Ví dụ về sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Xem thêm: Chuyên đề 3 : Sinh trưởng và phát triển

I. SINH TRƯỞNG

1. Khái niệm sinh trưởng
Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng về kích thước [chiều dài, bề mặt, thể tích] của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào.

Ví dụ : sự tăng kích thước chiều cao và đường kính thân của cây


Quá trình sinh trưởng ở thực vật

Cơ sở tế bào học của hiện tượng sinh trưởng là sự nguyên phân của các tế bào mô phân sinh .

2. Các mô phân sinh
Mô phân sinh là nhóm các tế bào thực vật chưa phân hoá, duy trì được khả năng nguyên phân trong suốt đời sống của cây.
Có các loại mô phân sinh sau: mô phân sinh đỉnh thân, đỉnh rễ, mô phân sinh bên, mô phân sinh lóng [ở cây 1 lá mầm].
Mô phân sinh đỉnh: nằm ở vị trí đỉnh của thân và rễ, có chức năng hình thành nên quá trình sinh trưởng sơ cấp của cây, làm gia tăng chiều dài của thân và rễ. Mô phân sinh đỉnh có cả ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm.

+ Mô phân sinh bên: phân bố theo hình trụ và hướng ra phần ngoài của thân, có chức năng tạo ra sự sinh trưởng thứ cấp nhằm tăng độ dày [đường kính] của thân. Mô phân sinh bên chỉ có ở cây Hai lá mầm.

+ Mô phân sinh lóng: nằm ở vị trí các mắt của vỏ thân, có tác dụng gia tăng sinh trưởng chiều dài của lóng [hay các vị trí khác với đỉnh thân]. Mô phân sinh lóng chỉ có ở cây Một lá mầm.

Ở thực vật Hai lá mầm có cả mô phân sinh bên và mô phân sinh đỉnh tăng trưởng chiều cao và đường kính thân

Ở thực vật Một lá mầm chỉ có mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng tăng trưởng chiều cao và không tăng kích thước bề ngang [ do không có mô phân sinh bên ]

Các loại mô phân sinh ở cây Hai lá mầm

Mô phân sinh lóng ở cây Một lá mầm

II. SINH TRƯỞNG SƠ CẤP VÀ SINH TRƯỞNG THỨ CẤP

Sinh trưởng sơ cấp ở thực vật

Sinh trưởng thứ cấp ở thực vật

Bảng 1: Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh tưởng thứ cấp ở thực vật

Tiêu chí

Sinh trưởng sơ cấp

Sinh trưởng thứ cấp

Khái niệm

Sinh trưởng theo chiều dài [hoặc cao]

của thân, rễ

Sinh trưởng theo chiều ngang [chu vi] của thân và rễ

Nguyên nhân

cơ chế

Do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.

Do hoạt động của mô phân sinh bên.

Đối tượng

Cây một lá mầm và phần thân non

của cây 2 lá mầm

Cây hai lá mầm

III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA THỰC VẬT1. Nhân tố bên trong

– Đặc điểm di truyền: Cây Một lá mầm chỉ có sinh trưởng sơ cấp, cây Hai lá mầm có cả sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp.

– Các thời kì sinh trưởng của giống, loài.

– Hoocmôn thực vật điều tiết tốc độ sinh trưởng.

2. Nhân tố bên ngoài

– Nhiệt độ: Ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của thực vật, tùy từng loại cây có nhiệt độ thích hợp khác nhau. Ví dụ: những cây rau màu vụ đông [su hào, bắp cải,..] thích hợp với điều kiện lạnh hơn.

– Hàm lượng nước: Tế bào thực vật sinh trưởng thích hợp với độ ẩm cao, trên 90%.

– Ánh sáng: Ảnh hưởng tới quang hợp do đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây, có thể gây nên sự biến đổi hình thái của cây [cây bị vàng lá,..]

– Ôxi: Ôxi ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp do đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây.

– Dinh dưỡng khoáng: Ảnh hưởng tới quang hợp do đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây, gây nên sự biến đổi hình thái của cây [cây bị còi cọc, vàng lá,..]

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Tải về

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Sinh lớp 11 – Xem ngay

>> Học trực tuyến Lớp 11 trên Tuyensinh247.com. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Chuyên đề : SINH LÝ THỰC VẬTPhần 3: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬTA. Sinh trưởng và phát triển ở thực vậtI/ Khái niệm:1. Định nghĩa sinh trưởng và phát triển:- Sinh trưởng là quá trình tăng lên về số lượng, khối lượng và kích thước tế bào, làm cây lớn lên trong từng giai đoạn. - Phát triển là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của một cá thể, biểu hiện ở 3 quá trình liên quan: sinh trưởng, sự phân hoá tế bào, mô và quá trình phát sinh hình thái tạo nên cáccơ quan của cơ thể Phát triển của cơ thể thực vật là quátrình biến đổi tạo nên các tế bào, mô vàcơ quan khác nhau như rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt …2. Mối liên quan giữa sinh trưởng và phát triển: Có 4 mối quan hệ rất chặt chẽ giữa hai quá trình này- Sinh trưởng tốt thì phát triển tốtVD: Sinh trưởng tốt thân, lá, rễ thì sẽ phát triển tốt hoa, quả- Sinh trưởng kém thì sẽ phát triển kémVD: Sinh trưởng kém thân, lá, rễ thì sẽ phát triển kém hoa, quả- Sinh trưởng lấn át phát triển: Sinh trưởng thân, lá, rễ quá tốt sẽ dẫn đến kém đậu hoa, quảVD: Cây lúa quá tốt thân , lá thì sẽ bị hạt lép- Sinh trưởng chậm, nhưng phát triển nhanhVD: Cải ngồng chưa đủ cành, lá đã ra hoa3. Hiện tượng ưu thế ngọn- Là sự ức chế của chồi ngọn lên sự sinh trưởng của chồi bên, rễ chính lên rễ phụ - Nếu cắt bỏ chồi ngọn – loại bỏ ưu thế ngọn ◊ chồi bên sinh trưởng- Nguyên nhân của ưu thế ngọn: Do tỉ lệ auxin/ xitokinin. + Nếu tỉ lệ này càng cao [auxin>xitokinin] ưu thế ngọn càng rõ+ Nếu tỉ lệ này thấp [axin< xitokinin] thì sự phân cành chiếm ưu thế- Ưu thế ngọn ở các loài thực vật khác nhau - Ứng dụng:+ Trong sản xuất để tăng sự phân cành, phân nhánh, người ta ngắt ngọn, cắt bớt rễ chính.+Chủ động điều chỉnh ưu thế ngọn bằng tỉ lệ auxin và xitokinin4. Chu kì sinh trưởng và phát triển: - Là thời gian kể từ khi hạt nảy mầm cho tới khi tạo hạt mới.- Ở thực vật có hạt một năm, chu kì sinh trưởng và phát triển có sự kế tiếp của các giai đoạn: + Hạt hình thành phôi và nảy mầm+ Mọc lá+ Snh trưởng rễ thân lá mạnh mẽ+ Ra hoa+ Tạo quả và quả chínB. Sinh trưởng của tế bàoI. Giai đoạn phân chia tế bào: Phân chia nguyên nhiễm diễn ra ở tế bào sinh trưởng, làm tăng số lượng tế bào- Diễn ra trong mô chuyên hoá là mô phân sinh.Mô phân sinh đỉnh Mô phân sinh lóng Mô phân sinh tầng phát sinh mạchTận cùng của chồi ngọn, chồi bên, đầu rễ, làm tăng số lượng tế bào, tăng chiều cao, dài của thân cành rễ Ở gốc của đốt cây họ cau, dừa, tre, làm đốt dài ra, cây vươn cao, lá dài raGiữa libe và gỗ, sự phân chia TB cho ra phía ngoài các TB libe và bêntrong là gỗlàm tăng về đường kính của thân, cành , rễSinh trưởng sơ cấp Sinh trưởng thứ cấp- Phân chia TB xảy ra: qua hai bước kế tiếp:  Phân chia nhân Phân chia TB chất.- Điều hoà giai đoạn phân chia tế bào• Phytohoocmon: hoạt hoá sự phân chia tế bào, đó là xytokinin• Auxin và gibberellin có vai trò kích thích nhất định sự phân chia tế bào• Hàm lượng nước bão hoà trong mô phân sinh là điều kiện tối ưu: nếu gặp hạn, thiếu hụt nước gây ức chế phân chia tế bào.• Nhiệt độ thích hợp 25-30oC, nhiệt độ thấp quá hoặc cao quá cũng ức chế sự phân chia tế bào.II. Giai đoạn giãn của TB: Tế bào tăng về số lượng, kích thích, khối lượng của các thành phần và bào quan.- Bắt đầu ở vùng giãn : các TB dưới mô phân sinh tăng kích thước, thể tích- Biểu hiện : đâm chồi, nảy lộc, sự vươn cao lóng của cây họ lúa, tăng chiều cao nhanh chóng của cây…- Đặc trưng : + TB bắt đầu xuất hiện không bào : từ kích thước nhỏ và nhiều -> lớn và ít, do nhiều không bào tập hợp lại [90% V TB]. +Kích thước TB tăng lên nhanh chóng, là kết quả của sự giãn thành TB và sự tăng V không bào, chất nguyên sinhDịch bào: gồm nhiều chất tan là sảnphẩm của quá trình trao đổi chất của TB.Tạo nên áp suất thẩm thấu caoCơ chế làm dãn TB của auxin: Auxin làm tăng pH bên ngoài TB, hoạt hoá enzim phân giải cầu nối ngang giữa các polisaccarit của xenlulo làm sợi xenluloz trượt trên nhau- Điều chỉnh pha dãn TB:+ Kích thích: tưới nước đủ, bón phân, xử lí chất kích thích sinh trưởng [phytohormon]+ Ức chế [khi cây có nguy cơ bị lốp đổ]:+ Tạo điều kiện khô hạn [VD: khi lúa đứng cái cần rút nước phơi ruộng]+ Sử dụng nhóm redartant như CCC chất kháng GA [VD: cây hoà thảo, lúa mì]III. Sự phân hoá: Tế bào sẽ được phân hóa thành các mô, các cơ quan khác nhau, mang các chức năng khác nhau- Sự phân hoá TB TV: sự chuyển hoá các TB phôi sinh thành các TB của mô chuyên hoá.- Đặc điểm: khi biệt hoá, một số TB mất hết chất nguyên sinh và hoá gỗ như TB mô dẫn; một số theo hướng giảm nhân và ti thể [TB rây]; một số TB theo hướng hình thành lục lạp [mô giậu] – chức năng quang hợp; hoặc hoá cuticun, hoá suberin [mô bì].- Trong cây có khoảng 15 loại tế bào chuyên hoá cho các mô chức năng Cơ sở phân tử của sự phân hoá TB:- Sự hoạt hoá phân hoá các gen vốn có trong mỗi TB, đồng thời một số gen đang hoạt động lại bị ức chế và ngừng hoạt động- Gen tổng hợp enzym cần cho sự phát triển của giai đoạn đó thì nó sẽ được hoạt hoá, gen nào không cần thì bị ngừng.+ Nhân tố nội tại: chất điều hoà sinh trưởng+ Nhân tố ngoại cảnh: quang chu kì, nhiệt độ xuân hoá, nướcIV.Tính toàn năng của TBSự phân hoá của TB chỉ là sự hoạt hoá phân hoá gen mà không làm TB có thêm hoặc mất đi vốn gen chung.V. Sự phản phân hoá TB:Các TB đã phân hoá không hoàn toàn mất khả năng phân chia của mình, trong điều kiện nhất định có thể quay trở lại như một TB phôi sinh có khả năng phân chia cho ra các TB mới.• Ví dụ: việc hình thành callus ở vết thương, ở cành chiết, cành giâm, ở mô nuôi cấy, khiến chúng đóng vai trò như TB phôi sinh, phân chia mãnh liệt, sau đó bằng con đường phân hoá mà hình thành rễ và chồi tính toàn năng của TB, cơ sở xây dựng kĩ thuật nuôi cấy mô, tế bào.

Video liên quan

Chủ Đề