Ví dụ về lợi ích của thương mại điện tử đối với xã hội

– Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp, khách hàng và đối tác trên khắp thế giới. Việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, khách hàng cũng cho phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiều sản phẩm hơn.

– Giảm chi phí sản xuất: Giảm chi phí giấy tờ, giảm chi phí chia sẻ thông tin, chi phí in ấn, gửi văn bản truyền thống.

– Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối hàng. Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các showroom trên mạng, ví dụ trong ngành sản xuất ô tô [GM, Ford Motor] tiết kiệm được chi phí hàng tỷ USD từ giảm chi phí lưu kho.

– Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web và Internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiều chi phí biến đổi.

– Sản xuất hàng theo yêu cầu:  Còn được biết đến dưới tên gọi “Chiến lược kéo”, lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Một ví dụ thành công điển hình là Dell Computer Corp.

– Mô hình kinh doanh mới: Các mô hình kinh doanh mới với những lợi thế và giá trị mới cho khách hàng. Mô hình của Amazon.com, mua hàng theo nhóm hay đấu giá nông sản qua mạng đến các sàn giao dịch B2B là điển hình của những thành công này.

– Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: Với lợi thế về thông tin và khả năng phối hợp giữa các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung sản phẩm ra thị trường.

– Giảm chi phí thông tin liên lạc: email tiết kiệm hơn fax hay gửi thư truyền thống

– Giảm chi phí mua sắm: Thông qua giảm các chi phí quản lý hành chính [80%]; giảm giá mua hàng [5-15%]

– Củng cố quan hệ khách hàng: Thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng, quan hệ với trung gian và khách hàng được củng cố dễ dàng hơn. Đồng thời việc cá biệt hóa sản phẩm và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng và củng cố lòng trung thành.

– Thông tin cập nhật: Mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ, giá cả… đều có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời.

– Chi phí đăng ký kinh doanh: Một số nước và khu vực khuyến khích bằng cách giảm hoặc không thu phí đăng ký kinh doanh qua mạng.

– Các lợi ích khác: Nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp; cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng; đối tác kinh doanh mới; đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy trình giao dịch; tăng năng suất, giảm chi phí giấy tờ; tăng khả năng tiếp cận thông tin và giảm chi phí vận chuyển; tăng sự linh hoạt trong giao dịch và hoạt động kinh doanh.

1.2. Lợi ích đối với người tiêu dùng

Vượt giới hạn về không gian và thời gian: Thương mại điện tử cho phép khách hàng mua sắm mọi nơi, mọi lúc đối với các cửa hàng trên khắp thế giới

– Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: Thương mại điện tử cho phép người mua có nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn

– Giá thấp hơn: Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách hàng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm được mức giá phù hợp nhất

– Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa được:  Đối với các sản phẩm số hóa được như phim, nhạc, sách, phần mềm…. việc giao hàng được thực hiện dễ dàng thông qua Internet

– Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn: Khách hàng có thể dễ dàng tìm được thông tin nhanh chóng và dễ dàng thông qua các công cụ tìm kiếm [search engines]; đồng thời các thông tin đa phương tiện [âm thanh, hình ảnh] giúp quảng bá, giới thiệu sản phẩm tốt hơn

– Đấu giá: Mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi người đều có thể tham gia mua và bán trên các sàn đấu giá và đồng thời có thể tìm, sưu tầm những món hàng mình quan tâm tại mọi nơi trên thế giới.

– Cộng đồng thương mại điện tử: Môi trường kinh doanh TMĐT cho phép mọi người tham gia có thể phối hợp, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm hiệu quả và nhanh chóng.

– “Đáp ứng mọi nhu cầu”:  Khả năng tự động hóa cho phép chấp nhận các đơn hàng khác nhau từ mọi khách hàng

– Thuế: Trong giai đoạn đầu của TMĐT, nhiều nước khuyến khích bằng cách miễn thuế đối với các giao dịch trên mạng

1.3. Lợi ích đối với xã hội

– Hoạt động trực tuyến: Thương mại điện tử tạo ra môi trường để làm việc, mua sắm, giao dịch… từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn

– Nâng cao mức sống: Có nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp sẽ tạo áp lực giảm giá, do đó tăng khả năng mua sắm của khách hàng, nâng cao mức sống

– Lợi ích cho các nước nghèo: Những nước nghèo có thể tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua Internet và TMĐT. Đồng thời cũng có thể học tập được kinh nghiệm, kỹ năng… đào tạo qua mạng cũng nhanh chóng giúp các nước này tiếp thu công nghệ mới

– Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: Các dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục, các dịch vụ công của chính phủ… được thực hiện qua mạng với chi phí thấp hơn, thuận tiện hơn. Cấp các loại giấy phép được cấp qua mạng, dịch vụ tư vấn y tế…. là các ví dụ thành công điển hình

2. Hạn chế của thương mại điện tử

Có hai loại hạn chế của Thương mại điện tử, một nhóm mang tính kỹ thuật, một nhóm mang tính thương mại.

Thương mại điện tử [tên gọi trong tiếng Anh là E-commerce, hoặc có thể viết tắt là EC] là kinh doanh thương mại trên môi trường Internet. Thương mại điện tử thường được sử dụng khi nói đến hình thức mua bán sản phẩm trực tuyến, tuy nhiên nó cũng có thể mô tả về bất kỳ loại giao dịch thương mại nào được diễn ra thông qua Internet.

Hiểu một cách chính xác hơn, thương mại điện tử chính là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh bằng các phương tiện điện tử. Điều này có nghĩa là việc mua và bán hàng hoá hay dịch vụ đều thông qua Internet để thực hiện các hoạt động như: giao dịch, thanh toán, đặt hàng, quảng cáo, giao hàng…

Lợi ích đối với doanh nghiệp

  • Mở rộng thị trường nhưng không tốn kém quá nhiều chi phí: Các công ty thương mại điện tử có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng, tiếp cận với nhà cung cấp và các đối tác trên khắp thế giới dễ dàng, thuận lợi và ít tốn kém chi phí hơn so với thương mại truyền thống.
  • Hiệu quả về thời gian: Các hoạt động kinh doanh có thể thực hiện liên tục với việc tự động hoá các giao dịch thông qua mạng Internet. Từ đó, tất cả những thông tin liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ cần cung cấp cho khách hàng như catalogue, brochure, thông tin, bảng báo giá... sẽ được gửi đến khách hàng một cách nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm hơn.
  • Dịch vụ khách hàng tốt hơn: Doanh nghiệp thương mại điện tử có thể tạo điều kiện cho khách hàng chọn mua hàng trực tiếp từ trên mạng. Hình thức thương mại điện tử giúp doanh nghiệp có thể làm hài lòng khách hàng với những yếu tố quan trọng trong việc tìm và giữ khách hàng như chất lượng dịch vụ, thái độ, tốc độ phục vụ, chăm sóc khách hàng hiệu quả.
  • Giảm chi phí hoạt động sản xuất: Doanh nghiệp có thể tiết kiệm được nhiều chi phí cho việc thuê mặt bằng kinh doanh, thuê nhân viên cho các hoạt động điều hành doanh nghiệp, chi phí gửi văn bản theo hình thức truyền thống, chi phí in ấn...
  • Tăng doanh thu: Doanh nghiệp không bị giới hạn đối tượng khách hàng trong từng vùng cư dân, địa phương mà có thể thực hiện việc bán hàng trên toàn lãnh thổ của một quốc gia hoặc bán ra trên toàn thế giới. Từ đó, lượng khách hàng của doanh nghiệp nhiều hơn nên dẫn đến việc phát triển doanh thu, gia tăng lợi nhuận.
  • Cập nhật thông tin sản phẩm nhanh chóng, thuận tiện: Mọi thông tin sản phẩm, dịch vụ trên web như giá cả, hình ảnh... đều có thể được cập nhật nhanh chóng và kịp thời khi có sự thay đổi.

Lợi ích đối với người tiêu dùng

  • Nhiều lựa chọn hơn về sản phẩm, dịch vụ: Người mua có thể tiếp cận với nhiều nhà cung cấp hơn thông qua các sàn thương mại điện tử, website thương mại điện tử, các kênh mua bán trực tuyến nên có nhiều cơ hội lựa chọn hơn về sản phẩm và dịch vụ mà mình cần.
  • Được lựa chọn giá thấp hơn: Người tiêu dùng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm được mức giá phù hợp nhất cho cùng một đối tượng sản phẩm.
  • Mua sắm không bị giới hạn về không gian và thời gian: Thương mại điện tử cho phép khách hàng mua sắm mọi nơi, mọi lúc đối với các cửa hàng trên khắp thế giới.
  • Các sản phẩm số hoá được giao hàng nhanh hơn: Nhiều sản phẩm có thể thực hiện số hoá như phim, nhạc, sách, phần mềm.... có thể thực hiện việc giao hàng nhanh chóng và dễ dàng hơn thông qua Internet.
  • Được đáp ứng mọi nhu cầu: Việc tự động hóa trong thương mại điện tử cho phép chấp nhận các đơn hàng khác nhau từ mọi khách hàng.
  • Thông tin phong phú và thuận tiện hơn: Người mua hàng có thể dễ dàng tìm kiếm được thông tin nhanh chóng của mọi loại hàng hoá dịch vụ trên môi trường thương mại điện tử thông qua các công cụ tìm kiếm phổ biến và sự hỗ trợ của các thông tin đa phương tiện về âm thanh, hình ảnh.

Video liên quan

Chủ Đề