Vì sao Anh và Pháp có nhiều thuộc địa ở châu Phi và thế giới

I. Tình hình các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ

 1. Anh.

- Từ vị trí dẫn đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, cuối thế kỉ XIX, công nghiệp Anh phát triển chậm hơn các nước Mĩ, Đức. Anh mất dần vị trí độc quyền công nghiệp, xuống hàng thứ ba thế giới.

+ Nguyên nhân chủ yếu là do công nghiệp ở Anh phát triển sớm, hàng loạt máy móc, trang thiết bị dần dần trở nên lạc hậu.

+ Giai cấp tư sản Anh lại chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa hơn là đầu tư, đổi mới và phát triển công nghiệp trong nước.

- Tuy mất vai trò bá chủ thế giới về công nghiệp nhưng Anh vẫn là nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Đầu thế kỉ XX, nhiều công ti độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời, từng bước chi phối toàn bộ đời sống kinh tế của đất nước. Có thế lực nhất là 5 ngân hàng ở Luân Đôn, chiếm 40% số vốn đầu tư của nước Anh.

- Về chính trị, Anh vẫn là nước quân chủ lập hiến. Hai đảng là Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ thay nhau cầm quyền, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản.

- Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa là chính sách ưu tiên hàng đầu của giới cầm quyền ở Anh. Đến năm 1914, khi thế giới đã bị các nước đế quốc chia xong, thuộc địa Anh rộng tới 33 triệu km2 với 400 triệu người, bằng 1/4 diện tích và 1/4 dân số thế giới, gấp 12 lần thuộc địa của Đức và 3 lần thuộc địa của Pháp.

- Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”. Nước Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn, được gọi là “đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn", trải dài từ Niu Di-lân, Ô-xtrây-li-a, Ấn Độ, Ai Cập, Xu- đăng, Nam Phi, Ca-na-đa cùng nhiều vùng đất khác ở châu Á, châu Phi và các đảo trên đại dương.

2. Pháp.

- Do hậu quả của chiến tranh Pháp - Phổ [1870 - 1871], nhịp độ phát triển công nghiệp của Pháp chậm lại. Công nghiệp Pháp từ hàng thứ hai thế giới [sau Anh], đến cuối thế kỉ XIX tụt xuống thứ tư [sau Mĩ, Đức, Anh].

- Tuy nhiên, vào đầu thế kỉ XX, một số ngành được phát triển: đường sắt, khai mỏ, luyện kim, thương mại. Một số ngành công nghiệp mới ra đời và tăng trưởng rất nhanh: điện khí, hóa chất, chế tạo ô tô... Nông nghiệp vẫn trong tình trạng sản xuất nhỏ, gặp khó khăn trong sử dụng máy móc và kĩ thuật canh tác mới. Trong bối cảnh đó, các công ti độc quyền ra đời và dần dần chi phối nền kinh tế Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng.

2/3 số tư bản trong nước thuộc về 5 ngân hàng, phần lớn đầu tư ra nước ngoài. Năm 1914, Pháp xuất khẩu 60 tỉ phrăng, trong đó hơn một nửa cho nước Nga vay, còn lại cho Thổ Nhĩ Kì, các nước Cận Đông, Trung Âu và MT La-tinh vay, chỉ có 2 - 3 tỉ đưa vào thuộc địa.

- Lê-nin nhận xét chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”.

- Về chính trị, từ sau cách mạng 4/9/1870, nền Cộng hòa thứ ba ở Pháp được thành lập. Chính phủ cộng hòa thi hành các chính sách đàn áp nhân dân, tích cực chạy đua vũ trang và tăng cường xâm lược thuộc địa.

Pháp cũng có hệ thống thuộc địa đứng thứ hai thế giới, bằng 1/3 diện tích thuộc địa của Anh. Đó là các thuộc địa ở châu Phi [An-giê-ri, Tuy-ni-di, Ma-rốc, Ma-da-ga-xca...], ở châu Á [Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia] và một số đảo trên Thái Bình Dương.

3. Đức.

- Từ khi đất nước được thống nhất [18/1/1871], Đức phát triển rất nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa. Sau vài thập niên, Đức vượt Pháp, đuổi kịp rồi vượt Anh, trở thành nước đứng đầu châu Âu, thứ hai thế giới [sau Mĩ] về sản xuất công nghiệp. Năm 1913, sản lượng gang, thép của Đức gấp đôi Anh. Sự phát triển nhanh chóng của Đức là do giành được nhiều quyền lợi từ Pháp sau chiến tranh Pháp - Phổ và ứng dụng những thành tựu mới nhất của khoa học - kĩ thuật vào sản xuất.

- Cuối thế kỉ XIX, quá trình tập trung sản xuất, tập trung tư bản đã diễn ra ở Đức, dẫn đến việc hình thành các công ti độc quyền về luyện kim, than đá, điện, hóa chất... chi phối nền kinh tế Đức. Điển hình là công ti than đá vùng Rai-nơ - Ve-xpha-len thành lập năm 1893, đến năm 1910 đã kiểm soát hơn 50% tổng sản lượng than toàn quốc và 95% sản lượng than vùng Rua [vùng công nghiệp lớn nhất của Đức].

- Về chính trị, Đức theo thể chế liên bang. Mặc dù có Hiến pháp, có Quốc hội, Đức vẫn là nhà nước chuyên chế dưới thống trị của quý tộc địa chủ và tư sản độc quyền. Nhà nước đó thi hành chính sách đối nội, đối ngoại phản động: đề cao chủng tộc Đức, đàn áp phong trào công nhân, truyền bá bạo lực, tích cực chạy đua vũ trang. Nước Đức tiến sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa khi phần lớn đất đai trên thế giới đã trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của Anh, Pháp. Giới cầm quyền Đức hung hãn đòi dùng vũ lực để chia lại thị trường, chia lại các khu vực ảnh hưởng trên thế giới.

- Chủ nghĩa đế quốc Đức là “chủ nghĩa đế quốc quân phiệt, hiếu chiến”.

4. Mĩ.

- Trong số các nước công nghiệp tiên tiến, Mĩ có nền kinh tế phát triển mạnh nhất. Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, Mĩ từ vị trí thứ tư [sau Anh, Pháp, Đức] nhảy vọt lên đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp. Năm 1894, sản phẩm công nghiệp của Mĩ đã gấp đôi Anh và bằng 1/2 các nước Tây Âu gộp lại.

Công nghiệp Mĩ phát triển trong điều kiện thuận lợi: tài nguyên thiên nhiên phong phú, thị trường trong nước không ngừng mở rộng, thu hút hàng chục triệu nhân lực nhập cư của thế giới [nhất là từ châu Âu], ứng dụng khoa học - kĩ thuật và hợp lí hóa sản xuất, lợi dụng nguồn đầu tư của châu Âu và hoàn cảnh hòa bình lâu dài để phát triển kinh tế.

- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, ở Mĩ xuất hiện các công ti độc quyền khổng lồ, có ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, chính trị. Đứng đầu các công ti đó là những ông “vua” như “vua dầu mỏ” Rốc-phe-lơ, “vua thép” Moóc-gan, “vua ô tô” Pho...

+ Công ti thép của Moóc-gan thành lập năm 1903, kiểm soát 60% sản lượng thép. Công ti còn có 5.000 ha mỏ than, 1.600 km đường sắt, 100 tàu thủy.

+ Công ti dầu mỏ của Rốc-phe-lo kiểm soát 90% ngành sản xuất dầu mỏ với 70.000 km đường ống dẫn dầu, hàng trăm tàu biển và kho tàng ở trong và ngoài nước đồng thời có tài sản lớn trong các ngành hơi đốt, điện khí, luyện kim...

+ Hai tập đoàn trên lũng đoạn ngành ngânhàng, nằm trong tay 1/3 số vốn ngân hàng toàn nước Mĩ.

- Nông nghiệp cũng đạt được những thành tựu lớn. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi [đất đai bao la và màu mỡ], phương thức canh tác hiện đại [trang trại, chuyên canh, cơ giới hóa], Mĩ đã trở thành nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho châu Âu.

- Chế độ chính trị Mĩ đề cao vai trò Tổng thống do hai đảng là Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ thay nhau cầm quyền, thi hành các chính sách đối nội, đối ngoại phục vụ giai cấp tư sản.

- Vào những thập niên cuối thế kỉ XIX, khi các nước đế quốc Tây Âu tăng cường xâm chiếm thuộc địa thì Mĩ mải miết khai thác những vùng đất rộng lớn ở miền Trung và miền Tây, mở rộng biên giới đến bờ Thái Bình Dương. Cuối thế kỉ XIX, Mĩ tăng cường bành trướng ở khu vực Thái Bình Dương, gây chiến tranh với Tây Ban Nha để tranh giành thuộc địa, can thiệp vào khu vực Trung, Nam Mĩ bằng sức mạnh của vũ lực và đồng đôla Mĩ.

II. Chuyển biến quan trọng ở các nước đế quốc

1. Sự hình thành các tổ chức độc quyền.

Sản xuất công nghiệp phát triển mạnh mẽ làm xuất hiện việc cạnh tranh gay gắt, tập trung sản xuất và tư bản. Các công ti độc quyền lớn hình thành, chi phối đời sống xã hội.

2. Tăng cường xâm lược thuộc địa, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.

- Từ giữa thế kỉ XIX, các nước phương Tây tăng cường xâm lược thuộc địa để đáp ứng những yêu cầu phát triển của chủ nghĩa đế quốc. Đến đầu thế kỉ XX, “thế giới đã bị phân chia xong”.

Page 2

SureLRN

Chụp lại hình ảnh,

"Người Ăng Lê không thẳng tuột vô tư như Mỹ, cũng chẳng dễ dãi xuề xòa như Úc con"

Cũng đã lâu tôi mới có dịp trở lại London, thành phố của sương mù và mưa phùn hầu như quanh năm suốt tháng.

Từ lúc ra trường vào năm 2002 cho đến nay tôi mới có dịp nghe lại giọng nói đặc sệt tiếng Anh của người... Anh.

Những danh từ địa phương, cách phát âm nhẹ nhàng, có một chút gì đó quý phái và trưởng giả của người bản xứ.

Chỉ cần bước lên máy bay của hãng Virgin Atlantic, vẫn còn đậu tại phi trường Los Angeles là tôi đã nhận ra được ngay cái bản chất đặc biệt này của người Ăng Lê.

Họ không thẳng tuồn tuột vô tư như Mỹ. Chẳng dễ dãi, xuề xòa như Úc con.

Ở người Ăng Lê, bạn sẽ tìm thấy đôi chút kềm chế [restraint] ở chính mình, không hoàn toàn tự do phóng túng như những nơi khác.

Họ thường không nhìn đời chỉ qua lăng kính màu hồng, không tin tưởng tuyệt đối vào bất kỳ một vấn đề gì, và có lẽ vì lịch sử dân tộc của họ tự nó có thể chứng minh là họ đã từng làm bá chủ thiên hạ nên họ cũng thường không màng đến việc phải phô trương về văn hóa, hay quan trọng hóa vấn đề này như người Pháp.

Nếu bạn có dịp viếng thăm thủ đô Paris, bạn sẽ cảm nhận được điều mà tôi muốn nói. Có một cái gì đó rất kiêu ngạo và hãnh diện ở người Pháp nếu chúng ta bàn cãi về nền văn minh hay lịch sử của họ.

Nhưng có lẽ vì lịch sử nước Pháp có liên hệ trực tiếp đến sự đô hộ gần 100 năm của đất nước Việt Nam nên thành tâm mà nói, tôi không có nhiều thiện cảm đối với nước Pháp trong vấn đề này.

Ðối với tôi chẳng có gì là văn minh khi lịch sử hào hùng của bạn bao gồm việc bạn ỷ mạnh ăn hiếp [và ăn cướp] nhà người hàng xóm bên cạnh chỉ vì bạn giàu hơn và có nhiều vũ khí tối tân hơn.

Tôi vẫn còn nhớ hôm tôi vào thăm Hỏa Lò trong một buổi trưa trời nắng nóng không mây ở Hà Nội.

Chụp lại hình ảnh,

Có những trường ở Anh qui định sinh viên năm thứ nhất phải sống nội trú

Nhìn chiếc máy chém duy nhất còn sót lại sau bao nhiêu đổi thay của thế cuộc và nghĩ đến cũng lưỡi dao ấy đã chém đi biết bao nhiêu cái đầu của những người con Việt Nam không cam tâm làm nô lệ, của 13 liệt sĩ ở Yên Bái, tôi chợt nghĩ không hẳn là bạn nên luôn hãnh diện với những thành tích to lớn mà đất nước bạn hay chính bạn đã đạt được.

Bởi lẽ đơn giản nếu như đất nước bạn lớn mạnh, hoặc bạn là người có đầy quyền uy, tiền bạc thì trên con đường lịch sử 'mở mang bờ cõi', công danh đó hẳn đã có nhiều người phải quỳ phục, nằm xuống để bạn bước qua.

Người Khmer sẽ không bao giờ có một cái nhìn giống người Việt Nam khi nói về mảnh đất Sài Gòn mà theo họ thì người Việt Nam đã mãi mãi lấy đi.

Người Mỹ da đỏ sẽ không thể nào chia sẻ sự hãnh diện của những người Mỹ da trắng khi nói về những ngày đầu lập quốc của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Cũng như người Ấn Ðộ sẽ luôn luôn có một 'câu chuyện' riêng cho họ [their story] không giống với 'câu chuyện' của người Anh kể lại vì sao họ có mặt ở Ấn Ðộ vào đầu thế kỷ thứ 19.

Chụp lại hình ảnh,

Anh và Pháp ảnh hưởng khác nhau đối với thuộc địa cũ

Lịch sử là thế. 'History' [lịch sử] theo tiếng Anh chỉ là 'His' 'Story' [câu chuyện của anh ta]. Nó chỉ là một câu chuyện của người thắng cuộc.

Nói như thế không có nghĩa là người thắng cuộc nào cũng như nhau, hay 'câu chuyện' của người thắng cuộc nào cũng như nhau.

Tôi còn nhớ là trước khi ra trường, nhóm bạn thân của tôi đã có một buổi tranh luận khá thú vị về chủ nghĩa thực dân [colonialism] và những ảnh hưởng của nó đến cuộc sống hôm nay của chúng ta.

Hôm đó có tôi, một anh bạn người Ấn Ðộ đang học luật, hai cô bạn, một Singapore, một Hồng Kông đang làm luận án tiến sĩ, một anh người Peru, và một anh người Nam Phi [South Africa].

Vì theo luật lệ của Magdelen College là nơi chúng tôi được nhận vào học, trong năm đầu tiên ai cũng phải ở chung trong college, không được ra ngoài mướn nhà ở riêng, nên chúng tôi hầu như mỗi ngày đều gặp nhau ở phòng ăn tập thể.

Và như một thông lệ quen thuộc, cứ mỗi khi gặp nhau ở phòng ăn thì việc đầu tiên chúng tôi nói đến là về các món ăn tệ quá sức tưởng tượng của trường, hay nói một cách chung chung là đồ ăn của người Anh.

Salad không ra salad, thịt thì chỉ biết để như thế nướng hoặc luộc cho đến chín, không hành tỏi cũng chẳng ớt, tương.

Trưa được cho ăn khoai tây luộc cả củ [lẫn vỏ], thì chiều tối sẽ được đổi món ăn... khoai tây chiên.

Mà phải chi khoai được chiên giòn ngon như french fries của McDonald's còn đỡ.

Ðằng này khoai chi mà mềm như bún, mỗi miếng to còn hơn ngón tay cái của mình và thấm đầy những dầu và mỡ.

Bởi vậy chúng tôi thường đùa là lý do duy nhất tại sao trong quá khứ người Anh phải tìm đến nhiều nơi đô hộ là vì đồ ăn của họ quá dở, các gia vị ẩm thực của họ quá nghèo nàn.

Họ phải sang Ấn Ðộ để mua cà ri và mang thuyền đến Trung Quốc mua trà, nhân tiện mua luôn thuốc phiện về hút cho đỡ lạnh.

Ngày này qua tháng nọ, vật giá leo thang, thôi thì chiếm và biến nó thành thuộc địa luôn cho tiện việc.

Nhưng suy cho cùng, tất cả chúng tôi [đều có cùng một gốc là tất cả đều đến từ những nơi từng bị đô hộ!] cũng đồng ý là nếu như phải lập lại trang lịch sử của thời đô hộ thuở xa xưa thì bị Anh đô hộ là... tốt nhất.

Chụp lại hình ảnh,

Người Anh để lại nhiều dấu ấn ở các nước thuộc địa như Singapore

Tốt không phải vì họ ít dã man hơn người Hòa Lan hay người Tây Ban Nha ở Nam Phi hay ở Peru trong thời gian đô hộ, mà vì ít nhất ra khi họ ra đi trả lại độc lập cho các nước tự chủ, họ cũng để lại một số tập tục dân chủ căn bản cần thiết để làm bàn đạp cho các nước có thể phát triển trong tương lai.

Các bạn thử nghĩ lại xem có đúng không?

Từ Canada, Úc, Ấn Ðộ cho đến Hồng Kông, Singapore, Malaysia, Nigeria, nơi nào khi ra đi người Anh cũng để lại những dấu ấn tiêu biểu của chính xã hội họ.

Ðặc biệt là hệ thống cai trị, chế độ Westminster mà trong đó cả 3 cơ ngành Luật pháp [Quốc Hội], Hành pháp [Chính Phủ], và Tư pháp [Tòa Án] đều được xây dựng độc lập và riêng biệt để có thể bảo vệ các quyền lợi của người dân một cách công bằng và dân chủ hơn.

Thế còn đối với ông địa chủ cũng đã từng làm mưa làm gió một thời cai trị từ thủ đô Paris thì sao?

Ông ta cũng đã để lại khá nhiều di sản đấy chứ.

Nơi nào ông đã từng làm chủ cũng để lại những ngôi nhà villa có kiến trúc vượt thời gian, những bức tranh đầy ấn tượng, những cái bánh ngọt ngon không thể tả, và những ổ bánh mì không giòn không lấy tiền.

Nhưng mà hình như chỉ có thế thôi bạn ạ.

Tôi không nghĩ ra được một đất nước nào đã từng bị ông này cai trị mà khá hơn được trong việc xây dựng một xã hội pháp quyền theo đúng nghĩa của nó.

Có lẽ các bạn của tôi cũng không nghĩ ra được ai bởi thế chúng tôi mới cùng đồng ý là nếu như phải bị đô hộ, thì chọn Anh Quốc là tốt nhất.

Nhưng cho đến bây giờ tôi vẫn chưa nghĩ ra được câu trả lời vừa ý cho câu hỏi dưới đây mà các bạn tôi đã hỏi tôi khi chúng tôi nhắc đến năm 1997 lúc Anh Quốc trả Hồng Kông về cho Bắc Kinh sau 155 năm đô hộ.

Nếu như phải chọn chế độ cai trị của một ngoại bang nhưng văn minh, công bằng, dân chủ và chế độ cai trị của người cùng nhà, cùng dòng giống nhưng lại khắc nghiệt và không đại diện chính đáng [legitimate] cho người dân thì tôi sẽ chọn bên nào?

Nếu bạn biết thì email cho tôi biết nhé: . Cảm ơn bạn nhiều.

Luật sư Trịnh Hội sinh tại Việt Nam, trưởng thành ở Úc, học MA ở Oxford, Anh Quốc và từng sinh sống tại Mỹ và một số nước châu Á.

Video liên quan

Chủ Đề