Vì sao bé hay lắc đầu

Hỏi - 15/10/2013
Thưa bác sĩ. Con gái tôi được 4 tháng 20 ngày. Dạo gần đây trước khi ngủ cháu hay lắc đầu qua lại. Nhiều lúc lắc mạnh. Khi thức thì thỉnh thoảng bé mới lắc. Bé bị rụng tóc nhiều. Mấy tháng trước khi ngủ cháu cũng thỉnh thoảng lắc đầu, nhưng dạo này lắc nhiều hơn. Tôi tìm hiểu một số thông tin thì cho rằng cháu bị thiếu canxi, một số thông tin thì cho rằng cháu bị viêm tai giữa. Khi đi chích ngừa ở BV thì bác sĩ có cho uống thêm Tonicalcium, nhưng dạo này thời tiết không có nắng nên cháu ít được tắm nắng buổi sáng mà chỉ uống 1 giọt vitamin D mỗi ngày. Bác sĩ cho tôi hỏi cháu hay lắc đầu như vậy có phải là triệu chứng của bệnh gì không? Tai cháu sạch, không có mủ, cháu không sốt, bú và ngủ bình thường. Tăng cân tốt [lúc 4 tháng 7 ngày bé được 6,8kg. Lúc sinh 2,9kg] Rất mong sự giúp đỡ của bác sĩ và bệnh viện. Tôi xin cám ơn

Câu hỏi:

        Con gái của tôi nay được 4 tháng, cân nặng 6,5kg [lúc sinh cháu được 3,7kg]. Cháu đã biết lật, cười giỡn với mọi người, hay bỏ tay vào miệng và nói ê a. Từ lúc sinh ra đến nay cháu vốn khó ngủ, ban đêm hay thức giấc và khóc. Tuy nhiên có một vấn đề mà tôi đang rất lo là gần đây cháu lắc đầu liên tục trước và trong khi ngủ. Ban ngày ngủ khoảng 3 tiếng đồng hồ, mỗi lần ngủ khoảng 30 phút và hay giật mình. Ban đêm, từ trước đến nay thì trong khi ngủ cháu thường hay trở mình nằm nghiêng rồi nằm ngửa, có khi lật nằm sấp, mỗi lần thức giấc là khóc [mỗi đêm khoảng 7-8 lần].  Hai ngày nay, trong giấc ngủ, cháu cứ lắc đầu liên tục [mắt vẫn nhắm], có lúc lại đưa tay  lên chà xát tai và mặt. Sáng hôm nay, khi buồn ngủ và chuẩn bị đi vào giấc ngủ, cháu lại lắc đầu liên tục [mắt mở], sau đó trong lúc ngủ vẫn lắc đầu.

Người hỏi : Nguyen Thi Man

Trả lời:

Chào bạn!

     Theo như những điều bạn kể thì con bạn là một trẻ phát triển tương đối bình thường về thể chất và tâm thần vận động. Vấn đề là ở giấc ngủ của cháu.

     Chúng ta đều biết giấc ngủ là một quá trình tích cực dưới sự kiểm soát của não, là một phần cơ bản của đời sống con người. Giấc ngủ bình thường có 2 giai đoạn chính là giai đoạn động mắt nhanh và không động mắt nhanh xen kẽ nhau theo chu kỳ nhất định[ thường có khoảng 4 đến 6 chu kỳ trong giấc ngủ đêm]. Việc xác định chu kỳ ngày đêm của giấc ngủ con người do một đồng hồ nội tại kiểm soát bởi sự tiết của Melatonine của tuyến tùng và của một số cấu trúc ở hạ khâu não. Người lớn ngủ 1 đến 2 lần mỗi ngày còn trẻ em ngủ nhiều lần trong ngày[ ngủ đa pha]. Khi ngủ các chức năng của hệ thần kinh giảm trong đó có chức năng vận động và thực vật. Khi ngủ sâu trương lực các cơ giảm, không còn cử động do không còn nhận được sự chi phối của hệ thần kinh trung ương. Trạng thái thức- ngủ được điều hòa bởi hoạt động của hệ thần kinh trong đó quan trọng nhất là vỏ não, cấu trúc lưới ở thân não và các trung khu ngủ ở hành não. Với hàng loạt cấu trúc tham gia theo cơ chế phức tạp thì hoạt động giấc ngủ vẫn còn cần nhiều nghiên cứu mới. Rối loạn giấc ngủ do đó cũng liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau của cơ thể và tác động môi trường.

     Trở lại vấn đề của con bạn, cháu có những biểu hiện không ổn về giấc ngủ nhưng cháu lại phát triển bình thường thì bạn cũng đừng lo lắng quá. Điều cần làm là kiểm tra sức khỏe toàn diện cho cháu để phát hiện những bất thường có thể gây ra dạng giấc ngủ này. Ở lứa tuổi của cháu có nhiều điều có thể khiến cháu ngủ không ngon. Một số nguyên nhân thường gặp có thể gợi ý như hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản, vấn đề về tai mũi họng hay hô hấp khiến cháu khó thở khi ngủ, sai lầm về chế độ ăn lúc ngủ, môi trường… Về mặt thần kinh có thể có cơn giật cơ, rối loạn vận động chi chu kỳ hay loạn động khi ngủ kịch phát là một số rối loạn giấc ngủ tương tự, tuy nhiên điều này rất ít xảy ra và khó xác định ở trẻ em. Bạn nên cho cháu đến bệnh viện để được khám và đánh giá lại vấn đề của cháu.

 Thân mến

Hiểu các kỹ năng vận động của bé

Trẻ sơ sinh rất mỏng manh và không có khả năng tự vệ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bé không thể tự di chuyển. Vào cuối tháng đầu đời, trẻ sơ sinh có khả năng di chuyển đầu từ bên này sang bên kia. Điều này thường xảy ra nhất khi trẻ nằm nghiêng.

Sau tháng đầu tiên, lắc đầu ở trẻ sơ sinh thường đi kèm với sự vui đùa cũng như các hình thức tương tác khác. Trong vài tuần đầu tiên, chuyển động của bé có thể “giật cục”, sau đó sẽ dễ dàng hơn khi bé phát triển khả năng kiểm soát cơ.

Lắc đầu khi bú

Trẻ có thể lắc đầu qua lại khi bú mẹ, điều này xảy ra khi trẻ cố gắng định hướng để ngậm ti mẹ. Khi em bé đã ngậm vú, việc lắc đầu sau đó có thể là sự phấn khích.

Mặc dù trẻ đang phát triển cơ cổ và có thể lắc qua bên khi bú, những vẫn nên nâng đỡ đầu của trẻ trong ít nhất ba tháng đầu tiên.

Lắc đầu khi chơi

Ngoài tháng đầu tiên, trẻ có thể lắc đầu khi chơi. Trong một số trường hợp, có thể di chuyển đầu khi nằm sấp hoặc ngửa. Bạn có thể nhận thấy rằng lắc đầu tăng lên khi bé hào hứng. Khi bé lớn lên, sẽ bắt đầu chú ý đến hành vi của người khác và cố gắng tương tác. Trẻ có thể bắt chước hành vi của đứa trẻ khác thông qua cử chỉ đầu và tay.

Kiểm tra chuyển động

Trẻ sơ sinh rất dũng cảm và chúng sẽ bắt đầu kiểm tra xem có thể di chuyển được bao nhiêu. Vào khoảng 4 hoặc 5 tháng tuổi, một số trẻ sẽ biết lắc đầu, có thể di chuyển đến rung chuyển toàn bộ cơ thể.

Mặc dù các chuyển động này có thể trông đáng sợ, nhưng đó được coi là hành vi bình thường ở hầu hết các bé. Trên thực tế, đó thường là dấu hiệu báo trước cho việc bé tìm ra cách tự ngồi dậy. Hành vi bập bênh và lắc thường kéo dài không quá 15 phút ở nhóm tuổi này.

Một nguyên nhân khác gây lo lắng ở nhiều bậc cha mẹ là đập đầu. Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, thói quen này phổ biến hơn ở các bé trai, bắt đầu vào khoảng 6 tháng tuổi. Miễn là tiếng đập không mạnh và em bé của bạn có vẻ vui vẻ, hầu hết các bác sĩ nhi khoa không lo lắng về hành vi này. Việc đập đầu thường dừng lại ở mốc 2 tuổi.

Khi nào cần lo lắng

Lắc đầu và các hành vi liên quan khác thường được coi là một phần bình thường trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên, có những trường hợp mà các hành vi có thể vượt ra ngoài sự rung lắc đơn giản. Trong trường hợp dưới đây hãy đến gặp bác sĩ:

  • Không tương tác với mọi người xung quanh
  • Mắt chuyển động không bình thường
  • Xuất hiện các nốt sần hoặc các đốm hói do đập đầu
  • Rung lắc tăng lên trong những khoảnh khắc lo lắng
  • Có vẻ như trẻ muốn làm tổn thương chính mình
  • Không đạt được các mốc phát triển khác
  • Không phản hồi với giọng nói của bạn, cũng như các âm thanh khác
  • Tiếp tục những hành vi này sau 2 tuổi

Tổng kết

Mặc dù lắc đầu thường không phải là nguyên nhân đáng lo ngại, nhưng có một số trường hợp bạn nên cân nhắc nói chuyện với bác sĩ. Tần suất thường là một dấu hiệu nhận biết sự rung lắc có bình thường hay không. Nếu bạn thấy con mình lắc đầu một chút trong khi bú hoặc khi chơi, đây có thể không phải là trường hợp đáng lo. Ngược lại, nếu tình trạng lắc đầu diễn ra thường xuyên và kéo dài thì bạn nên đưa bé đi khám ngay.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Hiện tượng vặn mình ở trẻ sơ sinh

Hỏi

Chào bác sĩ. Bé gái nhà em được 5 tháng, cân nặng 8,1kg. Bé có hiện tượng lâu lâu lắc đầu liên tục, nhất là lúc bé buồn ngủ. Vừa sinh ra thì bé nếu không chịu bú mẹ cũng lắc đầu. Hôm vừa rồi em có chở bé đến bệnh viện khám. Bác sĩ chẩn đoán bé bị viêm tai giữa, cho uống thuốc 5 ngày, sau đó tái khám. Khi nội soi lỗ tai thì bác sĩ nói bé đã ổn. Em có đưa bé đi khám thêm chuyên khoa thần kinh, chuyên khoa vận động nhưng không thấy gì bất thường. Tuy nhiên sáng hôm nay khi thức dậy bé lắc đầu liên tục. Em cảm thấy hơi lo. Không biết bé có bị sao không ạ?

Câu hỏi khách hàng ẩn danh

Trả lời

Chào bạn,

Lắc đầu ở trẻ đa số là bình thường. Một số liên quan đến vài bệnh lý như viêm tai giữa hay một số bệnh lý về thần kinh tâm bệnh. Tuy nhiên, các bệnh lý này khi trẻ lớn hơn mới có biểu hiện rõ ràng. Nếu trẻ lắc đầu nhiều kèm theo mất tập trung thị giác, thính giác, hoặc có các biểu hiện khó chịu quấy khóc, sốt, bạn nên đưa bé đến khám chuyên khoa Nhi.

Bạn có thể đến các bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để được tư vấn kỹ càng hơn.

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi tới Hệ thống Y tế Vinmec. Trân trọng!

Bác sĩ Nguyễn Hùng Tiến - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Hỏi

Chào bác sĩ. Bé gái nhà em được 5 tháng, cân nặng 8,1kg. Bé có hiện tượng lâu lâu lắc đầu liên tục, nhất là lúc bé buồn ngủ. Vừa sinh ra thì bé nếu không chịu bú mẹ cũng lắc đầu. Hôm vừa rồi em có chở bé đến bệnh viện khám. Bác sĩ chẩn đoán bé bị viêm tai giữa, cho uống thuốc 5 ngày, sau đó tái khám. Khi nội soi lỗ tai thì bác sĩ nói bé đã ổn. Em có đưa bé đi khám thêm chuyên khoa thần kinh, chuyên khoa vận động nhưng không thấy gì bất thường. Tuy nhiên sáng hôm nay khi thức dậy bé lắc đầu liên tục. Em cảm thấy hơi lo. Không biết bé có bị sao không ạ?

Câu hỏi khách hàng ẩn danh

Trả lời

Chào bạn,

Lắc đầu ở trẻ đa số là bình thường. Một số liên quan đến vài bệnh lý như viêm tai giữa hay một số bệnh lý về thần kinh tâm bệnh. Tuy nhiên, các bệnh lý này khi trẻ lớn hơn mới có biểu hiện rõ ràng. Nếu trẻ lắc đầu nhiều kèm theo mất tập trung thị giác, thính giác, hoặc có các biểu hiện khó chịu quấy khóc, sốt, bạn nên đưa bé đến khám chuyên khoa Nhi.

Bạn có thể đến các bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để được tư vấn kỹ càng hơn.

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi tới Hệ thống Y tế Vinmec. Trân trọng!

Bác sĩ Nguyễn Hùng Tiến - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Video liên quan

Chủ Đề