Trường phái triết học nào cho rằng đất, nước, lửa gió là khởi nguyên của thế giới

Còn theo Anaximen, do có năng lực tụ và tán mà không khí có thể biến thànhnước, đất, đá,… hay lửa. Lửa do nhẹ mà bay lên tạo thành bầu trời. Đất đá donặng mà rơi xuống tạo thành tâm vũ trụ. Và từ chúng vạn vật ra đời.Những quan niệm triết học duy vật của trường phái Milê tuy còn mộc mạc,thô sơ nhưng có ý nghĩa vô thần chống lại thế giới quan thần thoại đương thời vàđã chứa đựng những yếu tố biện chứng chất phác.2.1.2. Trường phái HêraclítSinh ra và lớn lên trong một gia đình quý tộc chủ nô ở thành phố Êphétdơ[Éphése], Hêraclít [Héraclite, 530-470 TCN] sớm trở thành một nhà triết học duyvật thể hiện rõ các tư tưởng biện chứng chất phác thời cổ Hy Lạp.+ Khi coi bản nguyên của thế giới là lửa, Hêraclít cho rằng, vạn vật đều từlửa mà ra, rồi sau đó sẽ mất đi để quay về với lửa, nhưng tuỳ theo độ của lửa màvạn vật có thể chuyển hóa – thay đổi trạng thái. Dưới tác động của lửa, đất trởthành nước, nước trở thành không khí..., và ngược lại. Vũ trụ không phải doThượng đế hay một lực lượng siêu nhiên nào đó tạo ra, mà nó đã, đang và sẽ mãimãi là ngọn lửa vĩnh hằng, không ngừng bùng cháy và tàn lụi, tàn lụi và bùngcháy theo cái lôgốt [logos - quy luật, trật tự] nội tại của chính mình. Ngọn lửa vũtrụ không chỉ tạo ra các sự vật vật chất mà còn sản sinh ra cả các hiện tượng tinhthần, tạo ra các linh hồn. Là một biểu hiện của lửa, nhưng ngoài lửa ra, trong linhhồn con người còn có những phần tử ẩm ướt nên mới sinh ra người tốt - kẻ xấu,người khôn – kẻ ngu…+ Xuất phát từ quan niệm vận động của vật chất là vĩnh viễn, và dựa vào kinhnghiệm mà Hêraclít cho rằng:- Trong thế giới, không có sự vật, hiện tượng nào đứng im tuyệt đối, mà vạnvật vừa tồn tại vừa không tồn tại, chúng luôn trôi qua, luôn nằm trong quá trìnhkhông ngừng sinh thành, biến đổi và chuyển hóa, cái này biến hóa thành cái kiavà ngược lại, “không ai tắm được hai lần trong cùng một dòng sông”...- Thế giới vật chất vừa đa dạng vừa thống nhất, bao gồm các sự vật, hiệntượng - những trạng thái quá độ của lửa, chứa đựng trong mình các mặt đối lập; mọi sự chuyển hóa của các mặt đối lập đều phải thông qua đấu tranh; đấu tranhlà “cha đẻ” của tất cả…+ Hêraclít cho rằng, nhận thức thế giới là phát hiện ra cái lôgốt, tức cái quyluật, trật tự của vũ trụ, phát hiện ra tính hài hòa và xung đột của những mặt đốilập tồn tại trong các sự vật, hiện tượng đa dạng trong thế giới. Dù quá trình nhậnthức bắt đầu từ cảm tính, nhưng cảm tính không đủ để khám phá bí ẩn của tựnhiên; vì vậy, muốn nhận thức thấu suốt tự nhiên phải sử dụng tư duy, lý tính.Tuy nhiên, chân lý mang tính tương đối vì còn phụ thuộc vào điều kiện, hoàncảnh…Như vậy, Hêraclít là nhà triết học đã nêu lên các phỏng đoán thiên tài về quyluật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Dù chưa trình bày các quan niệmbiện chứng như một hệ thống, nhưng hầu hết các luận điểm cốt lõi của phép biệnchứng đều đã được ông đề cập đến dưới dạng danh ngôn, tỷ dụ, hay những phátbiểu mang tính chất triết lý sâu sắc. Phép biện chứng duy vật chất phác là đónggóp của triết học Hêraclít vào kho tàng tư tưởng của nhân loại.2.1.3. Trường phái đa nguyênĐể lý giải tính đa dạng của vạn vật trong thế giới theo tinh thần duy vật,Empêđốc [Empédocle, ~490-430] và Anaxago [Anaxagore, ~500-428] cố vượtqua quan niệm đơn nguyên sơ khai của các trường phái Milê - Hêraclít, xây dựngquan niệm đa nguyên về bản chất của thế giới vật chất đa dạng.• Empêđốc thừa nhận sự tồn tại của 4 khởi nguyên độc lập, bất biến là: đất,nước, không khí, lửa; chúng chịu sự tác động của 2 loại lực là: tình yêu và hậnthù. Dưới sự tác dụng lực tình yêu, đất, nước, không khí, lửa kết hợp lại tạo nênvạn vật; nhưng dưới tác dụng của lực hận thù chúng bị chia tách ra làm vạn vậtmất đi. Tuỳ thuộc vào liều lượng của các yếu tố đất, nước, không khí, lửa, và tuỳthuộc vào mức độ tác động của 2 loại lực tình yêu và hận thù mà vạn vật khácnhau xuất hiện hay biến mất.Dựa trên quan điểm này, Empêđốc cho rằng, vũ trụ luôn vận động trải quachu trình phát triển gồm 4 giai đoạn: Giai đoạn 1, tình yêu chiến thắng và ngự ở tâm vũ trụ, hận thù bị thất bại và bị đẩy ra ngoài biên, vũ trụ như một quả cầu duynhất, đồng nhất, thống nhất, không phân chia. Giai đoạn 2, hận thù tiến dần vàotâm vũ trụ, tình yêu bị đẩy ra khỏi tâm, vũ trụ - quả cầu duy nhất, đồng nhất,thống nhất bắt đầu phân hóa. Giai đoạn 3, hận thù chiến thắng và ngự ở tâm vũtrụ, tình yêu thất bại, bị đẩy ra ngoài biên, vũ trụ hoàn toàn bị phân hóa ra thành 4yếu tố đất, nước, không khí, lửa; Giai đoạn 4, tình yêu tiến dần vào tâm vũ trụ,hận thù bị đẩy ra khỏi tâm, dưới sự tác động của tình yêu và hận thù 4 yếu tố đất,nước, không khí, lửa kết hợp lại với nhau tạo nên sự vật, hay tách ra khỏi nhaulàm sự vật mất đi.•Tiếp nối quan điểm đa nguyên của Empêđốc, nhưng Anaxago - nhàtriết học đầu tiên ở Aten không cho rằng, vạn vật là sự kết hợp của đất, nước,không khí và lửa; mà ông cho rằng, vạn vật phải được sinh ra từ những cái tươngtự như chúng, và ông gọi cái đó là các hạt giống – cái bảo tồn và phát triển tínhchất của sự vật cùng loại. Hạt giống cực nhỏ và có thể phân chia đến vô tận [liêntục]. Do vạn vật có vô số nên tồn tại vô số hạt giống. Mỗi sự vật vật chất chứađựng trong mình mọi hạt giống của các sự vật khác nhưng nó chỉ bị quy định bởitính chất hạt giống của chính nó. Do vậy mà sự biến hóa về chất của vạn vật là kếtquả thay thế phần lớn các hạt giống trong chúng…Để các hạt giống sinh sôi, nẩy nở hay thay thế cho nhau phải cần có một độnglực. Đó là Nus – trí tuệ thuần túy hay linh hồn của thế giới. Nus đưa thế giới thoátkhỏi sự hỗn độn, tiếp tục trên con đường vận động, biến hóa của mình, đồng thờiđó cũng là quá trình Nus nhận thức bản thân thế giới.Như vậy, theo Anaxago, mầm nào sẽ sinh ra giống nấy; nhưng do mỗi hạtgiống có thể được phân chia đến vô cùng và bản thân nó không đồng nhất, nghĩalà nó chứa tất cả các hạt giống khác ở liều lượng nhỏ hơn, cho nên: mỗi cái chứamọi cái. Đây là một ý tưởng biện chứng khá độc đáo mà khoa học hiện đại đangkhai thác.Không bằng lòng với quan điểm đơn nguyên sơ khai của phái Milê - Hêraclít,Empêđốc và Anaxago cố gắng thay thế nó bằng quan điểm đa nguyên. Tuy nhiên, quan điểm đa nguyên của họ cũng mang tính sơ khai, nghĩa là còn nhiều hạn chế.Những hạn chế này được khắc phục trong thuyết nguyên tử luận.2.1.4. Trường phái nguyên tử luậnĐỉnh cao của triết học duy vật Hy Lạp cổ đại được thể hiện trong trường pháinguyên tử luận [thế kỷ thứ V-III TCN] với các đại biểu Lơxíp, Đêmôcrít vàÊpicua [Leucippe, Démocrite và Epicure]. Trong đó, Lơxíp là người đầu tiên nêulên các quan niệm về nguyên tử, Đêmôcrít là người phát triển các quan niệm nàythành một hệ thống chặt chẽ, còn Êpicua là người củng cố và bảo vệ thuyếtnguyên tử vào thời La Mã hóa.•Cũng giống như thầy của mình là Pácmêníc, Lơxíp [~500-440 TCN]cho rằng cái tồn tại [nguyên tử] tồn tại, nhưng khác với Pácmêníc, ông cho rằngcái không tồn tại [chân không] cũng tồn tại. Nguyên tử và chân không cùng làkhởi nguyên của thế giới. Trong vũ trụ, luôn có những cơn lốc xoáy của cácnguyên tử xảy ra trong chân không, do vậy mà các nguyên tử cùng kích thước tụlại với nhau theo từng loại để tạo nên đất, nước, lửa, không khí. Từ đó tạo ra vùngđất và bầu trời cùng các tinh tú rực sáng - sự kết tụ của nhiều nguyên tử có tốc độvận động rất lớn. Vạn vật trong vũ trụ đều sinh, diệt theo luật nhân quả…Những tư tưởng về nguyên tử của Lơxíp đã được người học trò xuất sắc củamình là Đêmôcrít hệ thống hóa và phát triển thêm tạo thành một hệ thống lý luậnchặt chẽ và có sức thuyết phục của trường phái nguyên tử luận – đỉnh cao của chủnghĩa duy vật thời cổ Hy Lạp.•Sinh trưởng trong một gia đình chủ nô dân chủ ở thành Apđe[Abdère], Đêmôcrít [460-370 TCN] sớm tiếp xúc với nhiều nền văn hóa trongkhu vực, am hiểu nhiều lĩnh vực khoa học và viết khoảng 70 tác phẩm. Là đạibiểu kiệt xuất nhất của chủ nghĩa duy vật và tầng lớp chủ nô dân chủ thời cổ HiLạp, Đêmôcrít đã xây dựng trường phái nguyên tử luận mà nội dung lý luận baogồm các bộ phận sau:a] Thuyết nguyên tử Theo ông, vũ trụ được cấu thành bởi hai thực thể đầu tiên là nguyên tử vàchân không.Nguyên tử là những hạt vật chất cực nhỏ, không nhìn thấy, không phân chiađược, không biến đổi, luôn vận động và tồn tại vĩnh viễn. Nguyên tử giống nhauvề chất nhưng khác nhau về hình dạng [hình cầu, hình móc câu, hình tứ diện, hìnhlõm...], về kích thước, về tư thế [nằm ngang, đứng, nghiêng]. Cũng giống như sựkết hợp của các chữ cái tạo thành các từ ngữ, thì ở đây, sự kết hợp của các nguyêntử tạo thành các sự vật trong thế giới.Chân không [không gian trống rỗng] không có kích thước và hình dáng,nhưng vô tận và duy nhất; nó là điều kiện cần thiết cho sự vận động của nguyêntử.Trong chân không, nguyên tử vận động theo nhiều hướng, theo nhiều kiểu:lúc chúng cố kết tụ lại, lúc chúng tách rời tán rộng ra. Các nguyên tử, khi cố kết tụlại thì sự vật được tạo thành, và khi chúng tách rời nhau ra thì sự vật biến mất.Khi chuyển động chúng sẽ va chạm vào nhau để tạo thành một cơn xoáy lốcnguyên tử. Cơn xoáy này đẩy các nguyên tử nhỏ nhẹ ra bên ngoài, còn cácnguyên tử to nặng thì được quy tụ vào tâm; nhờ đó mà các tầng lớp nguyên tửcùng kiểu dáng, kích thước và trọng lượng như đất, nước, không khí, lửa... đượctạo thành; và từ đây, hình thành Trái Đất, sự sống, con người cùng các thiên thểtrên bầu trời, trong vũ trụ…Theo Đêmôcrít, sự sống phát sinh từ những vật thể ẩm ướt, dưới tác dụng củanhiệt độ. Sinh vật sống đầu tiên được hình thành từ nước bùn, chúng sống dướinước, sau đó lên sống trên cạn và tiến hóa dần dần đưa đến sự xuất hiện conngười.Chỉ có sinh vật mới có linh hồn. Linh hồn cũng được tạo thành từ các nguyêntử, nhưng đó là các nguyên tử hình cầu, nhẹ, nóng và chuyển động nhanh. Linhhồn khả tử, nó sẽ rời thể xác và tan rã ra thành các nguyên tử dạng lửa khi sinhvật chết. Nguyên tử vận động trong chân không theo luật nhân quả mang tính tất nhiêntuyệt đối. Trong thế giới, mọi sự vật, hiện tượng xảy ra đều theo lẽ tất nhiên; vìvậy, bản tính thế giới là tất nhiên. Sự thiếu hiểu biết, sự bất lực trong nhận thứccủa con người mới sinh ra cái ngẫu nhiên; ngẫu nhiên mang tính chủ quan.Như vậy, vạn vật trong thế giới, dù là vô sinh hay hữu sinh, đều xuất hiện vàmất đi một cách tự nhiên, không do thần thánh hay ai đó sáng tạo ra. Thậm chí,nếu có thần thánh thì họ cũng được tạo ra từ nguyên tử và tồn tại trong chânkhông. Mặc dù Đêmôcrít không lý giải được nguồn gốc của vận động, không biếtđược linh hồn là hiện tượng tinh thần; nhưng việc ông khẳng định bản chất thếgiới là vật chất - nguyên tử luôn vận động theo quy luật nhân quả; vũ trụ vật chấtlà vô hạn và đa dạng, không được sáng tạo và không bị hủy diệt bởi các thế lựcsiêu nhiên... là quan niệm duy vật, vô thần dũng cảm đương thời. Đêmôcrít đãcống hiến cho khoa học tự nhiên và chủ nghĩa duy vật tư tưởng nổi tiếng vềnguyên tử.b] Quan niệm về nhận thứcĐêmôcrít cho rằng, mọi nhận thức của con người đều có nội dung chân thực,nhưng mức độ rõ ràng, đầy đủ của chúng khác nhau. Ông chia nhận thức chânthực của con người ra làm hai dạng có liên hệ mật thiết với nhau là nhận thức mờtối do giác quan mang lại, tức nhận thức cảm tính, và nhận thức sáng suốt do suyđoán đem đến, tức nhận thức lý tính. Nhận thức mờ tối chỉ cho ta biết được dángvẻ bề ngoài của sự vật. Muốn khám phá ra bản chất của sự vật cần phải tiến hànhnhận thức lý tính. Nhận thức lý tính đáng tin cậy, nhưng đó lại là một quá trìnhđầy khó khăn, phức tạp và đòi hỏi phải có một năng lực tư duy tìm tòi khám phácủa con người khao khát hiểu biết.Như vậy, theo Đêmôcrít, nhận thức cảm tính là tiền đề của nhận thức lý tính;muốn nắm bắt bản chất thế giới không thể không sử dụng nhận thức lý tính. Khiđề cao nhận thức lý tính, Đêmôcrít tiến hành xây dựng các phương pháp nhậnthức lôgích như quy nạp, so sánh, giả thuyết, định nghĩa. Ông được Arixtốt coi lànhà lôgích học đầu tiên phát biểu về nội dung lôgích học. c] Quan niệm về đạo đức - xã hộiĐêmôcrít cho rằng, đạo đức học giúp làm rõ số phận, cuộc sống và hướng dẫnhành vi, thái độ của từng con người. Sự hiểu biết là cơ sở của hành vi đạo đức.Sống đúng mực, ôn hòa, không gây hại cho mình và cho người là sống có đạođức. Hạnh phúc của con người là trạng thái mà trong đó con người sống trong sựhưởng lạc vừa phải trong sự thanh thản của tâm hồn tự do. Mặc dù Đêmôcrít coihạnh phúc hay bất hạnh, tốt hay xấu… đều phải dựa trên nghề nghiệp, nhưng ôngluôn phản đối sự giàu có quá đáng, phản đối sự trục lợi bất lương, bởi vì chúng làcội nguồn dẫn tới sự bất hạnh cho con người. Ông luôn đề cao những hành độngvị nghĩa cao thượng của con người, bởi vì chỉ có những hành vi đầy nghĩa khímới làm cho con người trở thành vĩ đại.Theo Đêmôcrít, con người lúc đầu sống theo bầy đàn, ăn lông ở lỗ nhưng donhu cầu giao tiếp mà có tiếng nói; do nhu cầu ăn ở mà có nhà cửa, quần áo, biếtchăn nuôi, săn bắn, trồng trọt...; nghĩa là, nhu cầu vật chất để tồn tại và phát triểncủa con người là động lực phát triển xã hội.Là đại biểu của tầng lớp chủ nô dân chủ, Đêmôcrít luôn xuất phát từ quanniệm duy vật để bảo vệ quyền lợi của tầng lớp mình, bảo vệ chế độ dân chủ chủnô. Theo ông, chế độ dân chủ chủ nô phải gắn liền với nền thương mại và sảnxuất thủ công, nhưng nó cũng phải gắn liền với tình thân ái, với tính ôn hòa và lợiích chung của công dân tự do, chứ không phải của nô lệ. Nô lệ cần phải tuân theomệnh lệnh của ông chủ. Nhà nước cộng hòa dân cử là nền tảng của chế độ dânchủ chủ nô phải biết tự điều hành hoạt động của mình theo các chuẩn mực đạođức và pháp lý. Quản lý nhà nước phải coi như một nghệ thuật mang lại cho conngười hạnh phúc, vinh quang, tự do và dân chủ.Mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế nhưng với những thành tựu đạt được,Đêmôcrít đã nâng chủ nghĩa duy vật Hy Lạp lên đỉnh cao, làm cho nó đủ sức đương đầu chống lại các trào lưu duy tâm đang thịnh hành bấy giờ, mà sau đó làtrào lưu duy tâm nổi tiếng của Platông.•Khác với quan điểm của Đêmôcrít, Êpicua [341-270 TCN] cho rằng,nguyên tử có trọng lượng, và do có trọng lượng mà nguyên tử tự vận động khôngchỉ theo chiều thẳng đứng mà còn theo chiều xiên. Điều này nói rằng, ông khôngchỉ thừa nhận tính tất nhiên mà còn thừa nhận tính ngẫu nhiên chi phối sự vậnđộng của vạn vật đang xảy ra trong thế giới. Ông vừa chống lại các quan điểmphủ nhận tính quy luật tất yếu, vừa chống lại thuyết định mệnh… Là một nhà vôthần, ông cho rằng nguồn gốc của tôn giáo là do nhận thức sai lầm và tâm lý đaukhổ của con người tạo ra. Ông phủ nhận sự can thiệp của thần thánh, và khuyêncon người nên dừng ở mức vừa phải, không thái quá và biết giữ gìn sức khỏe đểcó thể vượt qua mọi nỗi bất hạnh.2.2. Chủ nghĩa duy tâmLà một trào lưu triết học chủ đạo của Hy lạp cổ đại, chủ nghĩa duy tâm đượchình thành trong trường phái triết học Pytago, trải qua trường phái duy lý Êlê vàđạt được đỉnh cao trong trường phái duy tâm khách quan của Platông.2.2.1. Trường phái PytagoPytago [Pythagore, 571-497 TCN] là nhà triết học, toán học uyên bác sinh ravà lớn lên trên đảo Xamốt [Samos], thuộc Tiểu Á. Xuất phát từ quan điểm đạođức phải phục tùng tôn giáo để cùng thống trị thiên hạ mà ông đã lập ra trườngphái Pytago, – vừa là một trường phái triết học - tôn giáo, vừa là một tổ chứcchính trị của tầng lớp chủ nô bảo thủ. Ông đưa ra thuyết duy tâm về trật tự hàihòa của vũ trụ.Do chịu ảnh hưởng của toán học mà Pytago cho rằng con số là bản nguyêncủa thế giới, là bản chất của vạn vật. Một vật tương ứng với một con số nhấtđịnh. Số 1 sinh ra điểm, số 2 sinh ra đường thẳng, số 3 sinh ra diện tích, số 4 tạora thể tích...; đường là vô số điểm kề nhau, diện tích là do nhiều đường, thể tích làdo nhiều diện tích hợp thành... Vạn vật trong thế giới tồn tại theo một trật tự [trậttự của vạn vật] được quy định bởi trật tự của các con số. Từ trật tự của những con số, Pytago cố vạch ra trật tự của những điều ác - điều thiện, cố gắng khám phá ratrật tự thần thánh. Điều ác sẽ xảy ra nếu người ta không thực hiện đúng trật tựthần thánh… Trong khi luận giải về các con số, Pytago đã lý giải về sự tồn tại củacác mặt đối lập. Có 10 cặp đối lập cơ bản: Giới hạn và Không giới hạn, Chẳn vàLẻ, Đơn và Đa, Phải và Trái, Đực và Cái, Động và Tĩnh, Thẳng và Cong, Sángvà Tối, Tốt và Xấu, Tứ diện và Đa Diện.Do chịu ảnh hưởng bởi quan điểm duy tâm – tôn giáo của triết học PhươngĐông mà Pytago coi linh hồn bất tử tồn tại độc lập với thể xác và chịu sự chi phốibởi luật luân hồi. Giải thoát linh hồn ra khỏi sự ràng buộc của thể xác là mục đíchcủa cuộc sống. Nhận thức là chức năng của linh hồn. Chân lý có được nhờ vào sựmách bảo của thần linh, thông qua hình thức chiêm nghiệm tâm linh, được thựchiện bởi linh hồn bất tử… Trường phái Pytago đã đặt nền móng ban đầu cho tràolưu duy tâm thời cổ Hy Lạp.2.2.2. Trường phái ÊlêTrường phái Êlê [thế kỉ V-IV TCN] do Xênôphan [Xénophane] thành lập theotinh thần duy vật, nhưng sau đó nó được Pácmêníc [Parmenide] phát triển theotinh thần duy lý ngã về khuynh hướng duy tâm, và được Dênông [Zénon] nhiệtthành bảo vệ.•Xênôphan [570-478 TCN] là bạn của Talét, nên chịu ảnh hưởng bởiquan điểm của nhà triết học này, vì vậy ông cho rằng, mọi cái đều từ đất mà ra, vàcuối cùng rồi cũng trở về với đất. Đất là cơ sở của vạn vật. Cùng với nước, đất tạonên sự sống của muôn loài. Bản thân nước cấu thành những đám mây. Các đámmây đó tạo thành các hành tinh, kể cả Mặt Trăng và Mặt Trời. Ông coi biển cả làcội nguồn của nước và của gió. Bởi vì nếu không có biển cả thì từ mây không thểnào sinh bão táp và cũng không thể có sông ngòi dâng tràn, cũng không thể cómưa trong không trung.Ông cho rằng, không phải thần thánh sáng tạo ra con người, mà chính conngười sáng tạo ra các vị thần thánh theo trí tưởng tượng dựa vào hình tượng củamình. Vì thế mỗi dân tộc có quan niệm riêng về các vị thần của mình. Người như thế nào thần thánh như thế ấy. Ông nói: Nếu như bò, ngựa và sư tử có tay và biếtvẽ hay biết nặn tượng như con người thì chúng sẽ căn cứ vào bản thân mình để vẽhoặc nặn ra tượng về Thượng đế giống như mình để tôn thờ.Ông cho rằng, nhận thức cảm tính nếu không sai lầm thì cũng không đầy đủ.Bằng cảm tính, chúng ta không thể nhận thức được bản chất sự vật. Muốn nhậnthức được bản chất sự vật phải dựa vào tư duy, lý tính. Quan điểm duy lý này đãđược Pácmênít phát triển thành chủ nghĩa duy lý.•Pácmênít [500-449 TCN] xuất thân trong một gia đình trí thức giàu cóở Êlê, ông dùng thơ ca để diễn đạt quan điểm triết học của mình. Ông viết tácphẩm Bàn về tự nhiên với “tồn tại” là khái niệm trung tâm – một khái niệm hếtsức trừu tượng, mà theo Hêghen, là điểm xuất phát thực sự của triết học. Với tácphẩm này, ông trở thành “linh hồn” của trường phái Êlê.Pácmênít cho rằng, tồn tại là bản chất chung thể hiện tính thống nhất của vạnvật trong thế giới. Không có cái gì trên thế giới được sinh ra từ hư vô hay khôngtồn tại. Ngược lại, không có cái gì mất đi mà không để lại dấu vết – tồn tại. Nhưvậy, trong thế giới, vạn vật không ngừng biến đổi từ sự vật này sang sự vật khác,từ dạng tồn tại này sang dạng tồn tại khác; nhưng bản thân tồn tại nói chung thìđứng im chứ không hề biến đổi; nó đồng nhất với chính bản thân nó. Vì vậy, bảnchất của sự tồn tại là bất biến, vĩnh hằng, đơn nhất; và, tồn tại – bản chất củavạn vật chỉ có thể được nhận thức bởi tư duy lý tính.Điều này có nghĩa là chỉ có cái tồn tại mới tồn tại và được tư duy; còn cáikhông tồn tại thì không tồn tại và cũng không được tư duy; tư duy là tư duy về tồntại và tồn tại là tồn tại được tư duy; tư duy và tồn tại là đồng nhất và bất biến.Theo Pácmênít, có hai cách nhận thức thế giới là nhận thức cảm tính và nhậnthức lý tính. Do phải thông qua các giác quan mà nhận thức cảm tính cảm nhậnthế giới vô cùng đa dạng, phong phú; cảm nhận vạn vật vận động, biến đổi khôngngừng. Tuy nhiên, nhận thức này chỉ mang lại sai lầm, ảo giả; hơn nữa bằng cảmtính, chúng ta không thể khám phá ra bản chất đích thực của thế giới. Nhận thức lý tính đòi hỏi phải thông qua hoạt động của trí óc để khám phá ra bản chất đíchthực của thế giới – cái tồn tại, nghĩa là phát hiện ra chân lý.Quan niệm duy lý nhưng siêu hình của Pácmêníc về tồn tại đánh dấu một giaiđoạn mới trong sự phát triển tư tưởng triết học Hy Lạp cổ đại. Khởi nguyên củathế giới không phải là một sự vật cụ thể như các nhà triết học duy vật, duy cảmtrước đó quan niệm mà là tồn tại, một phạm trù triết học mang tính khái quát cao,và chỉ được nhận thức bởi tư duy - lý tính.•Dênông [490-430 TCN] là học trò xuất sắc của Pácmêníc, người bảovệ nhiệt thành trường phái Êlê. Ông là một nhà hùng biện, biết đưa ra nhữngapôri để đào sâu tư duy lý luận. Thông qua chúng, ông muốn chứng minh rằng,tồn tại là đồng nhất, duy nhất và bất biến; còn tính phức tạp, đa dạng và vận độngcủa thế giới là không có thực. Theo Arítxtôt, Dênông đã từng đưa ra 40 apôri; mộtvài apôri còn truyền lại đến ngày nay như các apôri về tính bất động của thế giới.Trong apôri Phân đôi, Dênông luận giải rằng, muốn đi qua một đoạn thẳngnào đó, trước hết chúng ta phải đi qua được một nửa đoạn thẳng đó; và muốn điqua mỗi nửa đoạn thẳng này, ta phải đi qua một phần tư của nó... cứ như thế đếnvô tận. Rốt cuộc, chúng ta chỉ đứng nguyên tại vị trí ban đầu. Nghĩa là điều nàychứng tỏ không có vận động.Trong apôri Asin [Achille] và con rùa, Dênông luận giải rằng, mặc dù Asinchạy nhanh nhưng không thể đuổi kịp con rùa, vì khi anh ta phải vượt qua khoảngcách giữa anh ta và con rùa lúc ban đầu thì con rùa đã đi được một đoạn đườngnữa rồi. Tình huống cứ thế tiếp diễn đến vô tận, cho nên cuối cùng Asin vẫnkhông đuổi kịp con rùa cho dù khoảng cách giữa anh ta và con rùa ngày càngngắn lại. Nghĩa là điều này chứng tỏ không có vận động.Trong apôri Mũi tên bay, Dênông lập luận rằng, mặc dù chúng ta quan sátthấy mũi tên đang bay nhưng thực ra là nó không bay, bởi vì trong thời gian baybất kỳ lúc nào chúng ta cũng xác định được tọa độ, tức vị trí cụ thể của mũi tên tạimột điểm nhất định đứng im. Mũi tên “bay” qua tổng các điểm đứng im là đứngim, mà mũi tên đứng im chứng tỏ không có vận động.

Video liên quan

Chủ Đề