: Quyền mua càng có giá trị khi thời hạn này càng dài và ngược lại. Điều này được giải thích là do giá cổ phiếu sẽ tăng cao hơn khi thời hạn dài, từ đó dẫn đến sự tăng giá trị nội tại của quyền mua.
  • Lãi suất thị trường: Vì tỷ lệ chiết khấu của giá trị nội tại suy giảm nên kéo theo lãi suất trên thị trường tăng. Lãi suất càng tăng thì quyền chuyển đổi có giá trị càng thấp và ngược lại.
  • Biên độ thay đổi thường xuyên của giá cổ phiếu: Mức độ biến động của giá cổ phiếu tỷ lệ thuận với giá trị quyền mua. Giá cổ phiếu càng ít biến động sẽ làm cơ hội tăng giảm giá càng thấp. Từ đó, làm suy giảm giá trị quyền mua và ngược lại.

Cách hoạt động của trái phiếu chuyển đổi

Cách hoạt động của trái phiếu chuyển đổi

Trái phiếu chuyển đổi là loại chứng khoán mang đến cho nhà đầu tư những gì tốt nhất mà cổ phiếu, trái phiếu đều có. Tương tự như các loại trái phiếu khác, người sở hữu nhận được một khoản thu nhập đảm bảo. Hơn nữa, công ty phát hành có nghĩa vụ phải trả loại toàn bộ số tiền đó cho nhà đầu tư. Trong trường hợp nhận thấy cơ hội tiềm năng từ loại cổ phiếu do công ty này phát hành, người sở hữu trái phiếu có thể thực hiện chuyển đổi thành dạng cổ phiếu.

Các loại trái phiếu chuyển đổi phổ biến

Trên thị trường hiện nay chưa phân loại rõ ràng về trái phiếu chuyển đổi. Tuy nhiên lại thường đề cập tới những loại sau:

Trái phiếu chuyển đổi Vanilla

Là loại trái phiếu phổ biến được nhiều nhà đầu tư rót vốn, đổ tiền nhất. Với tính năng có thể chuyển đổi sang cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi Vanilla cho phép thanh toán bằng các phiếu giảm giá trong thời gian sở hữu. Kèm theo đó, nhà đầu tư sẽ được hưởng giá trị định danh vào một ngày đáo hạn cố định.

Trái phiếu chuyển đổi phổ biến Vanilla

Trái phiếu chuyển đổi Vanilla cho phép người sở hữu 2 sự lựa chọn. Một là giữ trái phiếu cho đến thời gian đáo hạn. Hai là chuyển đổi sang cổ phiếu. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần xem xét kỹ tình hình thị trường và quyết định chuyển đổi thành cổ phiếu khi lợi nhuận bán cổ phiếu vượt mệnh giá trái phiếu cộng với số tiền lãi được hưởng.

Trái phiếu chuyển đổi bắt buộc

Với loại trái phiếu này, nhà đầu tư bắt buộc phải lựa chọn hình thức chuyển đổi thành cổ phiếu dưới dạng đầu tư thu nhập cố định khi tới ngày đáo hạn. Thường có 2 mức giá chuyển đổi để tham khảo. Mức đầu tiên, nhà đầu tư sẽ nhận được số cổ phiếu tương đương với mệnh giá. Mức giá thứ hai thì giới hạn mức giá mà chủ sở hữu có thể nhận được trên mệnh giá.

Trái phiếu chuyển đổi ngược

Trái phiếu chuyển đổi ngược cho phép công ty phát hành được quyền mua lại trái phiếu bằng tiền mặt hoặc chuyển thành vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ chuyển đổi và giá của loại trái phiếu đó sẽ được xác định trước ngày đáo hạn.

Tham khảo thêm bài viết: Trái phiếu là gì

Ưu nhược điểm khi phát hành trái phiếu chuyển đổi

Ưu và nhược điểm khi phát hành trái phiếu chuyển đổi

Khi phát hành trái phiếu chuyển đổi ra ngoài thị trường, công ty sẽ nhận thấy những ưu và nhược điểm cụ thể như:

Ưu điểm khi phát hành trái phiếu chuyển đổi

  • Chi phí và lãi suất phát hành trái phiếu chuyển đổi thấp hơn so với các hình thức khác. Nhờ vậy mà giảm rủi ro cho công ty cổ phần đó.
  • Gia tăng vốn cổ phần trong tương lai và bình ổn giá cổ phiếu trên thị trường.
  • Không làm giảm thu nhập của các cổ đông trong công ty như khi phát hành cổ phiếu
  • Dễ dàng huy động vốn từ nhà đầu tư
  • Có thể chuyển đổi từ trái phiếu sang cổ phần, tức là biến phần nợ thành vốn cổ phần công ty.

Nhược điểm khi phát hành trái phiếu chuyển đổi

  • Làm tăng số lượng cổ đông do lượng cổ phiếu lưu hành cao hơn.
  • Có thể ảnh hưởng đến việc quản lý, hoạt động kinh doanh công ty bởi sự tác động từ nhóm cổ đông
  • Khi trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu làm giảm chi phí trả lãi, đồng nghĩa với đó là thu nhập chịu thuế của công ty cũng sẽ tăng lên.
  • Vốn chủ sở hữu bị pha loãng, phân bố rải rác không đều, do lượng cổ phiếu nắm giữ khác nhau.

Ưu nhược điểm khi đầu tư vào trái phiếu chuyển đổi

Ưu nhược điểm khi đầu tư vào trái phiếu chuyển đổi

Không chỉ công ty phát hành mà ngay cả nhà đầu tư khi lựa chọn hình thức trái phiếu chuyển đổi cũng gặp phải những vấn đề sau đây.

Ưu điểm khi đầu tư vào trái phiếu chuyển đổi

  • Nhận về khoản thu nhập với lãi suất cố định như đầu tư trái phiếu thông thường khác và chắc chắn cao hơn so với cổ phiếu
  • Giá trị khi được mua lại bằng số tiền có được khi đáo hạn
  • Khi công ty bị phá sản, giải thể thì nhà đầu tư sở hữu trái phiếu chuyển đổi có quyền ưu tiên hơn các cổ đông công ty
  • Nhà đầu tư có quyền lựa chọn giữa lại trái phiếu hoặc chuyển đổi thành cổ phiếu khi muốn thu lợi nhuận từ ảnh hưởng cạnh tranh trên thị trường.
  • Về mặt tương đối, giá trị trái phiếu chuyển đổi có tính ổn định hơn cổ phiếu.

Nhược điểm khi đầu tư vào trái phiếu chuyển đổi

  • Lãi suất trái phiếu chuyển đổi thường thấp hơn các loại trái phiếu khác.
  • Thời gian chuyển đổi dài, tiềm ẩn nhiều rủi ro
  • Trong trường hợp công ty giải thể, sáp nhập và ngừng hoạt động thì người nắm giữ trái phiếu chuyển đổi không có quyền chuyển đổi ngay lập tức

Trên đây là nội dung trả lời cho câu hỏi trái phiếu chuyển đổi [Convertible Bond] là gì?. Hy vọng với những thông tin này, nhà đầu tư đã hiểu rõ hơn về các ưu, nhược điểm khi sở hữu loại trái phiếu chuyển đổi.

Có thể thấy khi đầu tư vào trái phiếu chuyển đổi, rủi ro là điều rất khó có thể tránh khỏi. Tuy nhiên khi nhà đầu tư tìm đến một công ty phát hành uy tín, tiềm năng phát triển tốt cùng sản phẩm trái phiếu an toàn sẽ giúp vơi đi những nỗi lo đó. Giới thiệu đến quý nhà đầu tư sản phẩm tài chính an toàn và lãi suất cao trái phiếu tập đoàn VsetGroup.

Là một tập đoàn lớn với 7 năm hoạt động ở Việt Nam, VsetGroup đã nhận được hơn sự tin cậy, đồng hành của hơn 1000 quý nhà đầu tư trên cả nước. Với sản phẩm trái phiếu do tập đoàn phát hành, chúng tôi sẽ mang đến nguồn thu nhập thiết thực với lãi suất 12%/năm và giảm thiểu rủi ro ở mức gần như bằng 0. Bên cạnh đó, với tính thanh khoản cao và tỉ lệ mất giá ở mức thấp, đây chính là kênh đầu tư hiệu quả nhất cho các nhà đầu tư.

Bạn có thể trải nghiệm đầu tư với số vốn ban đầu chỉ từ 50 triệu đồng. Vui lòng liên hệ với VsetGroup qua các thông tin bên dưới để được tư vấn chi tiết nhất.

Bài viết liên quan:

Trái phiếu riêng lẻ là gì? Các quy định mới theo pháp luật
Trái phiếu xanh [Green Bond] là gì? Tư vấn đầu tư
Trái phiếu vô danh là gì? Phân biệt với trái phiếu ghi danh

Trái phiếu chuyển đổi là gì & Những điều cần biết về trái phiếu chuyển đổi

02/11/2021

Tìm hiểu về chỉ số IRR trong đầu tư và kinh doanh

02/11/2021

IPO là gì & Quy trình IPO lên sàn chứng khoán

07/10/2021

Chứng khoán là gì & Vai trò của nó đối với nền kinh tế

07/10/2021

Vạch trần sự khác nhau giữa cổ phiếu và trái phiếu

07/10/2021

NAV là gì & Cập nhật giải đáp thông tin chỉ sổ NAV mới nhất 2022

05/10/2021

Bán khống là gì & Toàn bộ thông tin về bán khống cập nhật 2022

05/10/2021

Chỉ số VN30 là gì & Cáchxác định, ý nghĩa của chỉ số VN30 Index

04/10/2021

Bạc là kim loại gì & Những đặc điểm cơ bản của kim loại quý - Bạc

22/11/2021

Hệ sinh thái Metaverse gồm những coin nào #11 coin Metaverse năm 2022

22/11/2021

Ngân hàng SMBC là ngân hàng gì - Sản phẩm, dịch vụ của SMBC

19/11/2021

Ngân hàng Public Bank là ngân hàng gì | Chất lượng có tốt không?

19/11/2021

Tìm hiểu ngân hàng CBA là ngân hàng gì? Dịch vụ có tốt không?

19/11/2021

Thông tin giới thiệu về ngân hàng United Overseas Bank

19/11/2021

Ngân hàng Bank of China là ngân hàng gì Và tổng quan về dịch vụ

19/11/2021

Đồng WBTC là coin gì & Những điều cần biết về Wrapped Bitcoin

18/11/2021

Vàng SJC là vàng gì & Có nên mua vàng SJC để đầu tư không?

04/10/2021

[Cập nhật] Vàng 8k là vàng gì & Giá vàng 8k hôm nay bao nhiêu?

04/10/2021

Vàng PNJ là gì & Cập nhật giá vàng PNJ mới nhất hôm nay

04/10/2021

Ngân hàng Vietinbank là ngân hàng gì | Dịch vụ sản phẩm có tốt không?

15/11/2021

Vàng hồng là vàng gì & Cập nhật bảng giá vàng hồng

04/10/2021

Cập nhật giờ làm việc của ngân hàng Agribank từ thứ 2 - thứ 7

15/11/2021

Lịch làm việc của ngân hàng MB Bank mới nhất năm 2022

15/11/2021

Vàng 22k là vàng gì & Phân biệt vàng 22k với vàng 10k, 14k, 18k và 24k

02/11/2021

Vàng 9999 là vàng gì & Vàng 9999 có phải là vàng 24k không?

04/10/2021

Vàng non là vàng gì & Vàng non hôm nay bao nhiêu tiền 1 chỉ?

02/11/2021

Video liên quan

Chủ Đề