Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh cựu sinh viên nổi bật

Ngày 21/01, trên mạng xã hội xuất hiện một cựu sinh viên của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đốt bằng đại học. Hành động của cậu sinh viên nhanh chóng được dư luận quan tâm.

Đoạn clip dài hơn 2 phút, diễn tả cựu sinh viên tẩm hóa chất lên tấm bằng đại học rồi phóng hỏa đốt và được đăng trên trang cá nhân.

Ảnh chụp màn hình tấm bằng tốt nghiệp đại học bị đốt. [Ảnh: Đ.Q]

Cậu sinh viên đăng tải cảm nghĩ của bản thân: “Cảm giác không còn gì để làm chỗ dựa sẽ khiến người ta cố gắng nhiều hơn. P/s: Từ bỏ mọi thứ để đến với ước mơ”.

Nhiều câu hỏi, chia sẻ của bạn bè về hành động của cậu sinh viên tỏ vẻ “phấn khích” trước việc làm trên.

Tìm hiểu của Phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, cựu sinh viên họ tên đầy đủ là Phạm A.T., sinh năm 1992, quê Tiền Giang, tốt nghiệp Hệ đại học Chính quy, chuyên ngành Chứng khoán, ngành đào tạo Tài chính – Ngân hàng.

T. là sinh viên khóa K36, tốt nghiệp đại học xếp hạng Trung bình khá và năm tốt nghiệp 2014...

Hiện vẫn chưa rõ cựu sinh viên này đốt bằng Đại học với lý do gì, nhưng việc hủy hoại bằng cấp như T. đã từng gây sóng gió trong dư luận. 

Đan Quỳnh

Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh [BUH] là một trường đại học công lập trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chuyên đào tạo các chuyên ngành ngân hàng và kinh tế từ bậc đại học đến thạc sĩ và tiến sĩ. Trường ngày càng khẳng định được vị thế của một trong những trường đại học đa ngành hàng đầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực kinh tế, tài chính- ngân hàng, kinh doanh, quản lý, luật, ngôn ngữ.

BUH là một trong những đơn vị dẫn đầu trong xu hướng chuyển đổi số thông qua việc chủ động chuyển đổi phương thức dạy học, chuyển đổi các ngành, nghề đào tạo theo hướng tích hợp, ứng dụng thành tựu của CNTT nhằm chuẩn bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng trong bối cảnh mới, khi cuộc CMCN 4.0 ngày càng thấm sâu vào mọi mặt của đời sống.

Các chuyên ngành trường đào tạo như:

  • Ngành Kinh tế quốc tế
  • Ngành Luật kinh tế
  • Ngành Tài chính - Ngân hàng
  • Ngành Kế toán - Kiểm toán
  • Ngành Quản trị kinh doanh
  • Ngành Hệ thống thông tin quản lý
  • Ngành Ngôn ngữ Anh
  • Bộ đề cương môn học

Trường có gần 500 cán bộ, giảng viên, công nhân viên và phần lớn các giảng viên đã qua các chương trình đào tạo quốc tế hoặc tu nghiệp ở nước ngoài về lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng. Bên cạnh đó trường còn mời các chuyên gia đầu ngành có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng và các lĩnh vực khác từ các Trường đại học, Viện, Ngân hàng trong nước và quốc tế về giảng dạy.

Tất cả sinh viên, học viên tham gia các chương trình này sau khi tốt nghiệp đều được cấp bằng quốc tế. Về cơ sở vật chất, trường có khuôn viên đẹp đảm bảo đủ cho 8000 người học thường xuyên và cũng có thư viện, kí túc xá. Ngoài ra, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh còn có hệ thống các sân bãi phục vụ cho việc rèn luyện sức khoẻ, thể dục thể thao như: đường chạy, sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông,...

Sứ mạng của Trường Đại học Ngân hàng là tạo dựng môi trường giáo dục đào tạo hiện đại, duy trì bản sắc dân tộc để người học phát huy tiềm năng, tính sáng tạo và năng lực tư duy; đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho xã hội; sáng tạo và chuyển giao tri thức khoa học đáp ứng yêu cầu hội nhập; thu nhận, nghiên cứu, phát triển và chuyển giao các thành tựu khoa học - công nghệ trong các lĩnh vực đào tạo của Trường.

Thông tin chi tiết:

  • Ký hiệu: NHS
  • Địa chỉ: Số 36 Tôn Thất Đạm, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
  • Hotline: 028 38 212 430 & 028 3829 1901
  • Email:
  • Website: //buh.edu.vn/
  • Facebook: //www.facebook.com/DHNH.BUH/

Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh

Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh

Phải nhanh chóng di chuyển từ quận 1 đến quận 6 để kịp giờ học đã phải là điều khiến sinh viên UEH "hoang mang tột độ" chưa? Cùng Edu2Review khám phá qua bài viết sau đây nhé!

Danh sách

Trường Đại học Kinh tế TP. HCM

8.5

Tốt 679 đánh giá

Xem thêm

Xem thêm

Bài viết

Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh là trường chất lượng cao trong việc đào tạo các ngành kinh tế, kinh doanh, quản lý và luật. Trường còn được biết đến với danh hiệu ngôi trường có nhiều cơ sở nhất nhì địa bàn thành phố [8 cơ sở ở các quận 1, 3, 6, 10, Phú Nhuận và một trung tâm thể dục thể thao ở quận 8].

Đời sống sinh viên ở ngôi trường “bốn bể đều là nhà’ này có gì thú vị? Đường đến trường gian nan, vào trường thì gặp nhiều môn học khó nhằn và nhiều nỗi niềm “trời ơi đất hỡi” của sinh viên UEH sẽ được Edu2Review giải mã ngay sau đây!

Di chuyển giữa các cơ sở như tham gia … Cuộc đua kỳ thú

Với hệ thống 8 cơ sở được bố trí khắp Sài Gòn, mỗi ngày đi học của UEHer trở thành những ngày đi “phượt” đúng nghĩa. Các tiết học san sát nhau, nhưng các lớp học có khi cách nhau cả 30 phút đường đi khiến hành trình đi học của sinh viên còn gian nan hơn. Vừa phượt cả thành phố, vừa phải cố gắng vào lớp đúng thời gian quy định, thật không ngoa khi gọi sinh viên UEH là những người chơi xuất sắc của Cuộc đua kỳ thú.

Vị trí đắc địa của trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh [Nguồn: Cổng thông tin trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh]

Từ quận 8 phải lội nước lụt lên quận 1, xong lại bơi về quận 10, thời khóa biểu của Đại học Kinh tế đã tạo ra những chàng trai, cô gái với nghị lực thép, sẵn sàng đối diện với nhiều thử thách gian nan hơn khi bước ra khỏi cánh cửa đại học. Dù hiện nay, một ngôi trường khác đã soán ngôi UEH về số cơ sở, nhưng người đầu tiên thường là người ta nhớ nhất, và đối với những “phượt thủ” đầu tiên trên con đường đến trường cũng như thế.

Con đường Tơ Lụa - Đặc sản của UEHers

Con đường Tơ Lụa UEH tọa lạc tại hành lang trước phòng B.008, cơ sở quận 10. Đây là nơi các CLB, đội nhóm đặt bàn truyền thông để giới thiệu về hoạt động của mình.

Một bàn truyền thông của CLB trên con đường tơ lụa [Nguồn: Cổng thông tin đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh]

Con đường này có thể là khởi nguồn của những cơ hội phát triển bản thân qua các hoạt động CLB cho các bạn trẻ, nhất là các bạn sinh viên năm nhất. Đối với UEHer, con đường Tơ Lụa đích thị là minh chứng sống cho hoạt động phong trào, Đoàn, Hội sôi nổi.

Cung đường thỉnh bùa mỗi mùa thi về

Mỗi mùa thi về, tài liệu ôn thi là mặt hàng được săn đón nhiều nhất tại cửa hàng photocopy. Đối với sinh viên Kinh tế, một trong những thiên đường “thỉnh bùa” nổi tiếng nhất nằm ở đường Đào Duy Từ [gần cơ sở quận 10].

>>Xem thêm các đánh giá của sinh viên về trường đại học Kinh tế TP HCM

Con đường "ác mộng" vào mùa thi của sinh viên đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh [Nguồn: UEHenter]

Hai ông lớn được nhiều sinh viên ghé thăm nhất mỗi mùa thi về là Photo Hạnh và Photo Lạc. Với tên gọi mang tính “điềm báo” như vậy, mùa thi sắp tới có khiến sinh viên “lạc” trong sấp tài liệu khó nhằn và mang đến từ “hạnh” trong hạnh phúc hay bất hạnh phụ thuộc không ít vào độ linh nghiệm từ “cung đường thỉnh bùa” này.

Đi tìm môn học sát thủ thời thanh xuân

Trong một cuộc thăm dò nhỏ về môn học “ám ảnh nhất”, Toán cao cấp và Kinh tế vĩ mô là hai cái tên khiến không ít sinh viên và cựu sinh viên UEH phải khiếp sợ. Kinh tế vĩ mô trang bị sinh viên những lý thuyết khó nhằn như quy luật cung cầu, cấu trúc thị trường…Còn Toán cao cấp đòi hỏi người học phải học tất tần tật về ma trận cũng như phải biết cách giải quyết bài tập ứng dụng trong kinh tế và quản trị.

Một cơ sở khác của ngôi trường đại học đi cùng "sát thủ thanh xuân" [Nguồn: Cổng thông tin đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh]

Dù chỉ ở mức độ nhập môn, những kiến thức mới mẻ từ những môn này vẫn khiến không ít sinh viên, đặc biệt những tân sinh viên rơi vào tình trạng “hoang mang tột độ”. Không những thế, kỳ vọng của các bạn về 4 năm đại học huy hoàng cùng bảng điểm cao ngất có thể đổ sập trước mắt vì “qua môn” mới là điều cần thiết để bước qua bể khổ này.

Để học tốt hai môn học này, lời khuyên cựu sinh viên để lại cho đàn em chính là thật tập trung trên lớp và luyện tập giải bài tập càng nhiều càng tốt. Cố gắng “qua môn vèo vèo” để chứng tỏ mình bất bại trước “sát thủ thời thanh xuân”, UEHer nhé!

Con trai UEH đang đứng trước nguy cơ … tuyệt chủng?

Sở hữu lượng nữ áp đảo, Kinh tế cũng không thoát khỏi cảnh biến thành “nữ nhi quốc” trong mắt sinh viên Sài Thành. Số lượng trai đã khan hiếm, lại còn bị gán mác “chị em”, liệu viễn tưởng “trai UEH sắp biến mất” có thực sự xảy ra?

Số lượng nữ giới ngày càng đông đảo tại đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh [Nguồn: Cổng thông tin đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh]

Tuy nhiên, dù “lép vế” về số lượng đi chăng nữa, nam sinh Kinh tế vẫn khiến các cô gái Kinh tế cảm thấy tự hào. Ga lăng trong lớp học nhiều nữ, sẵn sàng ngồi tư vấn tình cảm cho chị em hay hát ngân nga cùng tiếng đàn, tiếng trống là những điều tuy đơn giản nhưng lại khiến các cô gái Kinh tế cảm thấy ngưỡng mộ và yêu mến.

Con đường đến trường, hành lang lối đi hay những con người gặp gỡ tại UEH là những kỷ niệm khó quên và gắn chặt với thời thanh xuân của sinh viên Kinh tế. Cảm giác mệt mỏi sau những lần rong ruổi khắp Sài Gòn để chuyển cơ sở, một ngày nào đó, biết đâu sẽ lại là thứ khiến bạn bồi hồi khi nhớ về những tháng năm tuổi trẻ tươi đẹp.

K.C tổng hợp

Nguồn: UEH Zoom - in, Sài Gòn của tôi

Tags

ĐH Kinh Tế TP.HCM


Video liên quan

Chủ Đề