Từ bé nổi tiếng là thần đồng là ai

Còn nhỏ tuổi nhưng các cậu bé này đã thể hiện tài năng vượt trội trên nhiều lĩnh vực như công nghệ, âm nhạc, văn học, ngoại ngữ, đạt được những thành tích khiến người lớn nể phục.

Đỗ Nhật Nam

Sinh ra tại Nhật Bản, 4 tuổi Đỗ Nhật Nam cùng gia đình trở về Việt Nam, trong con mắt của những người thân, cậu chững chạc, già trước tuổi nên được gọi với cái tên trìu mến “ông cụ non”.

Đỗ Nhật Nam.

Nhật Nam từng là gương mặt quen thuộc trong nhiều chương trình dành cho thiếu nhi như Chúc bé ngủ ngon [VTV3], Quả chuông nhỏ, Trò chuyện cùng bé [VTV2]. Cậu bé còn là ca sĩ nhí, giáo viên dạy tiếng Anh cho các bạn nhỏ đang điều trị tại khoa ung bướu bệnh viện Nhi Trung ương.

13 tuổi, thành tích của Nhật Nam đạt được vượt xa khả năng của người lớn. Em là tác giả, dịch giả trẻ tuổi nhất Việt Nam với nhiều tác phẩm như Tớ đã học tiếng Anh như thế nào, Tôi tư duy, tôi thành đạt, Những con chữ biết hát.

Cậu bé này còn đạt 8.0 IELTS và TOEFL IBT 107/120 điểm. Trong cuộc thi hùng biện tiếng Anh Wordstorm, Nhật Nam đã "hạ gục" bốn sinh viên và giành giải nhất. Gần đây, em còn tham gia phiên dịch tại rất nhiều hội nghị quốc tế.

Nguyễn Dương Kim Hảo

Là học sinh lớp 6 của trường THCS Nguyễn Gia Thiều, Tân Bình, TP.HCM, Nguyễn Dương Kim Hảo vừa được tôn vinh Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2013 trong lĩnh vực sáng tạo.

Nguyễn Dương Kim Hảo và mẹ.

Phát minh đầu tiên của Hảo là một phần mềm giúp giáo viên cộng điểm, tính trung bình cả năm hoặc một học kỳ cho học sinh. Ngày ấy Hảo còn ở quê, đêm nhìn cha vất vả cộng điểm cho học trò nên loay xoay tìm cách giúp. Sau 2 tuần mày mò máy tính, sản phẩm ra đời.

Sáng tạo được giải cao nhất của thần đồng nhí là bảng điều khiển thông minh giúp người sử dụng dễ dàng tắt các thiết bị điện khi đã ra ngoài nhà, xí nghiệp, công sở... Sản phẩm này đã được mang đến Triển lãm quốc tế về công nghệ, sáng chế năm 2013 tại Malaysia. Bảng điều khiển độc đáo cũng đã giúp Hảo giành 2 huy chương vàng của Malaysia và Indonesia đồng thời đoạt giải thưởng đặc biệt của Viện Sáng tạo hàn lâm Hàn Quốc.

Hàng ngày, sau khi học xong chương trình lớp 7 ở trường THCS Nguyễn Gia Thiều [Q.Tân Bình], Hảo lại cắp sách đi học lập trình cùng các sinh viên. Thậm chí, cậu bé 13 tuổi này còn được bầu làm nhóm trưởng.

Mặc dù vậy, do gia cảnh khó khăn, nên thần đồng nhí đang sống cùng mẹ trong ngôi nhà 24m2, nơi vốn là nhà chứa quần áo của người dì tại quận Tân Bình, TP.HCM.

Clip về thần đồng Kim Hảo do Nguyễn Khởi thực hiện:

Nguyễn Bình

Từ nhỏ, Nguyễn Bình đã bộc lộ khả năng đặc biệt. 2-3 tuổi, em đã đọc thông viết thạo. 4 tuổi, Bình nhờ bố mua Từ điển Hán - Việt về tự học. Chỉ sau một hai năm, cậu đã có thể đọc vanh vách những văn bia, câu đối tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Nguyễn Bình [Ảnh: Hoành Anh].

Sau đó, Bình bắt đầu dịch phim trên mạng về những di tích của thế giới được cho là do người ngoài hành tinh tạo tác.

Đặc biệt, năm 10 tuổi, cậu bé Nguyễn Bình đã chính thức ra mắt cuốn tiểu thuyết viễn tưởng mang tên Cuộc chiến với hành tinh Phantom.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa, Nguyễn Quang Thiều, nhà văn Chu Lai, Bão Vũ… đã không khỏi kinh ngạc khi đọc cuốn tiểu thuyết do chính Nguyễn Bình viết, tự trình bày, lên trang. Với tác phẩm xuất sắc này, các nhà phê bình văn học đã phong cho em biệt danh Thần đồng tiểu thuyết.

Hai năm sau khi ra sách, Nguyễn Bình vẫn tiếp tục công việc viết sách, vừa qua, cậu còn tự xây dựng bộ phim dài hơn 16 phút để lý giải hiện tượng ngôi nhà ma ở 300 Kim Mã [Hà Nội].

Clip về cậu bé Nguyễn Bình do Tuổi Trẻ thực hiện:


Phan Thiên Bạch Anh

Sinh năm 2000, Phan Thiên Bạch Anh đang là học sinh sơ cấp 2 hệ trung học 9 năm tại học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

Năm 2012, cô bé trở thành một hiện tượng của làng âm nhạc Việt khi liên tiếp gặt hái được những thành công to lớn: Giải vàng Liên hoan Âm nhạc Quốc tế châu Á tại Hàn Quốc, giải nhất bảng A cuộc thi Piano Quốc tế lần thứ 2, đoạt giải thí sinh Việt Nam xuất sắc nhất bảng A, được nhận học bổng Toyota dành cho những tài năng trẻ Việt Nam.

Phan Thiên Bạch Anh.

Bạch Anh chính thức học đàn khi lên 6 tuổi và luôn là học sinh xuất sắc ở cả việc học văn hóa và học đàn. Ngoài những giải thưởng âm nhạc, cô bé còn đoạt giải nhì học sinh giỏi quốc gia, giải tư cuộc thi quốc tế môn Bàn tính và Số học trí tuệ tại Malaysia.

Đầu năm 2013, em còn được Thành đoàn Hà Nội vinh danh là một trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu của thủ đô.

Sự tích cậu bé thần đồng là những giai thoại kể về tài đối đáp thông minh, linh hoạt của một cậu bé đã thi đỗ trạng nguyên từ khi còn rất trẻ. Cậu bé này đã trở thành trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử Việt Nam. Các em cùng đọc một số giai thoại về cậu bé thần đồng này nhé!

Ngày xưa, nhà vua có lòng mến mộ và trọng dụng người tài nên thường truyền cho các quan lại đi khắp nơi để tuyển lựa người tài đức trong dân gian ra giúp nước. Hôm đó, một viên quan dắt ngựa qua cánh đồng thì gặp hai cha con người nọ, bèn cất lời hỏi:

– Này, bác nông dân, trâu của bác một ngày cày được bao nhiêu luống đất?

Bất ngờ gặp câu hỏi kì lạ, người bố lúng túng còn chưa biết trả lời quan như thế nào, cậu bé đã nhanh nhẹn thưa:

– Bẩm quan, ngựa của ngài cưỡi, đi được bao nhiêu bước một ngày?

Sự tích cậu bé thần đồng – Giai thoại về trạng nguyên trẻ nhất lịch sử Việt Nam

Sự ứng đáp khôn ngoan của cậu bé làm vị quan kia rất vừa lòng, ông về tâu lại với nhà vua. Để thử tài cậu bé, vua ban thưởng cho dân làng ba thúng nếp ngon và ba con trâu đực để nuôi. Vua ra lệnh, khi trâu lớn phải đẻ ra nghé. Lệnh vua làm dân chúng trong làng sợ hãi và lo lắng. Cậu bé bình tĩnh nói:

– Xin dân làng đừng lo lắng, xin hãy chuẩn bị cho bố con tôi sẽ lên kinh đô lo chuyện này.

Lên tới kinh đô, gặp được vua, cậu bé quỳ xuống và khóc ầm lên.

– Con muốn có em mà bố con lại không chịu đẻ em bé.

Nghe xong, Vua và các quan cười ngất. Vua nói:

– Bố con là đàn ông thì sao đẻ được!

Cậu bé thôi khóc, hỏi lại vua:

– Thế thì trâu đực vua ban cho dân làng con làm sao đẻ ra nghé được ạ?

Vua sai một viên quan đưa đến cho cậu bé một con chim nhỏ và truyền cho cậu bé giết chim để làm tiệc cho vua ăn. Cậu bé thưa lại:

– Xin tâu lại với vua, hãy lấy cây kim khâu và rèn kim thành dao to và sắc để tôi làm thịt chim.

Phục tài và trí thông minh của cậu bé, vua cho người đến dạy chữ và võ cho cậu.

Một hôm, sứ giả nước láng giềng dâng vua một vỏ ốc và sợi chỉ, thách rằng:

– Nếu luồn được sợi chỉ qua vỏ ốc thì hai nước kết giao; nếu không sẽ phải mất một phần đất.

Bí quá, vua đành sai quan đi hỏi cậu bé. Cậu bé đọc một bài thơ cho quan nghe, để về trình vua:

“Tích tịch tình tang.
Bắt con kiến càng, buộc chỉ ngang lưng.
Bên thời lấy giấy mà bưng,
Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang.”

Bài thơ có ý là: Lấy sợi chỉ buộc ngang lưng một con kiến càng, cho nó bò vào vỏ ốc.

Con kiến càng chui qua vỏ ốc một cách dễ dàng. Vua và cả triều đình mừng rỡ. Sứ thần thán phục tài trí kiệt xuất này, đành rút quân về, không đòi chia đất của nước ta nữa.

Cậu bé được gọi là Thần Đồng. Lớn lên, với sự thông minh và siêng năng học hành, cậu bé đã thi đậu trạng nguyên.

Đây chính là giai thoại về trạng nguyên Nguyễn Hiền ngày xưa.

Nguyễn Hiền sinh năm 1234 [có tài liệu ghi năm 1235], người làng Dương A, huyện Thượng Hiền, phủ Thiên Trường [nay là xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định].

Ông mồ côi cha từ bé và được mẹ cho theo học sư thầy trong làng. Cậu bé Nguyễn Hiền sớm thể hiện tư chất vượt trội, học tập rất nhanh. 11 tuổi, Hiền đã nổi tiếng và được mệnh danh thần đồng.

Năm 1075, dưới thời vua Lý Nhân Tông, triều đình mở khoa thi đầu tiên nhằm chọn hiền tài phục vụ đất nước. Trong khoa thi năm đó, lần đầu tiên trong lịch sử có 3 sĩ tử đỗ đầu đều là những người trẻ. Trạng nguyên Nguyễn Hiền mới 13 tuổi, Bảng nhãn Lê Văn Hưu 18 tuổi và Thám hoa Đặng Ma La 14 tuổi. Vì vậy, Trạng nguyên Nguyễn Hiền được coi là “Khai quốc Trạng Nguyên” và là trạng nhỏ tuổi nhất trong lịch sử nước ta.

Ý nghĩa sự tích cậu bé thần đồng

Qua sự tích cậu bé thần đồng, các em thật khâm phục tài năng ứng đối của trạng nguyên Nguyễn Hiền khi còn nhỏ phải không các em? Có được tài năng đó một phần nhờ trí thông minh. Nhưng phần quan trọng là nhờ Nguyễn Hiền chịu khó học từ nhỏ.

Ở trường mầm non, trường tiểu học, bên cạnh các trò chơi bổ ích cùng bạn bè. Các em được học thêm về ngữ văn, toán học, ngoại ngữ, âm nhạc,… Tuy áp lực học tập không đè nặng lên các em nhưng chính việc các em chịu khó học tập ở lớp và ở nhà, ngày ngày tháng tháng, những kiến thức đó sẽ góp phần bồi dưỡng tài năng của các em đó!

Chúc các em luôn vui, chăm ngoan và học tốt nhé!

Đọc thêm truyện cổ tích

Sự tích cây thì là – Nguồn gốc tên gọi và ý nghĩa sự tích cây thì là

Sự tích chú Cuội cung trăng

– Sự tích ngày lễ Vu Lan báo hiếu – “Tết cả năm không bằng rằm tháng bảy”

Truyện cổ tích bác nông dân và con gấu – Sự mưu trí và cần cù lao động của bác nông dân đã chiến thắng con gấu lười biếng và tham lam

Share on Facebook

Tweet

Follow us

Share

Share

Share

Share

Share

Video liên quan

Chủ Đề