Vai trò của nhân viên cung cấp dịch vụ

Ngành dịch vụ và hàng hóa càng phát triển vai trò của nhân viên cung ứng ngày càng được đề cao. Trở thành một trong những vị trí không thể thiếu trong doanh nghiệp. Nhân viên cung ứng là một trong những ngành nghề có tiềm năng phát triển khá lớn. Vì thế khá nhiều bạn trẻ hiện nay bắt đầu hứng thú với công việc này.

Tuy nhiên, để gọi là hiểu rõ về bản chất của vị trí này thì không phải ai cũng làm được. Vậy cụ thể vai trò của nhân viên cung ứng hay nhân viên quản lý chuỗi cung ứng là gì? Cùng tìm hiểu về ngành hot này sau đây nhé!

Tìm hiểu nhân viên cung ứng là gì?

Trong dây chuyền của một chuỗi cung ứng và vận chuyển, nhân viên cung ứng là một trong những mắt xích quan trọng giúp quá trình diễn ra mượt mà hơn. Vậy nhân viên cung ứng là gì? Có vai trò gì?

Nhân viên cung ứng là gì?

Nhân viên cung ứng là người sẽ đảm nhận các công việc có liên quan đến quá trình cung ứng hàng hóa, sản phẩm hay dịch vụ cả đầu ra và đầu vào cho doanh nghiệp, tổ chức cũng như công ty mà họ phụ trách. 

>>> Xem thêm: Top 100 các trường đại học top đầu Việt Nam

Vai trò của nhân viên cung ứng trong doanh nghiệp

Nhân viên cung ứng là những người sẽ đảm nhiệm vai trò trực tiếp giám sát nguyên vật liệu, tham gia quản lý hồ sơ, thông tin về trang thiết bị, dụng cụ làm việc. Đồng thời họ cũng là những người sẽ tham mưu cho chủ doanh nghiệp, hỗ trợ chủ doanh nghiệp đưa ra quyết định trong việc đầu tư các trang thiết bị, vật tư cần thiết cho quá trình sản xuất và phát triển. 

Nhân viên quản lý chuỗi cung ứng sẽ thông qua sự liên kết của quá trình kiểm định, giám sát và thực hiện hoạt động cung ứng nguyên vật liệu. Nhờ đó mà hàng hóa, sản phẩm dịch vụ được tạo ra đạt kết quả cao. 

Nhân viên sẽ đảm nhiệm từng vai trò khác nhau trong chuỗi quá trình cung ứng. Các nhiệm vụ này còn phụ thuộc vào lĩnh vực mà doanh nghiệp đang đầu tư khai thác. 

Mô tả công việc nhân viên cung ứng

Công việc của một nhân viên cung ứng tại mỗi doanh nghiệp có thể sẽ khác nhau. Tùy vào đặc thù, ngành nghề, sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh mà nhân viên cung ứng sẽ đảm nhiệm những vai trò khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì một nhân viên cung ứng sẽ có trách nhiệm hoàn thành những đầu việc cơ bản dưới đây.

Tìm kiếm nhà cung cấp tiềm năng cho công ty

Mỗi bộ phận sẽ đảm nhiệm mỗi chức năng riêng, từng người trong bộ phận đó sẽ thực hiện những nhiệm vụ riêng vì một mục tiêu chung. Và với vị trí là một nhân viên cung ứng thì việc tìm kiếm nhà cung cấp tiềm năng cho doanh nghiệp chính là một trong những nhiệm vụ điển hình mà họ phải thực hiện. 

Hầu hết những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm sẽ cần nguồn nguyên liệu đầu vào rất lớn. Để đảm bảo nhu cầu sản xuất, nhân viên cung ứng chính là những nhà đại diện thay mặt doanh nghiệp tìm kiếm những nhà cung cấp phù hợp với điều kiện và nhu cầu của doanh nghiệp. Đặc biệt trên phương diện chất lượng và giá cả.

Tìm kiếm nhà cung cấp tiềm năng cho công ty là vai trò của nhân viên cung ứng

Với một số mặt hàng độc quyền ít nhà cung cấp thì giá cả sẽ khá cao khiến chi phí sản xuất tăng. Nhiệm vụ của nhân viên chuỗi cung ứng lúc này chính là thương lượng giá cả làm sao để giảm chi phí đến mức thấp nhất. Trong trường hợp nhà cung cấp đồng ý, nhân viên cung ứng sẽ tiến hành ký hợp đồng. Ngược lại, nếu không đạt được thỏa thuận, nhân viên bắt buộc phải tìm nhà cung cấp khác để đảm bảo quá trình sản xuất không bị gián đoạn. 

>>> Xem thêm: Học phí UEF Đại học Kinh Tế Tài Chính Thành phố Hồ Chí Minh

Nhận yêu cầu mua hàng từ cấp trên giao xuống

Nhân viên cung ứng sẽ là người trực tiếp mua hàng khi có yêu cầu từ cấp trên. Mỗi một mặt hàng cần mua sẽ phải trải qua rất nhiều khâu kiểm duyệt, sau cùng vẫn sự chấp thuận của người có thẩm quyền cao nhất. Do đó, mỗi khi muốn mua bất kỳ mặt hàng nào, dù số lượng nhỏ hay số lượng lớn thì nhân viên cung ứng sẽ chỉ nhận nhiệm vụ khi có yêu cầu từ cấp trên với đầy đủ sự xác nhận của những người có thẩm quyền. 

Khi nhận được yêu cầu mua hàng cụ thể, nhân viên quản lý chuỗi cung ứng sẽ bắt đầu lập kế hoạch thu mua. Trong đó, bao gồm danh sách những nhà cung cấp tiềm năng, nhân viên cung ứng sẽ liên hệ để trao đổi những vấn đề liên quan với họ. Sau khi trao đổi với các nhà cung cấp, nhân viên sẽ đưa ra nhận xét và đánh giá đâu là nhà cung cấp tiềm năng với giá thành thấp nhưng đảm bảo chất lượng. Từ đó chọn nhà cung cấp phù hợp để hợp tác. 

Đề xuất giá bán cho sản phẩm phụ trách

Đứng ở vị trí nhân viên cung ứng, họ là những người hiểu rõ nhất về nguyên vật liệu đầu vào, chất lượng và cả giá cả. Nên họ sẽ đảm nhận luôn nhiệm vụ định giá sản phẩm hay đề xuất giá bán. Để đưa ra đề xuất, họ thường sẽ tham khảo giá cả của sản phẩm trên thị trường, xem xét và đưa ra đánh giá so với sản phẩm của mình. Và dựa trên cơ sở đó để đề xuất mức giá cuối cùng. 

Có thể nói, nhân viên cung ứng là những người đề xuất giá một cách khách quan và hoàn toàn có căn cứ. Bởi họ biết chi tiết về giá cả của nguyên phụ liệu đầu vào, cân đo chi phí để đề xuất mức giá hợp lý nhất. 

Đứng ở vị trí nhân viên cung ứng, họ là những người hiểu rõ nhất về nguyên vật liệu đầu vào

Thực hiện giám sát tiến độ và nghiệm thu đơn hàng

Từ khâu mua nguyên liệu đầu vào đến khâu hoàn thành sản phẩm nhân viên cung ứng đều phải theo dõi sát sao từng công đoạn. Bởi trong quá trình sản xuất sẽ có rất nhiều mặt hàng cần bổ sung. Việc theo dõi tiến độ sản xuất sẽ giúp họ có thể tiến hành nghiệp vụ mua hàng một cách kịp thời nhất. Giúp duy trì sự ổn định cho dây chuyền sản xuất đồng thời đảm bảo thời gian hoàn thành đơn hàng và giao hàng. 

Khi kết thúc đơn hàng, nhân viên cung ứng và các bộ phận khác có liên quan sẽ nghiệm thu đơn hàng. Mục đích là để nắm rõ đơn hàng ấy đã sử dụng bao nhiêu loại nguyên phụ liệu, số lượng sử dụng ở mức nào… Đây cũng là một trong những giai đoạn giúp cho việc đề xuất giá bán của thành phẩm được chính xác và có cơ sở hơn. 

>>> Xem thêm: 4 vai trò của quản lý chất lượng doanh nghiệp nào cũng cần

Theo dõi công nợ

Giao dịch hàng hóa, trao đổi hàng hóa “chịu” hiện nay đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Có nghĩa là những doanh nghiệp lớn với độ uy tín cao sẽ có thể mua chịu hàng hóa về sản xuất trước rồi mới thanh toán tiền cho nhà cung cấp sau. 

Hoặc còn có trường hợp khi các doanh nghiệp có mối quan hệ thân thiết, hợp tác làm ăn lâu dài với nhau trao đổi nguyên liệu qua lại thường họ sẽ để cuối kỳ mới tính chênh lệch rồi thanh toán. 

Ngoài ra, còn nhiều hình thức khác cũng khá phổ biến như khách hàng chịu 1 phần hoặc toàn phần số tiền hàng… Vai trò của nhân viên cung ứng trong những trường hợp này là rất quan trọng. Họ sẽ là người đảm nhiệm vai trò theo dõi công nợ cho doanh nghiệp. 

Việc mua bán, trao đổi hàng hóa thường sẽ do nhân viên cung ứng phụ trách. Do đó, hầu như các khoản nợ mà khách hàng nợ doanh nghiệp họ là người nắm rõ nhất nên cũng là người phụ trách theo dõi khoản nợ một cách chính xác nhất. Bên cạnh đó, phải thường xuyên gọi điện thúc giục đối tác thanh toán tiền hàng cho doanh nghiệp. 

Xử lý những vấn đề phát sinh xảy ra trong công việc

Những khó khăn mà nhân viên cung ứng hay gặp phải thường là những khó khăn liên quan đến khách hàng, nhà cung cấp hoặc đối tác. Chẳng hạn như: Hàng hóa thu mua về phát hiện lỗi và nhà cung cấp gây khó khăn thay vì giải quyết. 

Tuy nhiên, những khó khăn này sẽ phần nào giúp nhân viên cung ứng chứng minh được năng lực của họ. Nhân viên quản lý chuỗi cung ứng là người trực tiếp đối mặt và tìm cách khắc phục những khó khăn ấy để quá trình sản xuất cũng như những hoạt động của doanh nghiệp được diễn ra một cách thuận lợi và ổn định hơn. 

Nhân viên chuỗi cung ứng sẽ xử lý những vấn đề phát sinh xảy ra trong công việc

>>> Xem thêm: Lương cứng là gì & Cách tính lương cứng “chuẩn xác” nhất

Những yêu cầu cần có để trở thành một nhân viên cung ứng

Nhân viên cung ứng là một trong những vị trí chủ chốt trong bộ máy quản lý doanh nghiệp, do đó để đảm nhiệm vị trí này bạn bắt buộc phải có những kỹ năng cần thiết cũng như kiến thức cơ bản về công việc. Cùng xem cụ thể thì vị trí này cần những yêu cầu gì sau đây nhé!

Yêu cầu cơ bản

Bất kỳ nhân viên nào, dù ở vị trí nào đều phải hiểu rõ về chuyên môn và nghiệp vụ của mình. Nhân viên cung ứng cũng không ngoại lệ. Nhà tuyển dụng thường ưu tiên lựa chọn những ứng viên tốt nghiệp Đại học trở lên với chuyên ngành tương đương về đội của mình. Để đội ngũ nhân viên ngày càng hùng mạnh, gia tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, để ứng tuyển vào vị trí này không bắt buộc bạn phải có kinh nghiệm quá nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn có kinh nghiệm ở vị trí tương đương trước đây chắc chắn sẽ lợi thế hơn so với những ứng viên chưa có kinh nghiệm.

Vì vậy, nếu yêu thích và có niềm đam mê với công việc này, bạn nên bắt đầu bổ sung cho mình những kiến thức cần thiết liên quan đến quá trình cung ứng trong công việc. Giúp bản thân thay đổi diện mạo mới, học thêm nhiều kỹ năng hỗ trợ nghề nghiệp sẽ giúp bạn trở nên ấn tượng hơn trong mắt nhà tuyển dụng

Yêu cầu để trở nên chuyên nghiệp

Để trở thành một nhân viên chuỗi cung ứng không khó, nhưng để trở thành một nhân viên cung ứng chuyên nghiệp thì không hề đơn giản. Những kỹ năng sau đây sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình thăng tiến của mình!

Đầu tiên và quan trọng nhất chính là khả năng đàm phán, giao tiếp và thuyết phục. Khả năng giao tiếp chính là một trong những vũ khí lợi hại giúp bạn chuyển mình trong nhiều trường hợp khác nhau. Biến điều tồi tệ thành điều tốt đẹp, biến điều tốt đẹp thành điều tốt đẹp hơn. Ăn nói khéo léo cùng với khả năng thuyết phục điêu luyện sẽ giúp bạn dễ dàng trao đổi và đạt được thỏa thuận với khách hàng cũng như đối tác.

Tiếp theo chính là kỹ năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ. Đứng ở phương diện là người tìm kiếm các nhà cung cấp phù hợp cho công ty, sẽ không tránh khỏi trường hợp bắt buộc phải giao tiếp với người nước ngoài.

Có khi là đối tác của công ty, có khi sẽ là phía nhà cung cấp. Do đó, thành thạo ngoại ngữ sẽ giúp bạn làm việc trôi chảy hơn, kết hợp một cách hài hòa với khách hàng và đối tác. Nếu bây giờ khả năng ngoại ngữ của bạn chưa được tốt thì đừng chần chừ mà hãy bắt tay vào cải thiện cho mình ngay đi nhé!

Kỹ năng cần thiết của một nhân viên cung ứng là gì?

Cuối cùng chính là khả năng không thể thiếu với một nhân viên cung ứng, khả năng tính toán nhạy bén. Một nhân viên quản lý chuỗi cung ứng sẽ thường phải làm việc với những con số. Chẳng hạn như trong quá trình đàm phán giá cả, đưa ra mức giá đề xuất, quản lý nợ… tất cả những công việc này đều bắt buộc phải làm việc với những con số.

Nếu không có khả năng tính toán thì đây chính là rào cản của bạn trong nghề. Không nhạy bén trong tính toán dễ khiến bạn phạm phải sai lầm. Nếu muốn phát triển nghề nghiệp ở vị trí này hãy rèn luyện khả năng tính toán của mình thật chính xác để không xảy ra sự cố đáng tiếc nào nhé!

Trên đây là top 3 kỹ năng quan trọng nhất bạn cần lưu ý để bổ sung cho mình nếu muốn trở thành một nhân viên cung ứng chuyên nghiệp. Con đường thành công chắc chắn sẽ không trải đầy hoa hồng. Nhưng sự kiên trì, nhiệt huyết và tinh thần học hỏi chắc chắn sẽ giúp bạn có những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp của mình. 

Cơ hội nghề nghiệp của nhân viên cung ứng?

Bạn có từng nghĩ sẽ trở thành một nhân viên cung ứng trong tương lai chưa? Bạn có thắc mắc về nhu cầu tuyển dụng cũng như mức lương dành cho vị trí này hiện nay không? Cùng tìm câu trả lời ngay sau đây nhé!

Nhu cầu tuyển dụng

Trên thị trường việc làm hiện nay, cơ hội dành cho nhân viên cung ứng khá nhiều. Là một trong những vị trí đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp nên hầu như ở mọi thời điểm trong năm, bạn đều có thể tìm thấy các tin tuyển dụng dành cho vị trí này.

Cơ hội nghề nghiệp cho nhân viên chuỗi cung ứng

Mức lương

Là một trong những vị trí quan trọng trong kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp, do đó vị trí nhân viên cung ứng trên thị trường được hưởng mức thu nhập khá cao so với các ngành nghề khác cũng như các vị trí trong cùng lĩnh vực. Lương cứng của nhân viên chuỗi cung ứng có thể dao động từ 8-10 triệu/tháng. 

Mức lương này là chưa tính những phụ cấp trong quá trình làm việc chẳng hạn như: hỗ trợ chi phí ăn uống, thưởng dự án, hoa hồng khi tìm kiếm nhà cung ứng…

Kinh nghiệm càng nhiều bạn càng dễ thăng tiến trong lĩnh vực này. Từ 3 – 5 năm kinh nghiệm ở vị trí nhân viên cung ứng bạn có thể thăng tiến thành quản lý, trưởng bộ phận Cung ứng hoặc vị trí cao hơn nữa với mức đãi ngộ hấp dẫn. 

>>> Xem thêm: Khảo sát mức lương các ngành nghề đang hot tại Việt Nam

Quyền lợi

Mỗi doanh nghiệp sẽ có những chính sách ưu đãi ngộ khác nhau để giữ chân nhân viên và người lao động. Những chính sách này sẽ tuân thủ theo những quy định của Bộ luật lao động được doanh nghiệp bảo hộ cho người lao động. 

Một nhân viên cung ứng thường sẽ được hưởng những quyền lợi sau:

  • Tham gia đầy đủ BHXH, BHYT và Bảo hiểm thất nghiệp.
  • Hưởng các ngày lễ, ngày phép theo quy định của Nhà nước và của Công ty. 
  • Thưởng khi vượt chỉ tiêu.
  • Du lịch thường niên tùy chính sách của công ty.
Quyền lợi của 1 nhân viên quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Làm sao để ứng tuyển nhân viên cung ứng nhanh nhất?

Vì là vị trí thiết yếu trong doanh nghiệp nên nhân viên cung ứng thường được tuyển dụng quanh năm. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy tin tuyển dụng nhân viên cung ứng trên các trang tuyển dụng uy tín chẳng hạn như: Muaban.net,..

Tuy nhiên cần lưu ý chỉ nên tham khảo những tin tuyển dụng có đầy đủ thông tin về công việc chẳng hạn như: mức lương, yêu cầu công việc hoặc các chế độ phúc lợi khác… Sau đó đưa ra lựa chọn phù hợp với bản thân mình. 

Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu về nhân viên cung ứng là gì cũng như cung cấp những kiến thức cần thiết dành cho bạn khi có dự định ứng tuyển vào vị trí trên. Bạn có thể tìm thấy bất kỳ thông tin về việc làm hoặc về cuộc sống hàng ngày tại Muaban.net. Đây là kênh thông tin đa lĩnh vực được đánh giá cao hiện nay về cả chất lượng tin và tần suất cập nhật tin tức. 

Video liên quan

Chủ Đề