Tri giác không gian là gì

3.1. Tri giác không gian

• Định nghĩa: Tri giác không gian là sự phản ánh khoảng

không gian tồn tại khách quan [hình dáng, độ lớn, vị trí] của

các vật với nhau.

• Vai trò: Có vai trò quan trọng trong sự tác động qua lại của

con người với môi trường, là điều kiện cần thiết để con

người định hướng trong môi trường.

Chương IV. Cảm giác và tri giác

Nguyễn Xuân Long- ĐHNN-

3.2. Tri giác thời gian

Định nghĩa: Tri giác thời gian là sự phản ánh

độ dài lâu, tốc độ và tính kế tục khách quan

của các hiện tượng trong hiện thực. Nhờ tri

giác này, con người phản ánh được các biến

đổi trong thế giới khách quan

Chương IV. Cảm giác và tri giác

Nguyễn Xuân Long- ĐHNN-

3.3. Tri giác vận động

Định nghĩa: Tri giác vận động là sự phản ánh những

biến đổi về vị trí của các sự vật trong không gian.

Chương IV. Cảm giác và tri giác

Nguyễn Xuân Long- ĐHNN-

3.4. Tri giác con người

Định nghĩa: Tri giác con người là một quá trình nhận thức

[phản ánh] lẫn nhau của con người trong những điều kiện

giao lưu trực tiếp. Đây là tri giác đặc biệt vì đối tượng của

tri giác cũng là con người.

Chương IV. Cảm giác và tri giác

Nguyễn Xuân Long- ĐHNN-

4. Vai trò của tri giác

• Tri giác là thành phần của nhận

thức cảm tính, nhất là ở người

trưởng thành.

• Là một điều kiện quan trọng trong

sự định hướng hành vi và hoạt động

của con người trong môi trường xung

quanh.

Chương IV. Cảm giác và tri giác

Nguyễn Xuân Long- ĐHNN-

5. CÁC QUY LUẬT

CƠ BẢN CỦA TRI GIÁC

5.1. Quy luật về tính đối tượng

của tri giác

• Ý nghĩa: Tính đối tượng của tri giác nói lên sự phản ánh hiện

thực khách quan chân thực của tri giác.

• Tính đối tượng của tri giác được

hình thành do sự tác động của sự

vật, hiện tượng xung quanh vào giác

quan con người trong hoạt động vì

những nhiệm vụ của thực tiễn.

• Vai trò: là cơ sở

của chức năng định

hướng cho hành vi

và hoạt động của

con người

Chương IV. Cảm giác và tri giác

Nguyễn Xuân Long- ĐHNN-

5.2. Quy luật về tính lựa chọn

của tri giác

• Tri giác của người ta không thể đồng thời phản ánh tất cả các

sự vật, hiện tượng đa dạng đang tác động mà chỉ tác đối tượng

ra khỏi bối cảnh  tính tích cực của tri giác.

• Ví dụ:

Bạn nhìn thấy

gì ở những

hình vẽ bên?

Chương IV. Cảm giác và tri giác

Nguyễn Xuân Long- ĐHNN-

• Sự lựa chọn của tri giác không có tính chất

cố định, tuỳ thuộc vào mục đích cá nhân và

điều kiện xung quanh khi tri giác.

• Ví dụ: Sự tri giác những bức tranh đa nghĩa

Thế còn đây? Bà

lão, ông lão hay là

cô gái trẻ trung,

xinh đẹp

Chương IV. Cảm giác và tri giác

Nguyễn Xuân Long- ĐHNN-

• Quy luật này có nhiều ứng dụng trong thực tế như kiến

trúc, trang trí, nguỵ trang, dạy học…

Chương IV. Cảm giác và tri giác

Nguyễn Xuân Long- ĐHNN-

5.3. Quy luật về tính có ý nghĩa

của tri giác

Tư duy

• Tri giác ở người

Gắn chặt với

Bản chất của sự

vật, hiện tượng

Diễn ra có ý thức

• Ví dụ:

Nhìn bức tranh bên ta có thể nhận biết

được đó là một tác phẩm hội hoạ. Nó nổi

tiếng và được gọi tên là bức “Nàng

Monalisa”

Chương IV. Cảm giác và tri giác

Nguyễn Xuân Long- ĐHNN-

Bất kỳ ai trong chúng ta chắc hẳn đã từng nghe nói đến hai từ “Tri giác” và cũng đã từng vận dụng đến nó. Tuy nhiên khi được hỏi về khái niệm tri giác là gì thì có người còn tỏ ra mơ hồi. Theo bạn, sự khác nhau giữa Cảm giác và Tri giác như thế nào? Để tìm hiểu thêm về những vấn đề này, VN24h.info mời bạn cùng dành chút thời gian theo dõi bài viết dưới đây nhé.

  • Tri giác là gì?
  • Có bao nhiêu loại Tri giác?
  • Sự khác nhau của Cảm giác và Tri giác
    • Điểm giống nhau
    • Sự khác nhau

Theo bạn, Tri giác là gì? Có thể hiểu Tri giác chính là quá trình thu thập, giải nghĩa, lựa chọn và tiếp tục tổ chức các thông tin, dữ liệu từ giác quan. Có nhiều nghiên cứu cho rằng Tri giác chính là nền tảng, cơ sở của khoa học và tri thức. Đồng thời, tri giác có tính biến đổi và phụ thuộc và hoàn toàn không đồng nhất về một thể.

Tri giác chính là quá trình thu thập, giải nghĩa và lựa chọn và tiếp tục tổ chức các thông tin, dữ liệu từ giác quan

Tri giác có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phân tích, kết luận của con người khi quết định đưa ra thông tin. Những quyết định của Tri giác có thể đúng hoặc sai và nó không nằm trong một quy định tổng thể hay bất kỳ phạm trù nào.

Có bao nhiêu loại Tri giác?

Nếu phân loại Tri giác theo cơ quan phân tích giữ vai trò chủ chốt trong toàn bộ cơ quan tham gia vào quá trình Tri giác, ta có những loại Tri giác sau:

  • Tri giác nhìn
  • Tri giác thông qua chạm vào đồ vật
  • Tri giác nghe

Tri giác phân loại theo đối tượng phản ánh sẽ gồm các loại sau:

  • Tri giác không gian: Đây là Tri giác về hình dáng, độ xa, phương hướng, độ lớn của mọi sự vật đang tồn tại trong không gian. Tri giác không gian giữ vai trò quan trọng trong việc tác động qua lại giữa con người và môi trường xung quanh, nó cũng chính là điều kiện định hướng trong môi trường.
  • Tri giác thời gian: Đây là Tri giác giúp con người ta cảm nhận và xác định được độ dài lâu, nhịp điệu, tốc độ, tính liên tục của các hiện tượng trong thực tế. Chính nhờ Tri giác thời gian mà những biến đổi của thế giới xung quanh mới được phản ánh. Không những thế trong Tri giác thời gian đôi khi còn là xuất hiện những ảo giác, sai lầm trong việc nhận xét độ dài ngắn của thời gian. Ví dụ như khi chúng ta phấn khởi, thời gian cảm tưởng khi sẽ trôi nhanh hơn, khi nhàn rỗi hay phải chờ đợi ai đó, có cảm tưởng như thời gian trôi quá rất lâu.
  • Tri giác vận động: Đây là sự phản ánh của những biến đổi về vị trí của mọi sự vật trong không gian.
  • Tri giác xã hội [Tri giác con người]: Đây là quá trình để con người nhận thức lẫn nhau trong những dịp giao lưu trực tiếp.
Tri giác của con người hoạt động giống như một cỗ máy có hệ thống
  • Tính cách là gì? Các tính từ chỉ tính cách trong tiếng Việt.
  • Sở trường là gì? Sở đoản là gì? Nên trả lời câu hỏi này như thế nào?

Sự khác nhau của Cảm giác và Tri giác

Cảm giác là gì? Có thể hiểu cảm giác chính là một quá trình tâm lý phản ánh riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật, hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp đến giác quan của chúng ta.

Trong khi đó, Tri giác là gi? Tri giác là một quá trình nhận thức, phản ánh chân thực và trọn vẹn dưới hình thức hình tượng của các sự vật và hiện tượng của những thực tế khách quan khi chúng tác động trực tiếp lên giác quan của chúng ta.

Tri giác và cảm giác có nhiều điểm giống và khác nhau
  • Điểm giống nhau

+  Cả 2 đều là những hiện tượng tâm lý của con người.

+  Cả 2 xảy ra theo quá trình diễn biến tâm lý.

+ Là hiện tượng phản án trực tiếp.

+ 2 hiện tượng sẽ xuất phát và chịu sự kiểm nghiệm, đánh giá của thực tiễn.

  • Sự khác nhau

+  2 hiện tượng là 2 mức độ cao thấp khác nhau.

+ Cảm giác phản ánh riêng lẻ từng thuộc tính bề ngoài khi chúng tác động trực tiếp đến con người.

+ Tri giác lại là phản ánh trong một cấu trúc trọn vẹn của sự vật hiện tượng tác động trực tiếp lên con người.

+ Cảm giác có sự kết hợp các giác quan với nhau, Tri giác là sự phối hợp các giác quan theo một hệ thống nhất định.

+ Cảm giác chính là cơ sở cho Tri giác.

+ Tri giác cho phép và quy định chiều hướng lựa chọn cảm giác thành phần, mức độ và tính chất của cảm giác thành phần.

Tri giác và Cảm giác đều là 2 hiện tượng tâm lý

Trên đây là những thông tin về Tri giác là gì cùng sự khác biệt giữa Cảm giác và Tri giác mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp, bạn sẽ có thêm nhận định cho mình về Tri giác của mỗi người.

Chủ Đề