Vị trí Địa lí và hình dạng lãnh thổ có ảnh hưởng như thế nào đến tự nhiên nước ta

Ảnh hưởng của hình dạng lãnh thổ tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải ở nước ta:

- Hình dạng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang, đường bờ biển dài 3260 km, có tác động đến tự nhiên:

+ Thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc -  Nam  [ranh giới là dãy Bạch Mã] và Đông - Tây.

+ Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, các khối khí qua biển tăng cường tính chất nóng ẩm của thiên nhiên nước ta.

- Đối với giao thông vận tải:

+ Hình dạng lãnh thổ cho phép nước ta phát triển nhiều loại hình vận tải theo chiều Bắc -Nam [đường bộ, đường biển, đường hàng không... ].

+ Mặt khác giao thông vận tải nước ta cũng gặp không ít trở ngại, khó khăn, nguy hiểm do hình dạng địa hình lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang, nằm sát biển. Các tuyến đường dễ bị chia cắt bởi thiên tai. Đặc biệt là tuyến giao thông bắc - nam thường bị bão, lụt, nước biển phá hỏng gây ách tắc giao thông.

  • ĐKTN nước ta chịu ảnh hưởng của địa hình theo: + Đông - Tây:địa hình cao dần,mưa ít dần,thảm thực vật thay đổi theo độ cao.động vật cũng phân bố khác nhau, nhiệt độ tăng dần, biên độ nhiệt giảm. + Bắc - Nam[dãy Bạch Mã làm ranh giới]: - Bạch Mã -> ra Bắc:[tháng 11->4 năm sau] chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa đông bắc, lạnh, mưa nhìu, khí hậu khô. [tháng 5>10] chịu ảnh huơng của gió mùa đông nam, gây mưa bắc bộ.bắc trung bộ chịu ảnh hưởng gió LÀO, nóng. - Bạch Mã -> vào Nam:[11>4 năm sau] ít chịu ảnh hưởng gió mùa đông bắc, nam trung bộ mưa ít, nam bộ và Tây Nguyên nắng.[5>10] nam bộ, Tây Nguyên chịu ảnh hưởng gió mùa Tây Nam, mưa nhìu. Khi đó nam trung bộ lại nắng gay gắt do gió tây nam [LÀO]. – Hình dạng kéo dài và hẹp ngang của phần đất liền, với bờ biển uốn khúc [hình chữ S] theo nhiều hướng và dài trên 3260km đã góp phần làm cho thiên nhiên nước ta trở nên đa dạng, phong phú và sinh động. Cảnh quan thiên nhiên nước ta có sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng, các miền tự nhiên. Ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền, tăng cường tính chất nóng ẩm của thiên nhiên nước ta.

    - Đối với giao thông vận tải: Hình dạng lãnh thổ cho phép nước ta phát triển nhiều loại hình vận tải: đường bộ, đường biển, đường hàng không… Mặt khác, giao thông vận tải nước ta cũng gặp không ít trở ngại, khó khăn, nguy hiểm do hình dạng địa hình lãnh thổ kéo dài. hẹp ngang, nằm sát biển. Các tuyến đường dễ bị chia cắt bởi thiên tai. Đặc biệt là tuyến giao thông bắc – nam thường bị bão, lụt, nước biển phá hỏng gây ách tắc giao thông. + Phía Đông thuận tiện cho đường bộ, thủy, sắt, sông,... + Phía Tây trở ngại cho GTVT, do địa hinh dốc núi cao, khí hậu khắc ngiệt,....

    - Xem thêm tại đây - Sưu tầm bởi www.HLT.vn


  • - Đối với tự nhiên: 
    + Hình dạng kéo dài và hẹp ngang của phần đất liền, với bờ biển uốn khúc [hình chữ S] theo nhiều hướng và dài trên 3260km đã góp phần làm cho thiên nhiên nước ta trở nên đa dạng, phong phú và sinh động. Cảnh quan thiên nhiên nước ta có sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng, các miền tự nhiên. Ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền, tăng cường tính chất nóng ẩm của thiên nhiên nước ta.

    + Từ dãy Bạch Mã lên phía Bắc do chịu ảnh hưởng của khối khí lạnh phía Bắc nên có mùa đông lạnh, 4 mùa phân biệt rõ rệt; Phía còn lại do dãy Bạch Mã che chắn nên ấm áp hơn, có 2 mùa là mùa mưa và mùa khô.

    - Đối với giao thông vận tải:
    + Thuận lợi: hình dạng lãnh thổ cho phép nước ta phát triển nhiều loại hình vận tải: đường bộ, đường biển, đường hàng không...
    + Khó khăn: việc đi lại gặp nhiều trở ngại do địa hình lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang, nằm sát biển; các tuyến đường dễ bị chia cắt bởi thiên tai, địch họa. Đặc biệt tuyến giao thông Bắc-Nam thường bị bão, lũ, nước biển phá hỏng làm gây ách tắc giao thông.




    mình chỉ biết vậy thui còn gì bạn bổ sung thêm nha.

    Hình dạng lãnh thổ nước ta có ảnh hưởng gì tới điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải của nước ta?

    Xem thêm: 
     1. Máy rang cafe giá rẻ 
    2. Máy xay cafe giá rẻ 
    3. Cà phê nguyên chất sạch 100% 
    4. Cafe làm đẹp 
    5. Túi thơm cafe 
    6. Cafe cho người ăn CHAY. HLT 
    - Xem thêm tại đây... 
    Sưu tầm bởi www.HLT.vn

  • Câu hỏi: Vị trí địa lý và hình dạng lãnh thổ của Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta hiện nay?

    Lời giải:

    Thuận lợi:

    – Vị trí địa lí đã tạo điều kiện cho nước ta phát triển kinh tế toàn diện.

    – Dễ dàng mở rộng giao lưu và hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới.

    – Tạo điều kiện cho nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới, tạo điều kiện phát triển rừng.

    Khó khăn:

    - Vị trí này cùng làm cho nước ta rất lắm thiên tai và phải chú ý tới việc bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm, chống sự xâm nhập về chủ quyền vùng đất, vùng biển, vùng trời.

    Kiến thức mở rộng về ví trị địa lí nước ta

    1. Vị trí và giới hạn lãnh thổ

    – Hệ toạ độ địa lí phần đất liền nước ta: điểm cực Bắc là 23°23B, 105°20Đ; điểm cực Nam là 8°34B, 104°40Đ; điểm cực Tây là 22°22B, 102°10 Đ, điểm cực Đông là 12°40 B, 109°24Đ.

    – Diện tích đất liền nước ta là 329.247 km2.

    – Phần biển Việt Nam có diện tích khoảng 1 triệu km2.

    – Về mặt tự nhiên: nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến của bán cầu Bắc, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á, có vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á biển đảo, là nơi tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.

    2. Đặc điểm lãnh thổ

    a. Phần đất liền.

    - Kéo dài theo chiều Bắc – Nam tới 1650km, tương đương 150vĩ tuyến.

    - Nơi hẹp nhất thuộc tỉnh Quảng Bình.

    - Có đường bờ biển cong hình chữ S, kéo dài 3260km từ Móng Cái đến Hà Tiên.

    - Biên giới trên với bộ với 3 nước Trung Quốc, Lào, Campuchia kéo dài 4500km.

    b. Phần biển Đông mở rộng về phía Đông và Đông Nam.

    - Có hai quần đảo lớn là

    + Quần đảo Trường Sa – huyện đảo Trường Sa [tỉnh Khánh Hoà].

    + Quần đảo Hoàng Sa [TP.Đà Nẵng]

    - Biển Đông có vai trò quan trọng cả về phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng.

    Phần biển đảo thuộc Việt Nam mở rộng về phía đông và đông-nam, trên biển có nhiều đảo và quần đảo, có hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa, có nhiều vũng vịnh đẹp.

    – Vị trí thuận lợi, lãnh thố mở rộng là điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển toàn diện và hội nhập vào nền kinh tế – xã hội của khu vực và thế giới.

    3. Ý nghĩa của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

    a. Ý nghĩa tự nhiên

    + Vị trí địa lý đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

    + Vị trí và lãnh thổ tạo nên sự phân hóa đa dạng về tự nhiên, sự phong phú về tài nguyên khoáng sản và tài nguyên sinh vật.

    + Vị trí địa lý nước ta nằm trong khu vực có nhiều thiên tai

    b. Ý nghĩa kinh tế – xã hội và quốc phòng

    + Về kinh tế : Vị trí địa lý rất thuận lợi trong giao lưu với các nước và phát triển kinh tế.

    + Về văn hoá – xã hội: vị trí địa lý tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước trong khu vực Đông Nam Á.

    + Về an ninh, quốc phòng: nước ta có một vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á. Biển Đông có ý nghĩa rất quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

    Vị trí địa lý và hình dạng lãnh thổ của Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta hiện nay?

    * Thuận lợi:

    - Tạo thuận lợi cho Việt Nam phát triển kinh tế toàn diện.

    - Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thiên nhiên phân hóa đa dạng và chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, nơi giao nhau của luồng di cư sinh vật...

    => Đem lại nguồn lợi sinh vật trù phú và giàu có về thành phần loài, là nguồn tài nguyên quan trọng cho phát triển kinh tế.

    - Vị trí giáp biển, nằm ở trung tâm Đông Nam Á - khu vực có nền kinh tế năng động trên thế giới, thuận lợi cho quá trình hội nhập và giao lưu với các nước Đông Nam Á cũng như trên thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế.

    * Khó khăn:

    - Chịu ảnh hưởng của các thiên tai [bão, lũ lụt, hạn hán. cháy rừng, sóng biển,...] => cần chủ động phòng tránh và ứng phó với các sự cố thiên tai.

    - Khu vực nhạy cảm về các vấn đề chính trị, biển Đông đã và đang diễn ra gay gắt => phải luôn chú ý bảo vệ đất nước và chống giặc ngoại xâm [xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển, vùng trời Tổ quốc,...].

    Video liên quan

    Chủ Đề