Ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản là gì

Ngày 21/6/2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Thông tư liên tịch xác định rõ Chứng chỉ Ứng Dụng CNTT sẽ là chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT mới trong hệ thống giáo dục quốc dân, thay thế cho Chứng chỉ A/B/C trước đây cần được cải tiến để phù hợp với sự phát triển của xã hội.

1.  Chứng chỉ Ứng Dụng CNTT Cơ bản và Nâng cao

a]  Chứng chỉ Ứng dụng CNTT Cơ bản: 

-  Được cấp cho thí sinh khi thi đạt 6 mô đun cơ bản sau theo Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản:

  • Mô đun 1: Hiểu biết về Công nghệ thông tin [IU1]
  • Mô đun 2: Sử dụng máy tính cơ bản [IU2]
  • Mô đun 3: Xử lý văn bản cơ bản [IU3]
  • Mô đun 4: Sử dụng bảng tính cơ bản [IU4]
  • Mô đun 5: Sử dụng trình chiếu cơ bản [IU5]
  • Mô đun 6: Sử dụng Internet cơ bản [IU6].

-  Sở hữu chứng chỉ Ứng dụng CNTT Cơ bản đồng nghĩa với việc bạn phải nắm vững những kiến thức nền tảng cơ bản về CNTT, hiểu và thực hiện được các thao tác cơ bản trên máy tính, biết cách sử dụng và khai thác Internet an toàn và sử dụng thành thạo bộ phần mềm văn phòng thông dụng [Microsoft Word, Excel, Powerpoint] trong các tình huống phổ biến. Những kiến thức trong 6 mô đun này tuy đơn giản nhưng lại cực kỳ hữu ích trong thực tế. Bạn có thể xem thêm chi tiết các nội dung của chứng chỉ Ứng dụng CNTT cơ bản tại đây

b]  Chứng chỉ Ứng dụng CNTT Nâng cao: 

-  Được cấp cho thí sinh đã có chứng chỉ Ứng Dụng CNTT Cơ bản, đồng thời thi đạt 03 mô đun trong số các mô đun gợi ý của Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT nâng cao. 

-  3 mô đun quan trọng và phổ biến nhất là những kỹ thuật nâng cao trong Tin học văn phòng [Microsoft Word, Excel và Powerpoint]. Nắm vững những mô đun này không chỉ giúp bạn thành thạo các kỹ năng Tin học văn phòng hơn, mà còn ứng dụng hiệu quả các kỹ năng này trong học tập, công việc và cuộc sống với những văn bản, bảng tính, bài trình chiếu ấn tượng, bắt mắt. Tham khảo thêm những nội dung quan trọng của chứng chỉ tại đây

2.  Đề thi Ứng Dụng CNTT theo Quy định mới

-  Đề thi Ứng dụng CNTT mới theo chuẩn quy định của Bộ GDĐT có nhiều thay đổi, đòi hỏi các bạn phải nắm vững kiến thức, ôn tập thật kỹ và biết cách phân bố thời gian thi hợp lý. Đề thi mới gồm 02 phần thi: thi trắc nghiệm và thi thực hành trên máy tính được bảo mật an toàn theo quy chế thi. 

  • Bài thi trắc nghiệm: gồm 30 câu, được trích ra ngẫu nhiên từ ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm của trung tâm tổ chức thi và được chấm hoàn toàn tự động trên máy. Ngoài ra, Bộ GDĐT cũng quy định ngân hàng câu hỏi thi trắc nghiệm kỹ năng sử dụng CNTT phải có khoảng 150 câu hỏi cho mỗi mô đun và phải được kiểm duyệt bởi các bộ phận chức năng có liên quan. Thời gian thi trắc nghiệm là 30 phút và máy tính sẽ tự động nộp bài khi hết thời gian thi.
  • Bài thi thực hành: do Ban Đề thi của Trung tâm tổ chức thi xây dựng và được kiểm duyệt theo đúng quy định của Bộ GDĐT về việc tổ chức thi. Thời gian thi thực hành là 120 phút bao gồm các nội dung theo chuẩn kiến thức của chứng chỉ. Kết quả bài thi thực hành này sẽ do Ban Chấm thi chấm và kiểm tra kỹ trước khi công bố điểm cuối cùng cho thí sinh. 

3.  Trung tâm tổ chức thi theo chuẩn Ứng dụng CNTT

a]  Cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trung tâm 

Khác với việc tổ chức thi các chứng chỉ A/B/C trước đây, Chứng chỉ Ứng Dụng CNTT đưa ra nhiều quy định về cơ sở vật chất và trang thiết bị trong thi cử mà Trung tâm cần đáp ứng. Trong đó, phòng thi, máy tính, kết nối mạng và các thiết bị hỗ trợ thi phải được nâng cấp hiện đại và bảo mật để đáp ứng đúng yêu cầu của Bộ GDĐT. 

b]  Nhân sự của Trung tâm tổ chức thi

Quy định mới của Bộ GDĐT yêu cầu Trung tâm tổ chức thi phải có đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, cán bộ ra đề thi và ban chấm thi phải có bằng tốt nghiệp Đại học chuyên ngành CNTT trở lên, có kinh nghiệm trong công tác ra đề và chấm thi. 

Để được chứng nhận là Trung tâm tổ chức thi theo quy định của Bộ GDĐT, Trung Tâm Tin học đã nỗ lực nâng cấp trang thiết bị, triển khai phần mềm, xây dựng ngân hàng đề thi, chuẩn hóa đội ngũ nhân lực,… và đã được Trường ĐH KHTN, Sở GDĐT, Sở TTTT chứng nhận và vinh dự là đơn vị đầu tiên được phép cấp Chứng chỉ Ứng dụng CNTT của Bộ GDĐT.

4.  Học và đăng ký thi Chứng chỉ Ứng dụng CNTT 

a] Chứng chỉ Ứng Dụng CNTT Cơ bản

-  Nếu bạn mong muốn cập nhật toàn bộ kiến thức hoặc ôn luyện thật vững kỹ năng ứng dụng CNTT Cơ bản, những gợi ý dưới đây là dành cho bạn:

  • Tin học Cơ bản: là khóa học giảng dạy toàn bộ kiến thức Tin học nền tảng quan trọng, phù hợp với các bạn vừa bắt đầu làm quen với máy tính hoặc muốn hệ thống, cập nhật lại kiến thức của Chứng chỉ Ứng dụng CNTT Cơ bản. 
  • Luyện thi Chứng chỉ Ứng dụng CNTT Cơ bản: với thời lượng học ngắn, khóa học là lựa chọn thích hợp cho những bạn mong muốn ôn tập kiến thức nhanh để tự tin hoàn thành tốt bài thi và nhận chứng chỉ sớm. 

-  Các kỳ Thi tự do Chứng chỉ Ứng dụng CNTT Cơ bản do Trung tâm tổ chức cũng thu hút rất nhiều thí sinh tại TPHCM tham dự. Các đợt thi được tổ chức thường xuyên trong năm giúp các bạn dễ dàng đăng ký ca thi phù hợp. Lịch thi tự do, các bạn xem thêm tại đây

b]  Chứng chỉ Ứng Dụng CNTT Nâng cao

  • Chứng chỉ Ứng Dụng CNTT Nâng cao đòi hỏi bạn phải nắm thật vững kiến thức Tin học chuyên sâu. Chính vì vậy, những khóa học Tin Học Văn Phòng được khai giảng với mục đích bồi dưỡng và hoàn chỉnh kỹ năng THVP nâng cao [Word, Excel, Powerpoint], giúp các bạn tự tin ứng dụng CNTT trong học tập, công việc và cuộc sống. 
  • Các kỳ Thi tự do Chứng chỉ Ứng dụng CNTT Nâng cao do Trung tâm tổ chức cũng thu hút rất nhiều thí sinh tại TPHCM tham dự. Các đợt thi được tổ chức thường xuyên trong năm giúp các bạn dễ dàng đăng ký ca thi phù hợp. Lịch thi tự do, các bạn xem thêm tại đây

Chứng chỉ Ứng Dụng CNTT ngày càng được công nhận rộng rãi và là yêu cầu bắt buộc tại nhiều cơ quan doanh nghiệp. Hiểu rõ những quy định của Chứng chỉ mới sẽ giúp các bạn dễ dàng chọn lựa địa điểm học và thi phù hợp cho mình. Sở hữu kiến thức và chứng chỉ Ứng dụng CNTT từ Bộ GDĐT sẽ giúp bạn ứng dụng hiệu quả CNTT vào công việc, cuộc sống và có thêm nhiều cơ hội việc làm hơn. 

Chúc bạn thành công!

1. Chứng chỉ ứng dụng CNTT là gì?

          + Chứng chỉ ứng dụng CNTT là chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm xác nhận trình độ, năng lực sử dụng CNTT theo Chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông [sau đây gọi tắt là Thông tư 03/2014/TT-BTTTT].


          + Đây là Chứng chỉ tin học quốc gia mới [thay cho Chứng chỉ Tin học A, B trước đây] và bao gồm 02 cấp độ: Cơ bản và Nâng cao.

2. Những đối tượng nào nên thi để lấy chứng chỉ này?

          Chứng chỉ ứng dụng CNTT Cơ bản và nâng cao là cần thiết đối với học sinh, sinh viên [cần hoàn thiện các văn bằng chứng chỉ để tốt nghiệp, xin việc làm] hoặc viên chức, công chức nhằm hoàn thiện hồ sơ thi nâng hạng, thi nâng bậc, chuẩn chức danh nghề nghiệp.

3. Cần học và thi những phần nào để đạt Chứng chỉ ứng dụng CNTT Cơ bản?

Thông tư 03/2014/TT-BTTTT quy định Chứng chỉ cơ bản bao gồm 6 Module:

– Những hiểu biết cơ bản về CNTT [IU01]

– Sử dụng máy tính cơ bản [IU02]

– Soạn thảo văn bản với MS Word [IU03]

– Sử dụng bảng tính với MS Excel [IU04]

– Trình chiếu với MS Power Point [IU05]

– Sử dụng Internet cơ bản [IU06]

4. Cần học và thi những phần nào để đạt Chứng chỉ ứng dụng CNTT Nâng cao?

+Thông tư 03/2014/TT-BTTTT quy định 09 module như bên dưới đối với Chuẩn sử dụng CNTT nâng cao.

+Thí sinh cần đủ 2 điều kiện: [i] Đã có Chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản [nêu trên] + [ii] Thi và đạt tối thiểu 03 trên 09 Module nâng cao [bên dưới] để được cấp Chứng chỉ ứng dụng CNTT nâng cao.

– Xử lý văn bản nâng cao [IU07]

– Sử dụng bảng tính nâng cao [IU08]

– Sử dụng trình chiếu nâng cao [IU09]

– Sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu [IU10]

– Thiết kế đồ họa hai chiều [IU11]

– Biên tập ảnh [IU12]

– Biên tập trang thông tin điện tử [IU13]

– An toàn, bảo mật thông tin [IU14]

– Sử dụng phần mềm kế hoạch dự án [IU15]

5. Chứng chỉ Tin học B hiện nay có còn giá trị nữa không?

           Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 8 năm 2016. Thông tư liên tịch này bãi bỏ quy định liên quan đến tổ chức kiểm tra, cấp chứng chỉ tin học tại Khoản 5, Điều 3 Thông tư số 03/2011/TT-BGDĐT ngày 28/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học; thay thế các quy định về tổ chức kiểm tra, cấp chứng chỉ tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên quy định tại Quyết định số 30/2008/QĐ-BGDĐT ngày 06/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học theo chương trình giáo dục thường xuyên. Các quy định trước đây trái với quy định tại Thông tư liên tịch này đều bãi bỏ.

          Đối với các khóa đào tạo, cấp chứng chỉ tin học ứng dụng A, B, C [theo Quyết định số 21/2000/QĐ-BGD&ĐT ngày 03 tháng 7 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Tin học ứng dụng A, B, C] đang triển khai trước ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực vẫn được tiếp tục thực hiện, cấp chứng chỉ cho đến khi kết thúc.

           Các chứng chỉ tin học ứng dụng A, B, C đã cấp có giá trị sử dụng tương đương với chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản.

6. Nên học chứng chỉ Ứng dụng CNTT cơ bản và nâng cao ở đâu?

Triển khai thực hiện Luật viên chức và Nghị định số 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng về quản lý viên chức, năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Nội vụ đã ban hành các Thông tư liên tịch [TTLT] quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, tiểu học, THCS và THPT công lập [TTLT số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, TTLT số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, TTLT số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, TTLT số 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV].

Triển khai thực hiện Luật Cán bộ, công chức, ngày 09 tháng 10 năm 2014, Bộ Nội vụ đã ban hành thông tư số 11/2014/TT-BNV, quy định chức danh, mã số ngạch, chức trách, nhiệm vụ và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính.

Theo quy định cán bộ, công chức và viên chức phải đạt chuẩn về trình độ tin học. Trình độ Tin học của cán bộ, công chức và viên chức được quy định theo thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin [Phải có chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản hoặc chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao tùy theo hạng công chức, viên chức]

 Công ty TNHH Giáo dục Đào tạo Trang Anh phối hợp với các trường đại học được phép cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin [theo danh sách công bố của Bộ GD&ĐT],  liên tục tuyển sinh, ôn tập và tổ chức thi cấp chứng chỉ: "Ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản" và "Ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao"

Chương trình đào tạo và tổ chức thi [kiểm tra] theo đúng quy định thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Thông tư liên tịch số 17/2016/TTLT-BGDĐT-BTTTT Quy định hoạt động tổ chức thi và cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin.

1] Đối tượng tuyển sinh: Cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên, người lao động có nhu cầu

2] Hình thức tổ chức ôn tập: Trực tiếp hoặc Trực tuyến

3] Nội dung bài thi và hình thức thi: Bài thi gồm 02 phần [Lý thuyết thi trắc nghiệm trên máy tính, thực hành gồm word, excel, Powerpoint thi trực tiếp trên máy tính] thi tại các Trung tâm sát hạch Ứng dụng Công nghệ thông tin.

4] Lệ phí ôn tập và thi: Theo quy định của Trường chủ trì đào tạo

5] Hồ sơ đăng ký dự thi gồm:

- Phiếu đăng ký [theo mẫu] 

- Chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân [bản photocopy không cần công chứng]

- Ảnh 4 x 6 [02 cái, mặt sau ghi họ tên, ngày sinh, nơi sinh]

Tập thể và cá nhân có nhu cầu xin liên hệ:

Công ty TNHH Giáo dục Đào tạo Trang Anh

Trụ sở: Số 223 Lý Thánh Tông, Q. Đồ Sơn, TP. Hải Phòng

Điện  thoại  liên  hệ:  Hotline: 0912.241.605 - 0372.230.620 [Thày Tửu]

Website: //tranganh.edu.vn/      

Email: 

MẪU CHỨNG CHỈ

Đã Xem: 858

Keywords: Chứng chỉ, Ứng dụng công nghệ thông tin, cơ bản, nâng cao, tại Hải Phòng, Học ở đâu

Video liên quan

Chủ Đề