Vàm cỏ đông ở đâu

Sông Vàm Cỏ Đông là một chi lưu của sông Vàm Cỏ, thuộc hệ thống sông Đồng Nai.

Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn tư vùng đồi núi bên lãnh thổ Campuchia chảy vào Việt Nam tại xã Biên Giới, huyện Châu Thành, Tây Ninh, rồi qua các huyện Bến Cầu, Hòa Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng [đều thuộc Tây Ninh].Và đi vào địa phận tỉnh Long An qua các huyện Đức Hòa,Đức Huệ,Bến Lức,Cần Đước và kết hợp với sông Vàm Cỏ Tây tạo nên sông Vàm Cỏ và đi ra biển Đông.Sông Vàm Cỏ Đông có một số chi lưu trong đó có sông Nhật Tảo.

Sông có chiều dài 220 km trong đó phần trên lãnh thổ Việt Nam dài hơn 150 km.Lưu vực sông rộng 8.500 km² và lưu lượng là 96 m³/s.[1]

Tại Tây Ninh, Vàm Cỏ Đông chảy từ phía tây bắc hướng Bến Cầu có cảng Bến Kéo qua Gò Dầu Hạ, rồi xuôi hướng đông nam chảy qua thị trấn Bến Lức của tỉnh Long An. Sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây hợp lưu lại [tại Tân Trụ] thành sông Vàm Cỏ. Vì có nhiều nhánh sông nhỏ của Vàm Cỏ Đông nên nó rất thuận tiện cho việc lưu thông bằng đường thủy để vận chuyển hàng hóa từ các nơi về Tây Ninh hay ngược lại từ Tây Ninh đến những nơi khác [chủ yếu là các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long], điển hình là tại cảng Bến Kéo [huyện Hòa Thành] rất tấp nập.

Đây là nơi xảy ra nhiều trận đánh ác liệt trong các cuộc chiến tranh. Trong cuộc chiến chống Pháp, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã chỉ huy trận đánh đốt tàu Hy Vọng của thực dân Pháp tại vàm Nhựt Tảo. Trong chiến tranh Việt Nam, đây cũng là nơi diễn ra nhiều trận đánh ác liệt.

Sông này nổi tiếng với bài hát cùng tên là bài "Vàm Cỏ Đông" [sáng tác: Trương Quang Lục, thơ: Hoài Vũ], "Lên ngàn" [sáng tác: Hoàng Việt].

Sông Vàm Cỏ Đông là một chi lưu của sông Vàm Cỏ, thuộc hệ thống sông Đồng Nai.

Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn tư vùng đồi núi bên lãnh thổ Campuchia chảy vào Việt Nam tại xã Biên Giới, huyện Châu Thành [Tây Ninh], làm ranh giới tự nhiên giữa Châu Thành và Tân Trụ [Long An], rồi qua các huyện Bến Cầu, Hòa Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng [đều thuộc Tây Ninh]. Vàm Cỏ Đông có một số chi lưu trong đó có sông Nhật Tảo.

Sông có chiều dài 220 km trong đó phần trên lãnh thổ Việt Nam dài hơn 150 km.Lưu vực sông rộng 8.500 km² và lưu lượng là 96 m³/s.[1]

Tại Tây Ninh, Vàm Cỏ Đông chảy từ phía tây bắc hướng Bến Cầu có cảng Bến Kéo qua Gò Dầu Hạ, rồi xuôi hướng đông nam chảy qua thị trấn Bến Lức của tỉnh Long An. Sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây hợp lưu lại [tại Tân Trụ] thành sông Vàm Cỏ. Vì có nhiều nhánh sông nhỏ của Vàm Cỏ Đông nên nó rất thuận tiện cho việc lưu thông bằng đường thủy để vận chuyển hàng hóa từ các nơi về Tây Ninh hay ngược lại từ Tây Ninh đến những nơi khác [chủ yếu là các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long], điển hình là tại cảng Bến Kéo [huyện Hòa Thành] rất tấp nập.

Đây là nơi xảy ra nhiều trận đánh ác liệt trong các cuộc chiến tranh. Trong cuộc chiến chống Pháp, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã chỉ huy trận đánh đốt tàu Hy Vọng của thực dân Pháp tại vàm Nhựt Tảo. Trong chiến tranh Việt Nam, đây cũng là nơi diễn ra nhiều trận đánh ác liệt.

Sông này nổi tiếng với bài hát cùng tên là bài "Vàm Cỏ Đông" [sáng tác: Trương Quang Lục, thơ: Hoài Vũ], "Lên ngàn" [sáng tác: Hoàng Việt].

Du lịch Long An được xem là chuyến du lịch “màu mỡ” nhất cho du khách khi bắt đầu hành trình khám phá miền Tây sông nước. Điều đơn giàn bởi Long An là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi cho nền nông nghiệp phát triển, lẫn sản lượng nông sản vào hàng bậc nhất đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, Long An còn sở hữu thế mạnh về nguồn tài nguyên sinh thái phong phú, giúp phát triển du lịch sinh thái của địa phương. Nói đến đây, để chứng kiến được sự hấp dẫn của Long An, du khách nhất định phải ghé qua Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây.

Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây – dẫu du khách chưa từng đến Long An, có lẽ cũng đã nghe về khu du lịch Long An nổi tiếng này. Là hai nhánh sông của tỉnh Long An, nơi đây có hệ sinh thái ven hai nhánh sông rất giá trị về cả kinh tế lẫn du lịch. Tại đây, du khách có thể tận mắt chứng kiến nhiều loài thực vật, nhiều loài động vật quý có tên trong sách đỏ.

Sông Vàm Cỏ Đông

Nói về Vàm Cỏ Đông, du lịch Vàm Cỏ Đông là chuyến du lịch hội tụ đủ các yếu tố cảm xúc từ háo hức – thích thú – say mê cho đến tự hào. Đầu tiên, du khách sẽ được ngồi trên chiếc xuồng, bơi ngược dòng lên thượng nguồn. Quá trình lên thượng nguồn là khoảng thời gian để du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của Vàm Cỏ Đông. Hai bên bờ, hương thơm của các loại hoa rừng, đồng thanh chào đón người du lịch. Nếu đi cùng hướng dẫn viên, du khách sẽ được lắng nghe các câu chuyện lịch sử gắn liền với dòng sông anh hùng này trong thời chiến. Sau đó, du khách ghé chân tại mốc biên giới 132 [Việt – Campuchia] để tiếp tục ngắm nhìn cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ của suối Đa Ha, ngày đêm cần mẫn đổ ra sông Vàm Cỏ Đông.

Sông Vàm Cỏ Tây 

Nói về Vàm Cỏ Tây, đi du lịch trên dòng Vàm Cỏ Tây vừa thơ mộng vừa phảng phất nét tâm linh. Vì đã xuôi theo dòng Vảm Cỏ Tây, du khách nhất định sẽ được ghé thăm Chùa Nổi – ngôi chùa của nhiều huyền thoại kỳ bí. Tương truyền, vào những năm 1820, vùng đất này thường xuyên chịu lũ. Bọn trẻ con trong vùng lấy đất sét nặn thành tượng để chơi. Nhiều phụ huynh phạt bọn trẻ mê chơi nên đẩy các tượng đất sét ấy xuống dòng Vàm Cỏ Tây nhưng lạ thay, các tượng không bao giờ chìm, cứ nổi lên suốt. Thấy vậy, người dân bắt đầu mang tượng lên lập chùa thờ cúng. Từ đó, chùa Nổi hình thành và mặc dù nằm ngay vùng lũ nhưng chùa Nổi lại không bao giờ bị ngập. Nét lạ lùng đó càng làm cho bà con tin tưởng vào sự linh thiêng của ngôi chùa. Sau khi thăm chùa Nổi, du khách có thể cặp bến bất cứ nơi nào để nghỉ chân, cùng nhau thưởng thức những món ăn dân dã miệt vườn.

Vàm Cỏ Đông và Vảm Cỏ Tây qua lời giới thiệu trên không biết có làm động lòng du khách hay chưa? Nếu có thì đừng chờ đợi gì nữa mà không một lần đến thăm hai bờ sông Vàm Cỏ này nhé.

sông Vàm Cỏ Tây qua TP.Tân An

Sông Hưng Hòa [Vũng Gù] tức Vàm Cỏ Tây, Rạch Tầm Long chi lưu của sông Hưng Hòa trong bản đồ Nam Kỳ Lục tỉnh năm 1861-1863.

Sông Vàm Cỏ Tây là tên một con sông chảy qua tỉnh Long An và Tiền Giang. Thành phố Tân An của tỉnh Long An nằm bên hữu ngạn con sông này.

Vàm Cỏ Tây vừa là phân lưu của sông Tiền vừa là phụ lưu của sông Đồng Nai. Sông này lấy nước từ sông Tiền và vùng Đồng Tháp Mười[1] rồi hợp lưu với sông Vàm Cỏ Đông tạo thành sông Vàm Cỏ. Vàm Cỏ Tây được xem là ranh giới phía đông bắc của đồng bằng sông Cửu Long.1

Sông Vàm Cỏ Tây bắt nguồn từ 2 nguồn chính:

  • Một nhánh thượng nguồn phía tây là từ dòng chính sông Mekong qua các phân lưu của nó tách ra trên địa bàn tỉnh Prey Veng Campuchia là Preak Banam và Preak Trabeak chảy theo hướng đông nam, tới biên giới Việt Nam-Campuchia đổ vào rạch Cái Cỏ [được coi là đoạn thượng nguồn của sông Sở Hạ] và các kênh rạch thuộc vùng Đồng Tháp Mười, rồi đổ vào Vàm Cỏ Tây bắt đầu từ đoạn thượng nguồn của nó là rạch Long Khốt tại huyện biên giới đầu nguồn Vĩnh Hưng.
  • Một nhánh thượng nguồn phía đông là Stưng Svay Rieng [thời nhà Nguyễn và thời Pháp thuộc cuối thế kỷ 19 người Việt gọi là rạch Tầm Dương hay Tam Dưỡng2 ] chảy qua giữa tỉnh Svay Rieng Campuchia, rồi cũng chảy vào rạch Long Khốt tại huyện biên giới đầu nguồn Vĩnh Hưng. Vào thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 cùng chảy vào rạch Long Khốt tại vùng lồi Svay Téap-Svay Rieng còn có rạch Soài Giang [rạch Xoài Giang, rạch Bào hay Vàm Bào, nay hầu như đã bị bồi lấp] là con rạch nối giữa thượng nguồn hai sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây với nhau. Rạch Bào [Soài Giang] này nối với sông Vàm Cỏ Đông tại ranh giới giữa huyện Bến Cầu với xã Cẩm Giang, Gò Dầu tỉnh Tây Ninh Việt Nam ngày nay, nguyên làm ranh giới giữa 2 huyện Quang Hóa và Tân Ninh phủ Tây Ninh tỉnh Gia Định nhà Nguyễn, nối với Vàm Cỏ Tây [rạch Long Khốt] tại khoảng vị trí xã Thái Trị huyện Vĩnh Hưng, Long An ngày nay. Tại khoảng giữ rạch Soài Giang vị trí nay là xã Kandieng Reay huyện Svay Theab, tách ra một dòng xưa gọi là rạch Tầm Long nay gọi là rạch Cái Rô hay Vàm Rồ chảy theo hướng bắc-nam qua huyện Kampong Rou đổ nước vào sông Vàm Cỏ Tây tại huyện Mộc Hóa.

Trong lãnh thổ Việt Nam sông Vàm Cỏ Tây được tính từ rạch Long Khốt, chảy qua các huyện Vĩnh Hưng, Tân Thạnh, Tân Hưng, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Tân Trụ, Cần Đước, Châu Thành và Thành phố Tân An của tỉnh Long An. Sông cùng với sông Vàm Cỏ Đông hợp thành sông Vàm Cỏ ở Tân Trụ, rồi đổ ra cửa Xoài Rạp. Phần hạ lưu sông Vàm Cỏ Tây, về phía tây, nhận nước từ vùng Đồng Tháp Mười qua các kênh rạch chính như: kênh Dương Văn Dương-Bắc Đông, kênh Nguyễn Văn Tiếp-rạch Chanh3 . Phía đông hạ lưu Vàm Cỏ Tây nối thông với sông Vàm Cỏ Đông qua hệ thống các kênh Trà Cú Thượng, kênh Thủ Thừa [Trà Cú]. Phần hạ lưu sông Vàm Cỏ Tây, về phía nam, đổ nước vào sông Tiền Giang trước khi hợp thành sông Vàm Cỏ, qua sông Bảo Định và các kênh rạch nhỏ nối vào kênh Chợ Gạo ở Tiền Giang.

Sông Vàm Cỏ Tây và Đông nước có màu xanh khi thủy triều lên và vàng đục khi thủy triều xuống. Đây là nét đặc trưng riêng của sông Vàm Cỏ, khác với các sông khác ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Sông Vàm Cỏ Tây độ dài qua tỉnh Long An là 186 km, nguồn nước chủ yếu do sông Tiền tiếp sang qua kênh Hồng Ngự, đáp ứng một phần nhu cầu nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cho dân cư.

Phần chính của sông Vàm Cỏ Tây và tất cả các chi lưu của nó vào thời nhà Nguyễn được gọi là sông Hưng Hòa. Đại Nam nhất thống chí chép rằng4 :

Sông Hưng Hòa tục gọi sông Vũng Gù, nguồn tự Tiền Giang chia xuống phía đông, qua phủ Ba Cầu Nam5 nước Cao Miên, rất cạn, có lụt thuyền ghe mới đi được. Lại qua sông Vàm Dừa 74 dặm, lại qua phía bắc bảo Trấn Nguyên6 làm sông Bát Chiên. Bờ nam là địa giới tỉnh Định Tường. Bờ phía bắc là đất Cao Miên. Lại ngoặt về phía nam làm ranh giới giữa hai tỉnh Gia Định và Định Tường. Quanh co chừng trăm dặm đến bảo Tuyên Uy7 , lại chảy về phía đông nam 37 dặm làm [cửa] sông Bát Đông. Sau rộng dần, bề ngang là 4 trượng 5 thước. Lại chảy về phía nam 17 dặm qua cửa sông Chanh8 và sông Lợi Tế 9 tỉnh Gia Định. Lại chảy 14 dặm rưỡi qua sông Bảo Định. Phía đông hợp với hạ lưu sông Lật Giang10 tỉnh Gia Định, một nhánh 68 dặm đổ ra cửa Soi Rạp.

Các cây cầu bắc qua sông có: Cầu treo Cả Rưng [Vĩnh Hưng], cầu Mới [cầu Mộc Hóa] tại Mộc Hóa trên quốc lộ 62, cầu Tuyên Nhơn [trên quốc lộ N2], cầu Dây Võng [Thủ Thừa], cầu nối cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương, cầu Tân An mới, cầu Tân An [Long An], Cầu Giây Văng [Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa]

  1. ^ Nguyễn Thị Minh Phượng [], Xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long: Nguyên nhân, tác động và các giải pháp ứng phó, Trung tâm Phân tích thông tin, Cục Thông tin khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và công nghệ, trang 8.
  2. ^ Sông Vàm Cỏ Tây trên trang Cồ Việt.
  3. ^ Lịch sử đào kênh Nam Bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 19, Phạm Đức Hảnh.
  4. ^ Đại Nam nhất thống chí, Nam Kỳ lục tỉnh, quyển XXVIII, tỉnh Định Tường, trang 92.
  5. ^ Tức Ba Phnom hay Ba Nam.
  6. ^ Tức bảo Hưng Nguyên, nay khoảng xã Hưng Điền A huyện Vĩnh Hưng.
  7. ^ Nay là xã Tuyên Bình.
  8. ^ Rạch Chanh-kênh Nguyễn Văn Tiếp.
  9. ^ Kênh Thủ Thừa.
  10. ^ Tức sông Lức [Bến Lức].

[Nguồn: Wikipedia]

x

1 ^ Nguyễn Thị Minh Phượng [], Xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long: Nguyên nhân, tác động và các giải pháp ứng phó, Trung tâm Phân tích thông tin, Cục Thông tin khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và công nghệ, trang 8.

2 ^ Sông Vàm Cỏ Tây trên trang Cồ Việt.

3 ^ Lịch sử đào kênh Nam Bộ thời nhà Nguyễn từ thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 19, Phạm Đức Hảnh.

4 ^ Đại Nam nhất thống chí, Nam Kỳ lục tỉnh, quyển XXVIII, tỉnh Định Tường, trang 92.

5 ^ Tức Ba Phnom hay Ba Nam.

6 ^ Tức bảo Hưng Nguyên, nay khoảng xã Hưng Điền A huyện Vĩnh Hưng.

7 ^ Nay là xã Tuyên Bình.

8 ^ Rạch Chanh-kênh Nguyễn Văn Tiếp.

9 ^ Kênh Thủ Thừa.

10 ^ Tức sông Lức [Bến Lức].

Video liên quan

Chủ Đề