Vacxin thủy đậu có tác dụng trong bao lâu

Bệnh thủy đậu [còn gọi là bệnh trái rạ] do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ em. Trong số các biện pháp phòng ngừa bệnh, tiêm vắc-xin thủy đậu là phương pháp hiệu quả và an toàn nhất.

Bệnh thủy đậu do virus Varicella Zoster thuộc họ Herpesviridae gây ra. Bệnh thường gặp vào mùa đông – xuân, thời gian ủ bệnh trung bình từ 14 – 16 ngày. Bệnh lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp [ho, hắt hơi, nói chuyện,...] khi người lành tiếp xúc với người bệnh. Ngoài ra, thủy đậu còn có thể lây truyền gián tiếp khi người khỏe mạnh tiếp xúc với các đồ dùng sinh hoạt của bệnh nhân như ga trải giường, khăn mặt, quần áo,...

Dù là loại bệnh nhẹ, lành tính, nhưng vẫn có những trường hợp bị thủy đậu gặp biến chứng, nhất là đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, phụ nữ đang mang thai, trẻ mắc các bệnh suy giảm miễn dịch, người bị nhiễm HIV/AIDS. Những biến chứng thường gặp nhất là bị nhiễm trùng da, zona. Riêng phụ nữ mang thai bị thủy đậu dễ gặp biến chứng gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Ngoài ra, bệnh còn gây ra các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết, viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm mô tế bào, viêm gan, viêm phổi,... Một số trường hợp bị thủy đậu có thể dẫn tới tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời.

Vì vậy, chủ động phòng ngừa thủy đậu là lựa chọn tốt nhất để ngăn chặn những biến chứng khó lường của căn bệnh này. Cho đến nay, biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất vẫn là tiêm vắc-xin thủy đậu.

Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm vắc-xin thủy đậu.

Video đề xuất:

Vacxin thủy đậu cần tiêm mấy mũi?

Vắc-xin thủy đậu được chỉ định tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi và người lớn chưa từng mắc bệnh trước đó. Chỉ định tiêm cụ thể là:

  • Trẻ từ 12 tháng - 12 tuổi: tiêm 2 mũi cách nhau tối thiểu 3 tháng. Riêng với trẻ nhỏ dưới 4 tuổi, lịch tiêm được khuyến cáo là: mũi 1 vào lúc 12 tháng tuổi và mũi 2 lúc trẻ được 4 – 6 tuổi.
  • Trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn: tiêm 2 mũi cách nhau ít nhất 1,5 tháng. Riêng với phụ nữ nên hoàn tất lịch tiêm trước khi có thai tối thiểu 3 tháng.

Sau khi đưa vào cơ thể, vắc-xin thủy đậu cần 1 – 2 tuần để phát huy tác dụng. Vì vậy, phụ huynh nên đưa trẻ đi tiêm phòng thủy đậu trước mùa dịch tối thiểu 1 tháng. Thời gian miễn dịch [không mắc bệnh] của vắc-xin thủy đậu kéo dài trung bình là 15 năm. Sau khoảng thời gian này, chúng ta có thể tiêm nhắc lại để phòng ngừa thủy đậu hiệu quả hơn.

  • Không tiêm vắc-xin thủy đậu cho bé bị dị ứng với vắc-xin hoặc bất kỳ thành phần nào của vắc-xin, bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh, ung thư, nhiễm HIV, có bất thường về máu, đang hóa trị liệu,... Khi đưa trẻ đi tiêm vắc-xin thủy đậu, phụ huynh nên nói rõ cho cán bộ tiêm chủng về tiền sử dị ứng và các bệnh của con mình.
  • Hoãn tiêm vắc-xin thủy đậu cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, trẻ đang bị sốt cao, mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, viêm da có mủ, mắc bệnh mãn tính đang tiến triển [lao phổi, viêm thận,...] hoặc trẻ mới khỏi bệnh nặng, đang trong thời kỳ hồi phục sức khỏe.
  • Không sử dụng vắc-xin thủy đậu cho các đối tượng đang bị suy dinh dưỡng, bị bệnh tim mạch, rối loạn chức năng gan thận, có tiền sử co giật, có thai hoặc 2 tháng trước khi dự định có thai, đã tiêm phòng các vắc-xin sống khác [vắc-xin sởi, bại liệt, rubella, quai bị,...] trong vòng 1 tháng gần đây.

Không sử dụng vắc-xin thủy đậu cho các đối tượng đang bị suy dinh dưỡng

Phòng tư vấn và tiêm chủng vắc-xin của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City hiện có vắc-xin thủy đậu. Các loại vắc-xin tại Vinmec được bảo quản bởi dây chuyền lạnh [kho lạnh, tủ lạnh chứa vắc-xin có bộ phận cảnh báo nhiệt độ quá dải nhiệt độ cho phép...]. Bên cạnh đó, phụ huynh có thể kiểm tra được lịch sử tiêm và kế hoạch tiêm của trẻ qua máy tính, điện thoại một cách thuận tiện.

Đội ngũ bác bác sĩ khám sàng lọc tại Vinmec đều có trình độ sau đại học như Bác sĩ Nguyễn Hải Hà, Bác sĩ Phạm Tiến Thịnh... có thể tư vấn cho khách hàng không chỉ về vắc-xin, mà còn cách thức chăm sóc trẻ khỏe mạnh.

Để đặt lịch khám và tiêm phòng, Quý Khách có thể liên hệ đến HOTLINE: 0243 9743 556 hoặc đăng ký TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

  • Những điều cần biết về vắc-xin thủy đậu
  • Thủy đậu có thể biến chứng nguy hiểm, bố mẹ không thể chủ quan
  • Chăm sóc trẻ bị thủy đậu đúng cách tránh các biến chứng nguy hiểm

Video đề xuất:

Các loại vắc-xin cho trẻ đang có mặt ở Vinmec

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Vinmec

Không chỉ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, người lớn cũng có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu, nhất là giai đoạn dịch hàng năm. Bệnh thủy đậu ở người lớn nếu không điều trị tốt cũng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe, ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống.

1. Có nên tiêm vắc xin thủy đậu cho người lớn?

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm có thể lây lan nhanh chóng từ người bệnh sang người khỏe mạnh, chưa có miễn dịch qua tiếp xúc dịch cơ thể. Sau khi nhiễm virus thủy đậu, bệnh sẽ ủ và khởi phát trong khoảng 1 - 3 tuần.

Các triệu chứng điển hình của người mắc thủy đậu gồm:

  • Phát ban: Những đốm đỏ, nhỏ trước tiên xuất hiện trên ngực và mặt, sau lan ra toàn cơ thể. Nốt phát ban sau đó phát triển thành mụn nước rất ngứa, sau đó mụn vỡ ra, tạo thành vết loét và hình thành vảy.

  • Cơ thể có triệu chứng giống với cúm: chán ăn, mệt mỏi, đau đầu, đau nhức cơ thể,…

Bệnh thủy đậu ở người lớn không phải là bệnh nguy hiểm, nhưng nếu chủ quan không điều trị kịp thời, thủy đậu có thể phát sinh biến chứng nghiêm trọng gồm:

  • Nhiễm trùng huyết hay nhiễm khuẩn máu.

  • Nhiễm khuẩn da, xương, mô mềm.

  • Viêm não, viêm phổi.

Biến chứng này nếu không can thiệp sớm, người bệnh có thể tử vong.

Phụ nữ mang thai mắc thủy đậu rất nguy hiểm

Đặc biệt với phụ nữ mang thai, nếu mắc bệnh thủy đậu trong thời gian thai kỳ, cả mẹ và trẻ đều có nguy cơ gặp phải biến chứng nghiêm trọng như:

  • Viêm phổi.

  • Dị tật bẩm sinh não bộ hoặc tứ chi.

  • Nhiễm trùng đe dọa tính mạng.

  • Trẻ sinh non, nhẹ cân.

Không những với phụ nữ mang thai, bệnh thủy đậu còn trở nên nguy hiểm hơn nếu người bệnh đang bị suy giảm miễn dịch, nhiễm HIV/AIDS, người bệnh mắc bệnh mạn tính,…

Ngoài ra, với người lớn, mắc thủy đậu và quá trình điều trị cần kiêng khem, sử dụng thuốc ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sinh hoạt. Do đó, chủ động phòng ngừa thủy đậu là lựa chọn ưu tiên để ngăn ngừa bệnh cũng như những biến chứng nguy hiểm.

Đến nay, biện pháp ngừa thủy đậu hiệu quả, an toàn nhất đó là vắc xin thủy đậu.

Tổ chức Y tế thế giới WHO đã khuyến cáo, người dân nên tiêm vắc xin để phòng bệnh hiệu quả.

Hơn 90% người đã tiêm phòng vắc xin tránh hoàn toàn được căn bệnh thủy đậu trong đời. Khoảng 5 - 10 % người đã tiêm phòng có thể mắc thủy đậu song bệnh thường nhẹ, với rất ít nốt đậu, thường không gặp biến chứng.

Tiêm phòng vắc xin thủy đậu ngăn ngừa 90% nguy cơ mắc bệnh

Do đó, người lớn, đặc biệt là phụ nữ chuẩn bị mang thai, những đối tượng dễ mắc thủy đậu như: nhân viên y tế, người chưa từng mắc thủy đậu, người sống trong vùng dịch thủy đậu bùng phát,… nên tiêm phòng vắc xin thủy đậu.

2. Nên tiêm vắc xin thủy đậu cho người lớn vào thời điểm nào?

Những người từng mắc bệnh thủy đậu sẽ có khả năng miễn dịch với virus gây bệnh này. Vì thế, nếu bạn từng mắc bệnh thủy đậu khi nhỏ thì khả năng cao sẽ không mắc bệnh lại khi lớn.

Tuy nhiên, những người đã có khả năng miễn dịch với virus thủy đậu vẫn có khả năng mắc bệnh lần 2 nếu hệ miễn dịch cơ thể yếu, nhất là gặp phải mùa dịch.

Do đó, người lớn được khuyến cáo nên tiêm phòng vắc xin thủy đậu trước mùa dịch bắt đầu tối thiểu 1 tháng. Do vắc xin cần khoảng 1 - 2 tuần trước khi phát huy tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại virus thủy đậu.

Ở Việt Nam, dịch thủy đậu thường bắt đầu vào tháng 1, đạt đỉnh điểm vào khoảng tháng 3, đến tháng 5 là cuối mùa cao điểm. Ngoài thời gian dịch, người lớn vẫn có thể mắc thủy đậu bất cứ khi nào trong năm, khi gặp tác nhân gây bệnh và miễn dịch cơ thể không đủ chống lại bệnh.

Theo thống kê của Bộ Y tế, năm 2017, tháng 3 là tháng cao điểm dịch Thủy đậu ghi nhận khoảng 8000 ca mắc bệnh. Các tháng còn lại trong năm, trung bình có dưới 3000 trường hợp mắc bệnh.

Mùa dịch thủy đậu ở nước ta cao điểm vào tháng 3

Bạn không nên đợi đến mùa dịch mới đi tiêm phòng vắc xin, bởi không những có nguy cơ cao mắc bệnh khi vắc xin chưa đáp ứng mà còn dẫn tới tình trạng chen chúc, khan hiếm vắc xin. Việc chủ động tiêm phòng vắc xin trước hoặc sau mùa dịch sẽ giúp cơ thể chuẩn bị kháng thể sẵn sàng, cũng như giảm tải cho các trung tâm tiêm chủng.

Ngoài ra, với phụ nữ đang độ tuổi sinh sản, có ý định mang thai thì nên tiêm phòng thủy đậu và hoàn thành mũi tiêm cuối cùng trước khi mang thai ít nhất 3 tháng. Một liều tiêm vắc xin thủy đậu cho người lớn gồm 2 mũi tiêm, mỗi mũi cách nhau ít nhất 4 năm, do đó bạn hãy chủ động tiêm phòng nếu có dự định mang thai hay chuẩn bị tới vùng có dịch.

Trẻ em từ 13 tuổi trở nên cũng áp dụng lịch tiêm phòng vắc xin thủy đậu với 2 mũi tiêm giống với người lớn.

3. Vắc xin thủy đậu cho người lớn có hiệu quả bao lâu?

Sau khi tiêm vắc xin thủy đậu vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ hoàn toàn đáp ứng và đạt khả năng phòng bệnh hiệu quả nhất sau 1 - 2 tuần. Sau đó, thời gian miễn dịch của vắc xin kéo dài khoảng 15 năm. Sau 15 năm, miễn dịch cơ thể chống lại bệnh thủy đậu có thể giảm dần, tùy theo cơ địa từng người.

Vắc xin thủy đậu đạt hiệu quả trong khoảng 15 năm

Do đó, người lớn sau thời gian miễn dịch khi tiêm phòng vắc xin có thể tiêm nhắc lại để đạt hiệu quả phòng ngừa tốt hơn. Với những người mắc bệnh, có hệ miễn dịch kém hoặc thường xuyên tiếp xúc với người mắc bệnh, nguy cơ mắc thủy đậu cao thì có thể tiêm nhắc lại sớm hơn.

Trên đây là một số thông tin về tiêm phòng vắc xin thủy đậu cho người lớn, hy vọng sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức bổ ích để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Nếu có thắc mắc, hãy liên hệ với MEDLATEC để được hỗ trợ và tư vấn từ các bác sỹ hàng đầu trong ngành.

Video liên quan

Chủ Đề