Ví dụ về tích hợp nội môn trong môn lịch sử

Tích hợp nội môn

Theo PGS.TS Phạm Hồng Tung, Chủ biên Chương trình môn Lịch sử cho biết: Chương trình Lịch sử và Địa lý [tiểu học và THCS] giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù lịch sử và địa lý trên cơ sở nền tảng kiến thức cơ bản, có chọn lọc về lịch sử và địa lý thế giới, quốc gia và địa phương; về các quá trình tự nhiên, kinh tế - xã hội và văn hoá diễn ra trong không gian và thời gian; về sự tương tác giữa xã hội loài người và môi trường thiên nhiên.

Đồng thời, giúp học sinh biết cách sử dụng các công cụ của các khoa học lịch sử và địa lý để thu thập, tổ chức và phân tích, tổng hợp các dữ kiện, từ đó hình thành ở học sinh năng lực diễn giải lịch sử và giải thích địa lý dựa trên chứng cứ; phân tích các quan hệ nhân quả, quan hệ qua lại giữa các đối tượng trong bối cảnh địa lý - lịch sử cụ thể.

Phân tích về điểm khác của Chương trình môn Lịch sử và Địa lý [THCS] so với Chương trình môn Lịch sử và Chương trình môn Địa lý hiện hành, PGS Phạm Hồng Tung cho biết: Về cấu trúc: Nội dung giáo dục Lịch sử và Địa lý sẽ được thiết kế thành hai mạch nội dung tương đối độc lập: Lịch sử trình bày theo mạch thông sử với sự tích hợp nội môn: Lịch sử Việt Nam , Lịch sử khu vực và Lịch sử Thế giới; Địa lý sẽ thiết kế theo chiều không gian: Việt Nam - khu vực - thế giới.

Về nội dung giáo dục, chương trình đưa vào những nội dung mới dựa trên thành tựu cập nhật của sử học và địa lý, bao gồm cả những nội dung trước đây bị coi là “nhạy cảm”, ví dụ như lịch sử các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở các vùng biên giới Tây Nam và phía Bắc, vấn đề Trường Sa, Hoàng Sa...

Về tích hợp tập trung vào 4 chủ đề: Phát kiến địa lý, đô thị, biển Đông, châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Mê Kông.

Về tiếp cận năng lực, thay vì đặt trọng số vào việc học thuộc và ghi nhớ kiến thức thì trọng số sẽ được đặt vào việc giúp HS phát triển những năng lực chung và năng lực môn học, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp của công dân Việt Nam toàn cầu.

Giải thoát khỏi tình trạng “dạy chay, học chay”

Ngay khi chương trình các môn học được công bố, nhiều giáo viên thừa nhận vẫn mơ hồ về môn tích hợp, cũng như phương pháp để dạy môn học mới này.

Cũng theo PGS.TS Phạm Hồng Tung: GV hoàn toàn yên tâm về học tích hợp lịch sử và địa lý. GV nên đọc kĩ, tìm hiểu kĩ Chương trình GDPT và Chương trình môn học; Tham gia các khóa tập huấn; Tự tin, tự bồi dưỡng.

Trước hết, GV phải sử dụng tốt các thiết bị dạy học truyền thống và hiện đại. Tôi thấy phấn và bảng vẫn rất quan trọng, GV vẫn tiếp tục sử dụng tốt, vì ở tiểu học, cách thầy cô viết bảng cũng có tác dụng GD rất mạnh tới HS.

Các thiết bị hiện đại như máy chiếu, máy tính, thậm chí điện thoại thông minh và các thiết bị công nghệ cao khác cần phải được hướng dẫn cho HS và GV phát huy tác dụng tích cực. Chúng ta không được quay lưng lại với nó, vì nó đã là một bộ phận của cuộc sống. Đương nhiên, vì những thiết bị này đắt nên việc trang bị chúng chắc không đơn giản.

Phát huy dạy học theo dự án, lôi cuốn sự tham gia của HS và tổ chức đi bảo tàng, tham quan di tích lịch sử, văn hóa và các địa bàn, địa điểm địa lý đặc trưng. Việc này cần được tăng cường dù rất khó khăn ở cả thành phố và nông thôn. Nhưng chúng ta đều phải cố gắng để giải thoát môn Lịch sử và một số môn học khác khỏi tình trạng “dạy chay, học chay”.

Khắc phục sự phân biệt “môn chính” với “môn phụ”

Thực tế những năm qua, môn Lịch sử là một môn học bắt buộc, độc lập nhưng học sinh vẫn thờ ơ, không thích học môn này. GV cần thay đổi PPDH để đáp ứng Chương trình Lịch sử mới.

Trước hết, thông qua việc tổ chức dạy và học Lịch sử phải làm cho HS hiểu thật rõ lịch sử là một môn khoa học, thậm chí là một môn khoa học lý thú, hữu ích cho cuộc sống hiện nay của các em chứ không phải là môn học thuộc hoặc chỉ để tuyên truyền, nhồi sọ.

Thứ hai, các thầy cô giúp cho HS hiểu rõ mối quan hệ giữa lịch sử với cuộc sống; đặc biệt là vai trò của lịch sử đối với những nghề “hot” thuộc các lĩnh vực công nghiệp văn hóa, du lịch, quản lý - lãnh đạo…

Ví dụ như trước đây chúng ta dạy Sử nhưng rất ít nói cho HS biết học Sử để làm gì. Trong chương trình mới sẽ có những chủ đề và chuyên đề. Ví dụ: Lịch sử với phát triển công nghiệp văn hóa, lịch sử với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa...

Những chuyên đề này phù hợp với việc phát triển các ngành hot như du lịch, điện ảnh, thậm chí game online... Đây là những ngành - nghề mang lại thu nhập cao, rất hấp dẫn giới trẻ, hữu ích cho xã hội.

Thứ ba, việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập của thầy và trò cũng đóng vai trò rất quan trọng. Trong đó yêu cầu đặt ra là dạy và học Lịch sử phải trở thành một hoạt động sáng tạo chứ không phải là thuần túy học thuộc rồi trả lại bài học thuộc [đó là “trò khỉ”].

Để thoát khỏi tình trạng “trò khỉ” bắt buộc phải đổi mới thi cử và đánh giá, thay vì kiểm tra khả năng học thuộc ghi nhớ máy móc của học trò thì phải đặt trọng số vào việc đánh giá năng lực hiểu biết, phân tích và vận dụng tri thức lịch sử theo nguyên tắc đánh giá tích cực.

Thứ tư, trong tổ chức GD khắc phục nhanh sự phân biệt “môn chính” với “môn phụ”. Chính sự phân biệt này đã và đang “giết chết” môn Lịch sử và một số môn khác.

Việc chuyển các môn thi chuyển cấp và tốt nghiệp, tuyển sinh thành các môn thi tổ hợp chỉ mới là một giải pháp để khắc phục tình trạng môn chính, môn phụ. Sẽ còn rất nhiều việc mà hệ thống GD cần phải làm để trả lại vị trí tương xứng cho môn Lịch sử và một số môn khác.

Bích Hà   -   Thứ ba, 16/01/2018 14:33 [GMT+7]

Môn Lịch sử và Địa lý ở tiểu học và THCS trong chương trình giáo dục phổ thông mới có những thay đổi rất lớn, đòi hỏi giáo viên và học sinh cũng phải có những thay đổi trong cách dạy và học tích hợp.

Học sinh sẽ được học tích hợp mon Lịch sử và Địa lý. Ảnh minh họa: Nguồn Infonet

Trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, môn Lịch sử và Địa lý là bắt buộc ở cấp tiểu học [lớp 4-5] và THCS. Môn học được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển từ môn Tự nhiên và Xã hội, học sinh đã học tại các lớp 1-3.

Ở cấp tiểu học, mạch nội dung chương trình môn học không tách thành hai phân môn Lịch sử và Địa lý. Kiến thức ở hai lĩnh vực này được tích hợp trong các chủ đề về địa phương, vùng miền, đất nước và thế giới, theo sự mở rộng về không gian địa lý và xã hội.

Ở bậc THCS, mạch kiến thức của Lịch sử và Địa lý được tích hợp ở mức độ đơn giản. Có 3 mức độ là tích hợp nội môn; tích hợp nội dung Lịch sử trong những phần phù hợp của bài Địa lý và ngược lại, nhằm tạo ra sự đối chiếu, tương tác tốt nhất giữa kiến thức của hai phân môn; tích hợp tạo thành chủ đề chung.

Việc tích hợp này sẽ giúp người học biết phân tích đối tượng địa lý trong sự vận động và phát triển, trong bối cảnh lịch sử cụ thể. Giáo viên sẽ dạy Lịch sử theo hướng kể chuyện, dạy Địa lý theo cách khai thác tri thức tài liệu

Ví dụ, ở cuối chương trình lớp 6, khi học về loài người trên Trái Đất, học sinh đã có thể sử dụng kiến thức lịch sử về xã hội cổ đại, đặc biệt là có thêm dẫn chứng về loài người là lực lượng hùng mạnh làm thay đổi thiên nhiên Trái Đất.

Việc đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử và Địa lý theo hướng tiếp cận năng lực là trọng tâm của Chương trình. Cấp tiểu học theo hướng phát triển năng lực chú trọng tổ chức các hoạt động dạy học để giúp học sinh tự tìm hiểu, tự khám phá, không thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn, giảm tình trạng học sinh phải học thuộc lòng.

Chú trọng rèn luyện cho học sinh biết cách sử dụng sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới. Tăng cường phối hợp tự học với học tập, thảo luận theo nhóm, đóng vai, dự án; đa dạng hoá các hình thức tổ chức học tập, coi trọng việc dạy học trên lớp và các hoạt động xã hội.

Chương trình khuyến khích học sinh được trải nghiệm, sáng tạo trên cơ sở giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn cho học sinh tìm kiếm và thu thập thông tin, gợi mở giải quyết vấn đề, tạo cho học sinh có điều kiện thực hành, tiếp xúc với thực tiễn, học cách phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo; Chú trọng việc đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, lựa chọn và phối hợp có hiệu quả giữa các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học lịch sử và địa lý.

Bình luận:

Bạn nghĩ gì về nội dung này?

Bạn cần đăng nhập để gửi bình luận.

Gửi bình luận

1.1.  Khái niệm

Tích hợp [tiếng Anh: Integration] có nguồn gốc từ tiếng Latinh, với nghĩa xác lập lại cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ.

Integration [n]/ integrate [v] trong tiếng Anh có nghĩa là hợp lại thành một hệ thống thống nhất, sự bổ sung thành thể thống nhất, sự hợp nhất, sự hòa hợp với môi trường, [tiếng Anh – Mỹ còn có nghĩa sự hòa hợp chủng tộc, sự mở rộng cho mọi chủng tộc].

Trong tiếng Việt, tích hợp được ghép từ hai từ tích và hợp. Tích: [danh từ] là kết quả của phép nhân; [động từ]: dồn góp từng ít cho thành số lượng đáng kể [Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học; tr 981] Hợp:[danh từ]: tập hợp mọi phần tử của các tập hợp khác; [động từ]: gộp chung; [tính từ]: không mâu thuẫn, đúng với đòi hỏi. Tích hợp: lắp ráp, kết nối các thành phần của một hệ thống theo quan điểm tạo nên một hệ thống toàn bộ.

Như vậy, tích hợp có thể hiểu là sự kết hợp, sự hợp nhất, sự hòa nhập các bộ phận, các phần tử khác nhau thành một thể thống nhất.

Trong giáo dục, khái niệm Tích hợp xuất hiện từ thời kỳ Khai sáng [thế kỷ  XVIII] dùng để chỉ một quan niệm giáo dục toàn diện con người, chống lại hiện tượng làm cho phát triển thiếu hài hòa, cân đối. Trong dạy học các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ môn học thành “môn học” mới, như Vật lý, Hóa học, Sinh học được tích hợp thành Khoa học tự nhiên; Lịch sử, Địa lý, Xã hội học, Kinh tế học thành môn Nghiên cứu xã hội.

Tích hợp cũng có thể hiểu là sự lồng ghép các nội dung cần thiết vào nội dung vốn có của môn học, ví dụ: lồng ghép nội dung giáo dục dân số, giáo dục môi trường… vào nội dung các môn học: Địa lý, Sinh học, Giáo dục công dân…xây dựng trong các môn học truyền thống.

Về phương diện lí luận dạy học, tích hợp được hiểu là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức trong một môn học hoặc giữa các môn học thành một nội dung thống nhất. Cũng có thể hiểu: Tích hợp là một hoạt động mà ở đó cần phải kết hợp, liên hệ, huy động các yếu tố, nội dung gần và giống nhau, có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết, làm sáng tỏ vấn đề và cùng một lúc đạt được nhiều mục tiêu khác nhau.

—Dạy học tích hợp là định hướng dạy học giúp HS phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng,…thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong quá trình lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kỹ năng; phát triển được các năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề.

  • Các mức độ tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông

Nhiều nhà chuyên môn đã phân chia các mức độ tích hợp:

+ 4 cấp độ [Xavier Roegies]

  • tích hợp trong nội bộ môn học
  • tích hợp đa môn
  • tích hợp liên môn
  • tích hợp xuyên môn

+ 5 cấp bậc: [Susan M Drake, 2007, Creating Standards – Based Integated Curriculum]:

  • tích hợp trong nội bộ môn học
  • tích hợp lồng ghép
  • tích hợp đa môn
  • tích hợp liên môn
  • tích hợp xuyên môn

1.2.1.Truyền thống [traditional]

Từng môn học được giảng dạy, xem xét riêng rẽ, biệt lập, không có bất kỳ sự liên hệ kết nối nào như chụp ảnh cận cảnh từng đoạn – một hướng, một cách nhìn, sự tập trung hạn hẹp vào một môn riêng rẽ. VD: GV áp dụng quan điểm này trong dạy học từng môn riêng biệt, các vấn đề được giải quyết trên cơ sở kiến thức, kĩ năng của chính lĩnh vực bộ môn đó.

1.2.2. Kết hợp/ lồng ghép [ fusion]

Một nội dung nào đó được kết hợp vào chương trình đã có sẵn. Ở nước ta, trong nhiều năm qua đã tích hợp, lồng ghép các chủ đề về dân số, môi trường, an toàn giao thông, sức khỏe sinh sản, kĩ năng sống…vào các lĩnh vực môn học như Địa lý, Sinh học, Đạo đức, Giáo dục Công dân…

1.2.3. Tích hợp trong một môn học [nội môn]

Tích hợp trong nội bộ môn học. Tích hợp những nội dung của các phân môn, các lĩnh vực nội dung môn thuộc cùng một môn học theo những chủ đề, chương, bài cụ thể nhất định. Như trong môn Hóa học: tích hợp nội dung Hóa học vô cơ, Hóa học hữu cơ trong chương Hóa học và các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường. Trong môn Toán: tích hợp Đại số, Hình học và Lượng giác tại một số thời điểm.  Trong môn Lịch sử, tích hợp kiến thức lịch sử thế giớ, Lịch sử Việt Nam và Lịch sử địa phương trong cùng một bài học. Ví dụ: Dạy về Tổng khởi nghĩa tháng Tám ở Việt Nam: kiến thức Lịch sử thế giới có trong Thời cơ cách mạng; trong diễn biến khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước, GV đề cập đến khởi nghĩa giành chính ở địa phương.

Các môn học riêng biệt nhưng có những liên kết có chủ đích giữa các môn học và trong từng môn bởi các chủ đề hay vấn đề chung.1.2.4. Tích hợp đa môn [multidisciplinary]

Khi HS nghiên cứu về một vấn đề nào đó, các em được đồng thời tiếp cận từ nhiều môn học khác nhau. Ví như, chủ đề Truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam, HS có thể được tiếp cận trong môn Lịch sử, môn Văn học, môn GDCD, Âm nhạc.  Từ cách tiếp cận đa môn này, GV không cần thay đổi nhiều nội dung môn học, nội dung và đánh giá vẫn theo bộ môn, HS có thể tạo ra những kết nối giữa các bộ môn để giải quyết vấn đề.

1.2.5. Tích hợp liên môn [interdisciplinary]

Các môn học được liên hợp với nhau và giữa chúng có các chủ đề, các vấn đề, những khái niệm lớn và những ý tưởng lớn. Chương trình liên môn tạo ra những kết nối rõ rệt giữa các môn học. Chương trình xoay quanh các chủ đề/ vấn đề chung nhưng các khái niệm hoặc các kĩ năng liên môn được nhấn mạnh giữa các môn chứ không phải trong từng môn riêng biệt.

1.2.6. Tích hợp xuyên môn [transdisciplinary]

Cách tiếp cận những vấn đề từ cuộc sống thực và có ý nghĩa đối với HS mà không xuất phát từ các khoa học tương ứng với môn học, từ đó xây dựng nên các môn học mới khác với môn học truyền thống. Cac tiếp cận này bắt đầu từ ngữ cảnh cuộc sống thực [real – life context]. Điều quan tâm nhất ở đây chính là sự phù hợp đối với HS.

Điểm khác tích hợp liên môn ở chỗ: nó xuất phát từ ngữ cảnh cuộc sống thực và sở thích của HS.

VD: Xuất phát từ bối cảnh “Ô nhiễm môi trường và cần làm trong sạch môi trường thành phố”, nhà trường đưa ra một chương trình tích hợp phong phú, HS lựa chọn các vấn đề về môi trường và tiến hành thu thập thông tin, nghiên cứu và đề xuất các biện pháp làm trong sạch môi trường.

Tóm lại, dạy học tích hợp tuy còn là khái niệm mới, song trong thực tế, việc dạy học tích hợp đã xuất hiện đây đó, dù chưa được hệ thống và toàn diện. Tùy theo nhu cầu thực tế, và mục tiêu của chương trình giáo dục mà mức độ tích hợp được vận dụng linh hoạt.

Video liên quan

Chủ Đề