Ví dụ về dịch vụ văn hóa du lịch

Đề tài du lịch luôn là những câu chuyện vô tận. Khi mà đời sống càng ngày càng được nâng cao. Nhu cầu đi du lịch dường như trở thành một nhu cầu thiết yếu của con người trong xã hội hiện đại. Có nhiều mục đích khi người ta đi du lịch. Nhưng nhìn chung kết quả thu về là một tâm lý tươi mới, thư giãn và tích lũy được thêm kiến thức.

Và hình thức du lịch văn hóa đang là mục đích được ưu tiên và là xu hướng của du khách hiện tại.

Khái niệm Du lịch văn hóa

Thực tế trên thế giới, người ta vẫn chưa có một lý thuyết chung nhất về du lịch. Mỗi một quốc gia lại có một định nghĩa riêng cho mình về thế nào gọi là du lịch.

Nhưng cách hiểu đơn giản nhất thì du lịch chính là di chuyển khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình để tới một nơi khác nhằm mục đích thăm quan, khám phá, nghỉ dưỡng, vân vân … và thời gian cho chuyến đi đó dài hơn 24h và không nhằm mục đích học tập, làm việc hay các công việc mang tính chất liên tục.

Về khái niệm văn hóa, đó là một khái niệm mang nội hàm rất rộng. Văn hóa hiểu chung nhất đó chính là tất cả những thứ cấu thành nên cuộc sống hàng ngày của con người, từ vật chất cho đến tinh thần.

Vậy du lịch văn hóa nên được hiểu theo nghĩa là một chuyến viếng thăm mang mục đích khám phá, tìm hiểu, tiếp xúc, học hỏi về một cuộc sống của người dân ở nơi khác biệt so với đời sống thường nhật của bản thân tại nơi cư trú thường xuyên.

Vai trò của du lịch văn hóa

Khi mà toàn cầu hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ và nhanh chóng. Thì bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa bản sắc cần được quan tâm đặc biệt. Và du lịch là một hoạt động vô tình thúc đấy các cơ quan chức trách chú ý tới bảo tồn văn hóa nhiều hơn. Bởi lẽ nếu không có đặc sắc và sự khác biệt trong văn hóa, thì sẽ không có gì hấp dẫn du khách tới thăm. Các hoạt động du lịch văn hóa vừa tạo ra nguồn thu nhập lớn, lại vừa là cơ hội để những loại hình bản sắc dân tộc được lên ngôi.

Tuy nhiên, việc bảo tồn sự đa dạng và nguyên bản nhưng phải lược bỏ những vấn đề tiêu cực, giữ gìn những giá trị tích cực lại là một điều không hề đơn giản. Bởi cùng với sự phát triển trong cuộc sống, các xu hướng hiện đại hóa, và nhất là trong thời đại 4.0, khi mà công nghệ len lỏi vào từng ngóc ngách trong cuộc sống.

Giữ gìn những giá trị xưa cũ là điều cực kì nan giải. Và khi ý thức con người thay đổi thì những giá trị cũ cũng thay đổi theo. Những câu hỏi này được đặt ra luôn yêu cầu những nhà chức trách phải đề ra chiến lược và hành động cần thiết để duy trì mỗi ngày.

Ví dụ như Hà Nội – thành phố ngàn năm văn hiến, nổi tiếng với những di tích lịch sử, những giá trị nghệ thuật, đời sống con người qua hàng ngàn năm đến nay vẫn cần phải lưu giữ những nét đẹp. Trong bối cảnh mỗi năm có hàng ngàn người nhập cư vào Hà Nội từ những nơi khác nhau cũng có phần gây ảnh hưởng tới văn hóa nơi đây. Khu phố cổ với những ngôi nhà có tuổi đời hàng trăm năm đến nay chỉ còn lưu giữ được lại một số. Và đến nay vẫn tiếp tục được nhà nước bảo tồn. Thay thế vào đó, nhà quản lí đã có những phương án như xây bảo tàng và các trung tâm để có thể giữ lại những kỉ vật và giá trị một cách tốt hơn.

Và không chỉ riêng Hà Nội, mà bất kì nơi nào cũng đều có những tình trạng về việc biến đổi như vậy. Và du lịch văn hóa, du khách thập phương đã góp phần không nhỏ vào việc bảo tồn những giá trị ấy bằng việc tới tham quan, đề cao, đóng góp chi phí dành cho những hoạt động bảo tồn.

Các sản phẩm du lịch văn hóa

Văn hóa bao gồm tất cả những gì liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần của con người, là mọi khía cạnh trong sự tiến hóa cũng như phát triển qua hàng ngàn năm. Là kết quả sáng tạo, sự biến hóa, thích nghi của xã hội loài người. Và trong văn hóa, thế giới thống nhất chia ra 2 loại hình

1.Văn hóa vật thể

Là kết quả của hoạt động sinh hoạt, sáng tạo, thiết kế, tạo ra những tác phẩm và giá trị mang tính hiện hữu, vật chất. Các sản phẩm của văn hóa vật thể có thể kể đến như những tác phẩm tranh ảnh, nghệ thuật, văn học, dụng cụ.

Có thể ví dụ một điển hình là Trống đồng Đông Sơn, tượng trưng cho một nền văn hóa có bề dày lịch sử, mang những giá trị nghệ thuật trân quý.

2.Văn hóa phi vật thể

Trái ngược với văn hóa vật thể. Văn hóa phi vật thể là tất cả những giá trị văn hóa về mặt tinh thần, hay còn gọi là vô hình, là những thứ không cầm nắm được, là đời sống tâm linh của con người.

Ví dụ như ca dao tục ngữ, các câu chuyện thần thoại trong dân gian, các hình thức diễn xướng, ca hát, làn điệu nghệ thuật,…

3.Tầm quan trọng của sản phẩm văn hóa

Kể cả nếu chúng ta có bỏ yếu tố du lịch và các lợi ích sang một bên, thì sản phẩm văn hóa vẫn có một tầm quan trọng không thể nào coi nhẹ. Vì sản phẩm văn hóa chính là đời sống, là những gì gắn liền với con người hàng ngày hàng giờ. Và nó đã được tạo ra và duy trì nhiều năm, thậm chí nhiều thế hệ con người đã từng sinh sống tại vùng đất ấy. Và cũng chính vì yếu tố đặc biệt này, không phải quốc gia nào cũng có thể phát triển được loại hình du lịch văn hóa.

Những đất nước non trẻ, chỉ mới thành lập được một vài thế kỉ trở lại đây gần như không thể phát triển du lịch văn hóa, vì bề dày văn hóa, lịch sử, giá trị văn hóa còn rất ít ỏi. Việt Nam ta với lợi thế 4 ngàn năm lịch sử văn hiến, 54 sắc tộc, đa dạng về văn hóa trải dài suốt dải đất hình chữ S thì quả là một tiềm năng to lớn cho việc phát triển loại hình du lịch này.

Lời kết

Văn hóa là cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả – Edouard Herriot.

Trải qua hàng trăm ngàn năm, văn hóa dần dần được bồi đắp, tích lũy, nhưng cũng mai một và mất dần đi mỗi ngay. Sự thay thế văn hóa là điều tất yếu xảy ra trong cuộc sống mà cho dù không muốn thì nó vẫn xảy ra. Nhưng đối với mỗi chúng ta, bảo tồn và lưu giữ được những giá trị tốt đẹp là điều phải làm, vì đó là linh hồn, là tiếng gọi từ ngàn xưa đưa đường dẫn lối chúng ta tiến bước tới tương lai. Sẽ thế nào khi một dân tộc không có văn hóa riêng? Sẽ thế nào khi một dân tộc tự đánh mất lịch sử của chính mình?

Thứ ba, 29/04/2014 21:35

Du lịch văn hóa và văn hóa du lịch

[NTO] Ngày nay, hầu như người ta đã khá quen thuộc với khái niệm văn hóa được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Vì thế, đã xuất hiện nhiều cụm từ ghép với từ văn hóa ví như: văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh doanh, văn hóa giao tiếp… mang ý nghĩa nội hàm yếu tố văn hóa trong lĩnh vực đó. Hay những cụm từ chỉ về một loại hình văn hóa như: văn hoá nghệ thuật, văn hoá ẩm thực… Cũng có khi các cụm từ được chỉ cho cả một ngành nghề như: kinh tế văn hóa, du lịch văn hóa…

Du lịch văn hoá đôi khi được xem như một ngành trong ngành kinh tế văn hóa, tức ngành kinh doanh có sử dụng yếu tố văn hóa. Tuy nhiên, bản thân nó là một loại hình du lịch nằm trong ngành du lịch, được gọi là ngành công nghiệp không khói, thực chất là ngành kinh doanh.

Rõ ràng về mặt khái niệm thì hai cụm từ “du lịch văn hóa” và “văn hóa du lịch” mang ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn nhau. Tuy nhiên, đôi lúc người ta vẫn sử dụng một cách lẫn lộn, nhầm lẫn với một ý nghĩa duy nhất là một “loại hình du lịch” mà hiện nay đang được hết sức quan tâm.

Thực ra vấn đề khai thác các yếu tố [giá trị] văn hóa để làm kinh tế không phải là mới, người ta còn gọi là “kinh tế trong văn hóa”. Từ rất lâu, con người đã nhận thức được rằng các sản phẩm văn hóa, giá trị văn hóa không chỉ có ý nghĩa vế mặt giá trị tinh thần, đem đến hiệu quả xã hội mà còn có thể mang lại hiệu quả về kinh tế thông qua việc con người khai thác, sử dụng như thế nào. Vì vậy, ngành du lịch, được coi là ngành “thời thượng” trong thời đại ngày nay đã không bỏ qua ý nghĩa đó. Bên cạnh các loại hình du lịch truyền thống và các loại hình du lịch đang thịnh hành như: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tham quan, du lịch sinh thái, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch chữa bệnh, du lịch hành hương… thì loại hình du lịch văn hóa đang được chú trọng khai thác.

Một góc Khu nghỉ mát Amanơi [xã Vĩnh Hải, Ninh Hải].

Người ta phân chia ra nhiều loại hình du lịch riêng biệt để khảo sát, nghiên cứu về nhu cầu, đối tượng nhằm định hướnh cho mục tiêu khai thác hiệu quả các tiềm năng du lịch sẵn có của từng loại hình ở địa phương cụ thể. Tuy nhiên, hiện trạng cho thấy, ngày nay hầu như các loại hình du lịch thường được lồng ghép, kết hợp nhau. Với sự phát triển phong phú của đời sống, nhu cầu của con người cũng phát triển đa dạng hơn. Người ta đi du lịch không chỉ với mục đích nghỉ dưỡng, nâng cao thể chất đơn thuần. Ngày càng cho thấy nhu cầu giao lưu, khám phá thế giới của con người là vô cùng lớn, trong đó có khám phá thiên nhiên, con người, văn hóa và chính bản thân họ. Nếu như du lịch sinh thái là một loại hình du lịch ở đó con người được thỏa mãn nhu cầu khám phá tự nhiên đồng thời với việc được hòa mình vào tự nhiên thì du lịch văn hóa cho người ta những hiểu biết về con người và những nền văn hóa đi kèm theo, để từ đó con người xích lại gần nhau hơn, có cái nhìn về cuộc đời nhân văn hơn và thế giới vì thế sẽ trở thành nhỏ bé hơn, thân ái hơn.Trong quá trình đi du lịch nghỉ dưỡng hay chữa bệnh, hành hương đi chăng nữa người ta vẫn cần được đáp ứng về nhu cầu khám phá văn hóa, đó là lý do cho loại hình du lịch văn hóa có cơ sở phát triển, lồng ghép hầu hết vào các loại hình du lịch khác.

Khi nói đến du lịch văn hóa tức tiếp cận văn hóa từ du lịch, thông qua du lịch, thực chất là việc khai thác và biến sản phẩm văn hóa thành sản phẩm du lịch, thuộc sản phẩm du lịch. Là một sản phẩm kinh doanh nên đó là sản phẩm hàng hóa hay gọi đúng hơn là sản phẩm hàng hóa văn hóa, một loại sản phẩm hàng hóa đặc biệt, qua tiêu thụ không hề mất đi như những sản phẩm hàng hóa thông thường khác mà còn được nhân lên về mặt giá trị tinh thần và hiệu quả xã hội.

Văn hóa nhìn từ góc độ du lịch thì nó là nguyên liệu mà là nguyên liệu gốc. Vì thế buộc phải qua “chế biến” mới có thể trở thành hàng hoá - dịch vụ để buôn bán trên thị trường, đó chính là sự đầu tư, xây dựng điểm du lịch văn hóa để khai thác. Về vấn đề này cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng việc khai thác các giá trị văn hóa phục vụ cho du lịch vừa đem lại lợi ích về kinh tế vừa phát huy các giá trị ấy thông qua giới thiệu, quảng bá chúng với du khách. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng việc khai thác ấy là hành vi “phá hoại văn hóa” thông qua việc người ta tận dụng, khai thác triệt để các di tích, cảnh quan văn hóa cho mục đích kinh doanh làm phá vỡ cảnh quan, biến dạng di tích, chẳng hạn như việc xây dựng hệ thống cáp treo, các quầy dịch vụ, hang động tự tạo…một cách tràn lan, thậm chí tự phát. Quan điểm thứ hai này xuất phát từ tình hình thực tế đây đó một số nơi đã vì mục tiêu lợi nhuận mà tiến hành khai thác một cách ồ ạt, thiếu tính toán và thiếu tôn trọng tính giá trị nguyên bản của một thực thể văn hóa mà chỉ thiên về kinh tế. Các quan điểm trái ngược mang tính bảo thủ, cực đoan thiên về bảo tồn nguyên trạng hay tận dụng khai thác kinh doanh triệt để đều không đúng đắn. Một nhận thức đầy đủ và khôn ngoan trong du lịch văn hóa là lấy văn hóa làm hạt nhân [gồm di tích văn hóa, sản phẩm văn hóa, cảnh quan văn hóa, cơ sở thiết chế văn hóa, không gian văn hóa… gọi chung là giá trị văn hóa] với tất cả giá trị nguyên thuỷ của nó mà linh hồn sống chính là “ấn tượng” nó để lại trong lòng du khách thông qua những gì được tiếp cận, từ đó có thể thu nhỏ hình ảnh trong tâm thức được mang về sau cuộc hành trình, bên cạnh sự thoả mãn được đáp ứng mọi yêu cầu về dịch vụ một cách tốt nhất. Đó chính là “văn hóa du lịch”.

Văn hóa du lịch là một vấn đề không kém phần quan trọng trong công tác tổ chức du lịch nhưng hầu như nó ít được quan tâm như khi người ta bàn về “du lịch văn hóa”. Trước tiên, khái niệm này chỉ yếu tố văn hóa trong du lịch, hoàn toàn khác với nghĩa khai thác văn hóa để phục vụ du lịch. Mà nói đến văn hóa trong du lịch thì có nhiều vấn đề liên quan cần bàn, bao hàm cả thái độ ứng xử [văn hóa ứng xử] của nhà tổ chức du lịch, khách du lịch đối với cảnh quan - môi trường [trong đó có cảnh quan - môi trường văn hóa], của nhà tổ chức du lịch đối với khách du lịch [biểu hiện thông qua thái độ, chất lượng phục vụ, chất lượng sản phẩm du lịch cả về hình thức lẫn nội dung]…

Trở lại vấn đề du lịch văn hóa chúng ta thấy rằng, thông thường, khi nói đến du lịch văn hóa chúng ta hay chú trọng đến thế mạnh tiềm năng văn hóa, xem đó là mục tiêu khai thác. Thế nhưng chỉ có tiềm năng không thôi thì vẫn chưa đủ điều kiện để khai thác du lịch văn hóa hiệu quả. Khi tiến hành qui hoạch, đầu tư xây dựng điểm du lịch văn hóa theo mô hình lấy văn hóa làm hạt nhân thì chung quanh nó phải là một hệ thống đồng bộ được thiết lập theo phương châm “truyền thống - hiện đại” về mặt văn hóa đồng thời đáp ứng mọi tiện ích tốt nhất cho du khách. Đó là hệ thống đường sá, phương tiện vận chuyển, hệ thống nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng với đội ngũ nhân viên phục vụ được đào tạo chuyên nghiệp và có những kiến thức nhất định về văn hóa địa phương cũng như sản phẩm du lịch của mình. Ngoài ra, cũng cần chú trọng đến hệ thống siêu thị, quầy bán hàng lưu niệm với những sản phẩm văn hóa đặc sắc, cơ sở vui chơi giải trí, thưởng thức nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật dân gian truyền thống kể cả nghệ thuật văn hóa ẩm thực, trò chơi dân gian được tổ chức theo nhiều cách thức, thậm chí có thể cho du khách được trực tiếp tham gia vào những sinh hoạt truyền thống đó để họ cảm thấy thực sự được hòa mình vào một không gian văn hóa sống động. Câu trả lời cho nhà tổ chức du lịch là du khách có gì để xem, để chơi một cách thích thú, hào hứng và ấn tượng sau khi đã được đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, nâng cao thể chất?

Một vấn đề đáng bàn khác là vấn đề vệ sinh trong khu du lịch và hệ thống nhà vệ sinh công cộng. Một số tiêu chuẩn tiện ích được xem như hành vi của văn minh nhưng rõ ràng trong đó có ý nghĩa văn hóa. Khách hàng đến từ nhiều nơi trên thế giói mang theo những nền văn hóa khác nhau với những quan niệm, tập tục, thói quen, tâm lý khác nhau. Đồng thời mỗi cá nhân du khách được hấp thu một nền giáo dục và có trình độ, nhận thức khác nhau. Muốn du khách tôn trọng tập tục, văn hóa địa phương và ứng xử một cách có văn hóa với điểm du lịch trước tiên các nhà làm du lịch phải tạo ra một cảnh quan môi trường văn hóa - văn minh. Hình ảnh du khách xả rác, phóng uế bừa bãi ra khu du lịch không thể đổ lỗi hoàn toàn cho họ. Trước tiên, phải đặt câu hỏi chúng ta đã làm gì để cải thiện tình trạng đó và triệt tiêu những hoàn cảnh có thể tạo điều kiện cho những hành vi thiếu văn hóa đó có cơ hội phát triển? Tức trả lời câu hỏi chúng ta đã ứng xử văn hóa với khách du lịch chưa? Hay việc cấm du khách đưa thức ăn vào khu du lịch trong khi ở đó lại phục vụ những món ăn kém chất lượng với cái giá cắt cổ theo kiểu kinh doanh độc quyền cũng là một hình thức kinh doanh phi văn hóa. Mọi biểu hiện kém cỏi trong chất lượng hoạt động dịch vụ đều đem đến sự phiền lòng cho du khách , tạo một tâm lý không thoải mái và đó chính là một kết quả thất bại cho du lịch.

Một số biểu hiện khác được gọi là không lành mạnh hay phản văn hóa tồn tại trong một số khu du lịch người ta gọi là hành vi phản hiệu lực. Đó là tình trạng lợi dụng du lịch, núp bóng du lịch để hoạt động mại dâm, ma túy, mê tín dị đoan, thậm chí cả buôn bán trẻ em, phụ nữ…là những hành vi phạm pháp cần phải đấu tranh, ngăn chận.

Văn hóa du lịch còn thể hiện ở nhiều mặt khác cần được nghiên cứu một cách đầy đủ để có những chiến lược phát triển lâu dài và bền vững. Chẳng hạn trong vấn đề mua - bán sản phẩm du lịch, marketing sản phẩm, chất lượng thanh quyết toán, điều hành, hướng dẫn tour… đều cần thể hiện chứng tỏ về năng lực, uy tín và thương hiệu sản phẩm. Đôi khi chúng ta quan tâm những vấn đề lớn mà lại bỏ quên những điểu tưởng như rất nhỏ nhưng không kém quan trọng và không hề nhỏ chút nào có thể ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của hoạt động du lịch.

Nguyễn ThịThu

Video liên quan

Chủ Đề