Trong trường hợp người chết không để lại di chúc thì giải quyết di sản của người chết như thế nào?

[PLO]- Khi ông bà tặng cho cha mẹ căn nhà và đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận thì cha mẹ là người sở hữu căn nhà đó và chủ sở hữu có quyền định đoạt theo quy định.

Ba tôi có một căn nhà do bà nội cho và đã sang tên giấy tờ nhà cho ba tôi hơn 10 năm trước. Tuy nhiên, hộ khẩu nhà vẫn còn tên của chú và cô tôi, ba tôi mới mất do COVID-19. Cho tôi hỏi, trường hợp ba tôi mất đột ngột như thế cô và chú tôi có được chia tài sản không?

Bạn đọc Nguyễn Văn Hải [quận 5, TP.HCM]

Luật sư Lê Văn Hoan, đoàn luật sư TP.HCM trả lời:

Khi ông bà tặng cho cha mẹ bạn căn nhà và đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận thì cha mẹ bạn là người sở hữu căn nhà đó và chủ sở hữu có quyền định đoạt theo Điều 158 BLDS khi còn sống và có quyền để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật theo quy định tại Điều 609 BLDS.

Do người có tài sản không để lại di chúc nên tài sản của họ thuộc di sản thừa kế và được chia thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 651 BLDS. Theo đó, di sản được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Nếu không có người thuộc hàng thừa kế thứ nhất thì di sản được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ hai, bao gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Tương tự hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. Đây gọi là thừa kế thế vị được quy định tại Điều 652 BLDS.

VÕ HÀ

Tài sản thừa kế của những người chết cùng thời điểm thì bị xử lý như thế nào? Theo quy định của pháp luật dân sự thì người thừa kế là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều trường hợp người thừa kế chết trước hoặc chết cùng lúc với người để lại di sản vậy phần tài sản mà người thừa kế đáng được hưởng sẽ được xử lý như thế nào? Ai sẽ được hưởng phần tài sản đó. Mời các bạn xem bài viết dưới đây:

Phân chia di sản thừa kế

Những ai được hưởng thừa kế theo quy định pháp luật

Căn cứ Điều 651 Bộ Luật Dân Sự 2015 [BLDS 2015] thì người thừa kế theo thứ tự sau:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người trong cùng một hàng thừa kế sẽ được hưởng phần tài sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau sẽ chỉ được hưởng nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước.

Ngoài ra theo quy định tại Điều 612 Bộ Luật Dân sự 2015 còn quy định về những người sẽ không được hưởng di sản nếu những người này:

  • Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản.
  • Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.
  • Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản.
  • Có hành vi lừa dối, cưỡng ép, giả mạo di chúc nhằm mục đích hưởng toàn bộ hoặc một phần di sản.

Theo đó những người có những hành vi trên sẽ không được hưởng di sản trừ trường hợp người để lại sản biết và vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

Như thế nào là chết cùng thời điểm?

Việc xác định những người chết cùng thời điểm thường dựa trên căn cứ theo quy định tại Điều 619 BLDS 2015.

  • Có căn cứ chứng minh rằng thời điểm các cá nhân chết là cùng thời điểm với nhau.
  • Trường hợp các cá nhân chết mà không thể xác định ai chết trước ai chết sau. Ví dụ: Cùng chết trong tai nạn xe, cùng chết trong động đất, sóng thần… mà không xác định được thời gian chết.

Các vụ tai nạn lớn gây cái chết cho nhiều người cùng thời điểm

Xử lý tài sản của những người chết cùng thời điểm

Việc phân chia tài sản của người chết sẽ phụ thuộc vào việc người đó có tiến hành lập di chúc hợp pháp trước khi chết hay không? Đồng thời, đối với trường hợp những người hưởng thừa kế của nhau chết cùng thời điểm cũng không ngoại lệ. Do đó, tài sản của những người chết cùng thời điểm sẽ được xử lý như sau:

>> Xem thêm: Chia tài sản thừa kế có người không đồng ý giải quyết như thế nào?

Trường hợp có di chúc

Căn cứ Điều 643 và 650 BLDS 2015, trường hợp những người hưởng thừa kế của nhau chết cùng lúc mà khi còn sống những người này có lập di chúc hợp pháp thì phần di chúc để lại cho người chết cũng không có hiệu lực. Khi đó, phần di sản liên quan đến phần di chúc này sẽ được phân chia theo pháp luật được phân tích ở mục tiếp theo.

Phần di chúc còn lại vẫn có hiệu lực và di sản được phân chia theo di chúc cho những người còn lại.

Phân chia di sản theo di chúc

Trường hợp không có di chúc

Trường hợp người chết để lại tài sản mà không có di chúc hoặc di chúc bị tuyên vô hiệu thì di sản của người chết sẽ được phân chia theo thứ tự hàng thừa kế theo pháp luật. Theo quy định tại Điều 651 BLDS 2015, những người thừa kế được hưởng theo hàng thứ tự như sau:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Di sản của người chết sẽ được chia đều cho những người cùng hàng thừa kế, hàng thừa kế sau chỉ được hưởng di sản khi không còn ai ở hàng thừa kế trước đó.

Những người được xác định là chết cùng thời điểm với nhau thì suất thừa kế đó sẽ được chia đều cho những người thừa kế còn lại trong cùng hàng thừa kế, trừ trường hợp thừa kế thế vị, cụ thể theo quy định tại Điều 652 BLDS 2015 thì nếu con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

>> Xem thêm: Tranh chấp thừa kế thế vị giải quyết như thế nào?

Giải quyết tranh chấp trong việc chia thừa kế của những người chết cùng thời điểm.

Khi xảy ra tranh chấp, nếu thương lượng, hòa giải không thành thì các bên có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

Người khởi kiện có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản nếu tranh chấp thừa kế có liên quan đến bất động sản. Và có thể gửi đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú đối với các tranh chấp còn lại.

Thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế tại Tòa án theo quy định tại Điều 191 BLTTDS 2015 như sau:

  • Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo các tài liệu chứng cứ liên quan đến Tòa có thẩm quyền.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện. Nếu đủ điều kiện Thẩm phán ra quyết định thụ lý vụ án.
  • Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
  • Trong thời hạn 3 ngày, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết
  • Sau khi thụ lý, Tòa án sẽ có khoảng thời gian là 04 tháng để chuẩn bị xét xử. Trong giai đoạn này, Tòa án sẽ mời các bên lên thực hiện thủ tục hòa giải, phiên họp kiểm tra việc tiếp cận công khai chứng cứ, xem xét, thẩm định tại chỗ…Hết thời gian trên, Thẩm phán sẽ ban hành ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạm cần gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử.

>> Xem thêm: Hướng dẫn chia thừa kế đất đai không có di chúc

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết “Xử lý tài sản thừa kế của những người chết cùng thời điểm” nếu trong quá trình tìm hiểu quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc hay vấn đề liên quan cần được giải đáp vui long liên hệ HOTLINE 1900.63.63.87 để được LUẬT SƯ DÂN SỰ hỗ trợ nhanh nhất.

Video liên quan

Chủ Đề