Trẻ 5 tháng tuổi bị sốt phải làm sao

Trong những năm tháng đầu đời, sức khỏe của bé sơ sinh là vô cùng quan trọng. Hệ miễn dịch của con lúc này còn non yếu, chưa thể tự bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Vì vậy khi bé sơ sinh bị bệnh sẽ rất dễ rơi vào tình trạng nguy hiểm. Nhất là khi bé bị sốt khiến cho nhiều mẹ vô cùng lo lắng. Mặc dù sốt đối với nhiều người không quá nghiêm trọng, thế nhưng đối với trẻ sơ sinh lại khác. Trẻ 5 tháng bị sốt có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe. Mẹ cần có kiến thức cơ bản về sốt trẻ em để có thể bảo vệ con một cách tốt nhất. Hãy cùng Góc của mẹ theo dõi bài viết sau đây mẹ nhé!

1. Nguyên nhân trẻ 5 tháng bị sốt

Trẻ 5 tháng tuổi bị sốt phải làm sao
Nguyên nhân trẻ 5 tháng bị sốt

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới trẻ 5 tháng bị sốt. Việc xác định nguyên nhân con bị sốt và việc vô cùng cần thiết để biết cách chữa trị cho con một cách đúng nhất. Không phải trường hợp sốt nào cũng nguy hiểm. Bé có thể bị sốt vì một trong các lý do sau đây:

  • Sốt virus, vi khuẩn: Vi khuẩn bên ngoài có thể xâm nhập vào cơ thể bé gây nên sốt. Bé có thể bị tấn công bởi vi khuẩn qua đường hô hấp và đường tiêu hóa. Các loại vi khuẩn có thể gây ra cho bé các bệnh như viêm tai giữa, viêm họng, viêm phế quản, bệnh tả, kiết lỵ…
  • Sốt mọc răng: Nhiều bé 5 tháng tuổi đã bắt đầu mọc răng. Khi đó bé bị đau nhức khó chịu dẫn đến sốt.
  • Sốt sau khi tiêm vaccine: Đây cũng là một nguyên nhân phổ biến khiến con bị sốt. Tuy nhiên mẹ không cần quá lo lắng vì tình trạng này không quá nghiêm trọng.
  • Sốt do mắc bệnh: bé sốt cao trên 38,5*C thường là do mắc những bệnh nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não, sốt rét, sốt xuất huyết…

2. Triệu chứng trẻ 5 tháng bị sốt

Trẻ 5 tháng tuổi bị sốt phải làm sao
Triệu chứng trẻ 5 tháng bị sốt

Thông thường, nhiệt độ cơ thể trẻ sơ sinh sẽ ở mức 36,5 – 37,5*C. Khi trẻ 5 tháng bị sốt, thân nhiệt sẽ tăng trên 38*C. Con có thể xuất hiện các triệu chứng như sau:

  • Bé cảm thấy mệt mỏi
  • Trông nhợt nhạt, yếu ớt
  • Con biếng ăn, bỏ bú sữa
  • Trở nên cáu kỉnh với mọi thứ xung quanh
  • Con bị đau nhức đầu hoặc toàn thân

Khi phát hiện con có các triệu chứng sốt, mẹ cần tiến hành đo nhiệt độ cơ thể con bằng nhiệt kế. Tốt nhất mẹ không nên sử dụng nhiệt kế có thủy ngân vì chúng khá dễ vỡ và có thể gây độc cho con. Mẹ đặt nhiệt kế dưới lưỡi con khoảng 2 – 3 phút hoặc kẹp vào nách để xác định thân nhiệt của bé.

3. Cách điều trị sốt cho bé tại nhà

Khi xác định được nguyên nhân và tình trạng sốt của con, mẹ cần bình tĩnh để xử lý một cách tốt nhất. Để điều trị sốt tại nhà cho bé, mẹ cần lưu ý những nguyên tắc sau đây.

3.1. Hạ thân nhiệt cho bé

Trẻ 5 tháng tuổi bị sốt phải làm sao
Cách điều trị sốt cho bé tại nhà

Đây là mục tiêu quan trọng nhất của việc điều trị sốt cho bé. Cơ thể của con nóng lên sẽ khiến con cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Vì vậy mẹ cần nhanh chóng tìm cách đưa nhiệt độ cơ thể bé trở lại bình thường. Để hạ nhiệt cho trẻ 5 tháng bị sốt, mẹ nên áp dụng những cách làm sau:

  • Cho bé mặc quần áo rộng, mỏng, thấm hút mồ hôi tốt.
  • Đặt bé nằm ở nơi thoáng mát, tránh gió trời.
  • Dùng khăn mềm nhúng nước ấm để lau người cho bé, nhất là ở nách và bẹn. Nước ấm có tác dụng làm mạch máu giãn nở giúp thân nhiệt giảm xuống. Mẹ nên lưu ý không dùng nước quá nóng.
  • Có thể cho bé uống thuốc hạ sốt theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Mẹ nên nhớ không được cho bé uống aspirin.

3.2. Bổ sung nước cho bé

Trẻ 5 tháng tuổi bị sốt phải làm sao
Cách điều trị sốt cho bé tại nhà

Khi trẻ 5 tháng bị sốt, con rất dễ bị mất nước ở da và phổi. Vì vậy mà mẹ cần bổ sung lượng nước trong cơ thể bé. Nước giúp điều hòa nhiệt độ, tăng bài tiết cho con để thải độc cơ thể.

Đối với bé sơ sinh, mẹ nên cho con bú nhiều hơn, tăng cữ bú và lượng bú trong ngày. Sữa sẽ giúp con được bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra với bé đã ăn dặm, mẹ có thể cho con uống nhiều nước lọc và bổ sung thêm bằng các món súp thơm ngon bổ dưỡng.

3.3. Những lưu ý khác

  • Mẹ không nên cho bé mặc quần áo quá dày hoặc đắp chăn ủ ấm cho bé. Cũng không nên để con bị lạnh.
  • Cho con tắm hoặc ngâm mình bằng nước ấm để hạ sốt nhanh hơn.
  • Không nên ép con ăn nếu con không thích.
  • Cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn.
  • Giữ phòng của con thoáng mát, thông gió tốt.

4. Khi nào cần đưa trẻ 5 tháng bị sốt đi bệnh viện?

Trẻ 5 tháng tuổi bị sốt phải làm sao
Khi nào cần đưa trẻ 5 tháng bị sốt đi bệnh viện?

Bố mẹ lưu ý cần đưa trẻ 5 tháng bị sốt đi bệnh viện nếu có các dấu hiệu sau đây:

  • Con buồn ngủ bất thường hoặc gặp khó khăn khi thức dậy.
  • Da dẻ xanh hoặc tím tái, thiếu sức sống.
  • Bàn tay và bàn chân lạnh.
  • Bé yếu hơn nhiều so với bình thường, khóc liên tục.
  • Bé có biểu hiện khó thở hoặc thở gấp, dồn dập.
  • Con buồn nôn, ói mửa.
  • Xuất hiện phát ban.

Xem thêm: TRẺ 5 THÁNG ĐI NGOÀI MẤY LẦN LÀ BÌNH THƯỜNG?

Trẻ 5 tháng bị sốt là tình trạng khiến nhiều bố mẹ lo lắng. Hy vọng rằng qua bài viết này, mẹ đã biết cách đẩy lùi cơn sốt của con một cách hiệu quả nhất. Chúc mẹ và bé luôn mạnh khỏe!

Nguồn tham khảo: Tìm cách hạ sốt nhanh cho bé để tránh nguy hiểm

Trẻ sốt không rõ nguyên nhân là hiện tượng thường gặp ở con nhỏ. Trong những trường hợp này, cha mẹ cần làm gì để nhận biết cũng như có cách đối phó kịp thời, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay dưới đây.

Sốt là hiện tượng cơ thể thân nhiệt sẽ tăng cao hơn so với bình thường. Việc trẻ sốt không rõ nguyên nhân sẽ khiến bố mẹ ít nhiều lo lắng vì chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng. Khi xác định rõ nguyên nhân và có hướng xử lý kịp thời sẽ giúp phụ huynh chăm sóc con yêu đúng cách và nhanh khỏi bệnh hơn.

Cha mẹ chỉ nên cho con uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể con lên đến 38.5 – 39 độ C. Lúc này, bé thường mệt mỏi, biếng ăn, hay cáu gắt và quấy khóc.

Sốt là cách cơ thể bé chống lại sự nhiễm trùng (vi trùng, kí sinh trùng,…). Cũng có những trường hợp con sốt không do nhiễm trùng như sau tiêm phòng, mọc răng hoặc không rõ nguyên nhân.

Trẻ 5 tháng tuổi bị sốt phải làm sao

Nhiệt độ khi sốt cao hay thấp không phản ánh đến mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Đôi khi sốt cao không hẳn đã là bệnh bé nặng.

Tuy nhiên, khi con sốt ≥ 39 độ C, bé thường mệt mỏi, quấy khóc. Khi sốt > 41 độ C, cơ thể của con sẽ có dấu hiệu co giật, tổn thương não cực kì nguy hiểm.

Dưới đây là một vài nguyên nhân chính khiến bé bị sốt cha mẹ cần nắm rõ để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất:

– Sốt do mặc quá ấm: Phụ huynh thường mặc cho con nhiều lớp quần áo vì nghĩ con rét, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Thói quen này dễ khiến bé bị sốt do cơ thể trẻ sơ sinh chưa có khả năng điều nhiệt hoàn thiện.

– Sốt do tiêm chủng: Sau khi trẻ tiêm phòng các bệnh như uốn ván, sởi, ho gà,… thường có dấu hiệu bị sốt.

Sốt do mọc răng: Khi sắp mọc răng, con sẽ khóc nhiều, biếng ăn kèm theo sốt nhẹ trong khoảng thời gian ngắn. Sau khi mọc răng mới trẻ cũng thường bị sốt.

– Sốt do cảm nắng: Thời tiết nóng nực là một trong những nguyên nhân phổ biến gây sốt ở trẻ nhỏ và người lớn.

– Sốt do cảm cúm: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Bé sẽ đi kèm các biểu hiện như ho, sổ mũi, nghẹt mũi, đau họng kèm với sốt trong 2-3 ngày.

– Sốt do viêm tai: Bé sốt cao kèm theo dấu hiện như biếng ăn, đau tai, chảy mủ, nghe không rõ. Những bé chưa nói được sẽ có các biểu hiện rõ rệt: kéo tai, ngoáy tay vào tai.

– Sốt xuất huyết: Trẻ có các dấu hiệu sốt xuất huyết như: các chấm xuất huyết ở da, chảy máu mũi, máu chân. Trẻ bị sốt cao trong 3 ngày; nặng hơn bé sẽ đi ngoài ra phân đen, đau bụng, chân tay lạnh, cơ thể mệt mỏi.

– Sốt do sởi: Hiện tượng sốt cao đi kèm các dấu hiệu khác như sổ mũi, ho nhiều, mắt đỏ. Từ ngày thứ tư, da bé xuất hiện vết ban sởi, đặc biệt ở mặt.

– Sốt do viêm phổi: Con thường sốt cao, thở khò khè, ho, nôn, bỏ ăn bỏ bú. Nếu nặng hơn, môi và chân bé sẽ tím tái lại

Sốt phát ban: Sốt đi kèm với phát ban khắp cơ thể, bé sẽ khỏi sau 3-7 ngày.

– Sốt do viêm màng não: Dấu hiệu sốt viêm màng não mủ thường đi kèm cổ cứng, thóp phồng, nôn mửa, mệt mỏi, con ngủ li bì và nhạy cảm với ánh nắng.

– Sốt do nhiễm trùng máu: Con sốt cao liên tục, nhiễm trùng, nôn mửa, thở nhanh, bỏ ăn, có thể phát ban…

Trẻ 5 tháng tuổi bị sốt phải làm sao

Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, khi trẻ sốt, bố mẹ có thể hạ sốt cho bé tại nhà bằng một số biện pháp dưới đây. Tuy nhiên khi bé sốt quá cao và cơ thể có dấu hiệu bất thường thì cần đưa đi khám bác sĩ gấp.

– Uống nhiều nước: giúp con bổ sung lượng nước bị mất đi do sốt. Nếu bé đang bú mẹ thì mẹ nên tăng cữ bú để tăng sức đề kháng.

– Mặc quần áo thoáng mát: Mẹ nên cởi bớt quần áo, chăn ấm để cơ thể con hạ bớt nhiệt, giúp hạ sốt hiệu quả.

Uống thuốc hạ sốt: Nếu con sốt trên 39 độ, cho con uống thuốc có paracetamol liều 10 – 15mg/kg cân nặng/lần, cứ cách 4 – 6 giờ uống lại nếu còn sốt. Nếu bé không uống được do nôn mửa hay đang ngủ, bố mẹ có thể dùng viên hạ sốt đưa vào hậu môn.

Chườm mát cơ thể trẻ bằng nước ấm: Pha nước ấm như nước tắm cho bé, sau đó nhúng khăn rồi đặt vào 2 hõm nách và 2 bẹn, 1 khăn lau toàn thân trong vòng 30 – 45 phút. Cha mẹ cần thay khăn nhúng nước ấm liên tục đến khi thân nhiệt bé giảm. Nước ấm bốc hơi làm giãn mạch máu, giúp con hạ sốt một cách nhanh chóng.

– Tắm nước ấm: Đặt bé vào chậu nước ấm, sau đó tắm gội khắp cơ thể trong 5-7 phút rồi lau khô và mặc quần áo thoáng mát.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/