U mỡ là gì có nguy hiểm không

Thạc sĩ bác sĩ Trương Hoàng Huy, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình - Hệ thống BVĐK Tâm Anh, cho biết mỡ là một phần không thể thiếu của cơ thể và một người có thể có đến 50 triệu tế bào mỡ. Thông thường, những tế bào mỡ này không gây hại gì cho cơ thể nhưng khi chúng đột ngột phát triển quá mức, kích thước tăng gấp hàng nghìn lần so với bình thường sẽ hình thành u mỡ. Những khối u này tồn tại trong một khoảng thời gian rất dài hoặc thậm chí là suốt đời không biến mất.

Do mỡ có mặt ở khắp mọi nơi trên cơ thể nên nơi nào có mỡ, nơi đó có thể xuất hiện u mỡ, kể cả bên trong các cơ quan nội tạng như ruột, phổi, ngực... Dấu hiệu đặc trưng của u mỡ là những khối u tròn mềm, nằm dưới da và nhìn thấy được bằng mắt thường. Khi bị chạm vào, u mỡ không đau và có thể dịch chuyển sang vị trí khác.

Phẫu thuật loại bỏ u mỡ. Ảnh: Shutterstock

Dù u mỡ thường là lành tính nhưng nếu khối u xuất hiện ở những vị trí trọng yếu ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan bên trong cơ thể hoặc chèn ép mạch máu và dây thần kinh thì cần loại bỏ. Ví dụ, u mỡ ở gan làm giảm khả năng thải độc, u mỡ ở sâu trong họng ngực gây khó thở và khó nuốt, u mỡ chèn ép dây thần kinh đầu cổ gây đau nhức dữ dội... Ngoài ra, người bệnh có thể đề nghị được chỉ định thủ thuật nếu u mỡ ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ.

Theo Bác sĩ Trương Hoàng Huy, hiện nay có ba phương pháp chính để điều trị u mỡ là phẫu thuật, tiêm steroid và hút mỡ. Tuy nhiên, phẫu thuật là phương pháp được ứng dụng phổ biến nhất bởi khả năng điều trị dứt điểm, loại bỏ được cả khối u ở những vị trí khó tiếp cận. Tùy thuộc vào kích thước khối u mà bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật thông thường hoặc tiểu phẫu.

Bác sĩ Trương Hoàng Huy trong một ca tiểu phẫu. Ảnh: BVĐK Tâm Anh

Y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác hình thành các khối u mỡ, tuy nhiên, di truyền và lối sống được xem là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Đối với yếu tố lối sống, chế độ dinh dưỡng không cân bằng với hàm lượng lipid trong khẩu phần ăn quá cao có thể hình thành u mỡ. Bên cạnh đó, người bệnh mắc phải hội chứng đa u lành tính [cowden] hoặc bệnh madelung [hay còn gọi là hội chứng Launois Bensaude hoặc bệnh tích tụ mỡ dưới da đối xứng có tính chất lành tính] do uống quá nhiều rượu cũng có thể phát triển u mỡ.

Ngoài các tế bào mỡ, một số u mỡ còn chứa mạch máu hoặc các mô khác như u cơ mỡ mạch thận [angiolipoma - chứa mỡ và mạch máu nên thường gây đau], u xơ mỡ [gồm mỡ và mô sợi], u mỡ nâu [hibernoma - chứa chất béo nâu, tạo ra nhiệt lượng], u mỡ tủy [chất béo và các mô sản xuất tế bào máu]...

Bác sĩ Trương Hoàng Huy khuyến cáo thêm, trong những trường hợp u mỡ tăng sinh quá mức, phát triển nhanh chóng [lớn hơn 5cm] hoặc khối u tái phát sau mổ, có dấu hiệu viêm và nhiễm trùng [sưng đỏ, đau, âm nóng vùng phẫu thuật]... thì người bệnh cần khám chuyên khoa càng sớm càng tốt. Lúc này, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện các chẩn đoán chuyên sâu hơn như MRI hoặc các xét nghiệm, sinh thiết để xác định bản chất khối u là lành tính hay ác tính.

U mỡ là bệnh khá phổ biến. Theo thời gian khối u phát triển thường gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và tâm lý của người bệnh. Vậy u mỡ là gì? Cách điều trị u mỡ như thế nào?

1. Bệnh u mỡ là gì?

U mỡ được tạo thành từ những tế bào mỡ trưởng thành [một lớp chất béo tích tụ dưới da]. U thường có hình tròn, mềm, di động, không đau và phồng lên dưới da. Nếu ấn mạnh đầu ngón tay vào thì thấy u lõm xuống.

U phát triển ở lớp tế bào mỡ dưới biểu bì và hạ bì ngay trên lớp cơ. Khi u lớn lên, nó tiến sát đến bề mặt da nên nhìn rõ hơn.

U thường to dần theo thời gian, phát triển ở nhiều vị trí trên khắp cơ thể. U hay ở tổ chức dưới da hơn tổ chức nội tạng. Gặp nhiều nhất ở nách, cổ, vai, lưng, bắp tay, mông và đùi.

2. Nguyên nhân gây bệnh u mỡ

Rối loạn chuyển hóa mỡ và yếu tố di truyền là 2 nguyên nhân chính gây bệnh.

3. Những người hay mắc u mỡ

Những người nằm trong độ tuổi từ 40-60 là những người có nguy cơ cao mắc bệnh so với những người ở độ tuổi khác.

Những người trong gia đình có người mắc bệnh u mỡ thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao.

Một số người mắc hội chứng Cowden hoặc Gardner khả năng mắc bệnh cao hơn với người thường.

4. Những triệu chứng và dấu hiệu nhận biết u mỡ

U mỡ thường xuất hiện ban đầu dưới dạng một cục bướu mềm, tròn và không gây đau đớn dưới da. Bệnh nhân thường không biết rằng mình có u.

Hầu hết các khối u có thể hơi nhão hoặc như cao su, mềm hoặc cứng. Sờ nắn u thấy di động sang những khu vực xung quanh dễ dàng.

Có thể xuất hiện nhiều hơn một khối u. Các khối u có thể gây đau đớn nếu chúng đè lên dây thần kinh hoặc nếu chúng có nhiều mạch máu bên trong.

U thường đa dạng về kích cỡ nhưng hiếm khi lớn hơn 8 cm. Thông thường các khối u to lên khá chậm.

5. U mỡ thường mọc ở đâu?

U có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể người bệnh. Phổ biến là ở nách, ở lưng, sau gáy, ở tay, chân…vv. Ít gặp hơn là khi u mỡ xuất hiện ở nội tạng như ruột, gan.

U có thể mọc ở nhiều vị trí cùng lúc, trường hợp này được gọi là bệnh đa u mỡ.

6. U mỡ có nguy hiểm không?

Hầu hết u mỡ là lành tính không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh.

Tuy nhiên với các khối u xuất hiện trong ổ bụng, nếu chúng phát triển to lên sẽ làm trướng bụng, gây chèn ép một số cơ quan nội tạng dẫn đến rối loạn chức năng của nhiều bộ phận trong cơ thể.

Các khối u to ở đầu cổ, vai gáy phát triển sẽ chèn ép lên các dây thần kinh gây liệt hoặc ảnh hưởng các mạch máu lớn.

Trong trường hợp khối u phát triển vào sâu trong thành hầu họng, ngực, trung thất sẽ khiến bệnh nhân khó thở, khó nuốt, thậm chí suy hô hấp.

7. Chẩn đoán bệnh như thế nào?

Trước tiên bạn cần đến gặp Bác sĩ để khám lâm sàng kiểm tra xem chính xác đấy có phải là u mỡ không?

Bên cạnh khám lâm sàng, nếu nhận thấy u to, có tính chất bất thường, nằm dưới sâu hơn mô mỡ, Bác sĩ sẽ chỉ định các cận lâm sàng hoặc làm sinh thiết. Điều này giúp tránh nhầm lẫn với các loại u khác và ung thư tế bào mỡ.

Khi được chẩn đoán chính xác, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về cách điều trị u mỡ tiếp theo như thế nào?

8. Các phương pháp điều trị u mỡ

Hiện nay có một số phương pháp đang được áp dụng để điều trị u mỡ

Phẫu thuật

Đại đa số trường hợp cắt bỏ u thường khá đơn giản, chỉ cần gây tê tại chỗ. Bệnh nhân có thể đứng dậy sinh hoạt bình thường và ra về ngay sau mổ.

Số ít các trường hợp u rất to hoặc mọc ở vị trí hiểm thì cần phải gây mê toàn thân để phẫu thuật.

Phẫu thuật giúp u ít tái phát. Đây là phương pháp điều trị u hiệu quả nhất và được áp dụng rộng rãi.

Nhược điểm của phẫu thuật là sẽ để lại sẹo cho cơ thể.

Chích Steroid

Phương pháp này làm nhỏ u chứ không làm u mỡ biến mất hoàn toàn. Tỷ lệ tái phát cao.

Hút mỡ

Phương pháp này được chỉ định với những u mỡ to và ở những vùng dễ tiếp cận. Nhược điểm là tỷ lệ tái phát cũng rất cao

9. Khi nào nên điều trị phẫu thuật u mỡ?

Trong trường hợp u gây đau, phát triển nhanh, kích thước lớn, gây khó khăn trong sinh hoạt, ảnh hưởng tới thẩm mỹ và tâm lý hoặc u ở những vị trí nguy hiểm thì nên phẫu thuật mổ cắt u mỡ.

10. Quy trình mổ cắt một u mỡ đơn giản

Đầu tiên bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ vùng có u mỡ. Sau khi gây tê, bệnh nhân vẫn hoàn toàn tỉnh táo trong quá trình phẫu thuật và không thấy đau.

Tiếp theo, Phẫu thuật viên sẽ rạch một đường nhỏ ở vị trí u mỡ. Tiến hành bóc tách các tổ chức, bộc lộ rõ ranh giới khối u. Sau đó cắt hết chân khối u. Cố gắng lấy bỏ hết hoàn toàn tổ chức mỡ bệnh để tránh nguy cơ tái phát.

Cuối cùng Bác sĩ sẽ khâu phục hồi lại tổ chức và da.

11. Mổ u mỡ có đau không?

Trong quá trình mổ u, bệnh sẽ không đau vì đã được gây tê.

Sau khi phẫu thuật hoàn thành, thuốc tê hết, bệnh nhân sẽ cảm thấy hơi đau một chút. Tuy nhiên những cơn đau này không đáng ngại và có thể giải quyết dễ dàng bằng các thuốc giảm đau thông thường.

12. Chi phí điều trị u mỡ

Để biết chính xác chi phí mổ u, người bệnh cần thăm khám và tư vấn cụ thể với bác sĩ chuyên khoa.

Căn cứ vào các yếu tố như: kích thước, vị trí, mức độ nghiêm trọng…vv, bác sĩ mới có thể đưa ra phương án điều trị phù hợp và mức chi phí điều trị

Với những khối u có kích thước thông thường mức phí cho một ca tiểu phẫu khoảng từ 1.000.000đ – 3.000.000đ. Xong bạn cần đến khám bác sĩ mới biết chính xác.

13. Lời khuyên từ bác sĩ khi điều trị u mỡ

Bệnh nhân khi thấy u xuất hiện nên đi khám chuyên khoa ngay để xác định u lành hay ác tính. Không vì chủ quan nghĩ u lành tính để lâu khi đi điều trị thì lại là u ác tính đã di căn. Hơn nữa, u lành tính cũng nên điều trị khi còn nhỏ, bóc tách dễ dàng. Đến khi u to gây chèn ép vừa khó khăn trong phẫu thuật, lại ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác của cơ thể

Đặc biệt lưu ý nếu u mỡ bên ngoài có thể nhìn thấy và điều trị được, nhưng với các u ở sâu bên trong đôi khi rất nguy hiểm. Vì thế mọi người, nhất là những người trong gia đình có bệnh lý này, cần phải chú ý theo dõi phát hiện sớm u mỡ ở những vị trí hiểm để được xử lý kịp thời.

Quý bệnh nhân có nhu cầu tư vấn và điều trị u mỡ, xin hãy liên hệ với Bác Sĩ Luân. Số điện thoại – Zalo: 0395621593 hoặc Fanpage Bác sĩ Luân – Bệnh viện Yên Lạc để được hỗ trợ.

Chủ Đề