Vì sao bé ngủ hay lăn lộn

Trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tìm đúng nguyên nhân sẽ giúp bạn biết cách xử trí phù hợp và không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

1/ Nguyên nhân trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn

Có nhiều nguyên nhẫn khiến trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn, khó chịu. Việc này ảnh hưởng đến giấc ngủ và sự phát triển của bé trong những năm tháng đầu đời. Nhiều cha mẹ gặp không ít phiền toái khi mỗi đêm phải thức giấc để ru con ngủ lại từ đầu.

Giấc ngủ có vai trò quan trọng cho sự phát triển của hệ thần kinh và não bộ, ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi trong ngày của trẻ. Khi ngủ sâu, vỏ não sẽ ức chế hầu hết các hoạt động có ý thức, chỉ có các vận động vô thức thuộc hệ thần kinh thực vật: thở, nhịp tim, nhu động ruột,... vẫn diễn ra bình thường.

Tình trạng lăn lộn về đêm ở trẻ nhỏ không hiếm gặp

Thế nhưng một số trẻ ngủ đêm hay lăn lộn, hoạt động tay chân nhiều, thậm chí có các biểu hiện như khóc, cười,... 

Nguyên nhân là bởi ở trẻ hệ thần kinh của bé vẫn chưa hoàn thiện nên chưa ức chế được hoàn toàn các hoạt động có ý thức khi ngủ, kết hợp với các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. 

Một số yếu tố cụ thể khiến trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn như:

- Do vi chất:

  • Thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin D, canxi, magie, photpho,... - ảnh hưởng đến quá trinh dẫn truyền của hệ thần kinh. 
  • Thiếu Omega, DHA
  • Thiếu máu thiếu sắt

- Do dinh dưỡng:

  • Trẻ quá đói hoặc quá no
  • Trẻ nôn trớ, trào ngược dạ dày dẫn tới dinh dưỡng dễ thiếu hụt

- Do bệnh lý:

  • Bệnh hô hấp: ho, sốt, nghẹt mũi,... 
  • Bệnh lý não bộ
  • Bệnh lý tim mạch, tiêu hóa
  • Trẻ nhiễm giun kim [loại giun này đẻ trứng ở hậu môn vào ban đêm khiến bé khó chịu]

- Do tâm lý:

  • Trẻ bắt đầu biết giao tiếp với mọi người nên những cảm xúc trong ngày như: buồn, giận, lo lắng,... có thể ảnh hưởng đến hành vi của trẻ khi ngủ, bé ngủ lăn lộn về đêm.
  • Chế độ ăn uống thay đổi, trẻ bị ép ăn những thứ không thích nên ảnh hưởng đến tâm lý và tiêu hóa của bé.

- Do môi trường:

  • Phòng ngủ quá nóng hoặc quá lạnh, nhiều muỗi, kiến cắn, trẻ mặc nhiều quần áo,... khiến trẻ không thoải mái. 
  • Phòng ngủ quá nhiều ánh sáng [chúng sẽ ức chế việc tiết melatonin - hormon được tăng tiết vào ban đêm để giúp cơ thể dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn]. 
  • Phòng ngủ ẩm mốc, bụi, mùi hôi

Ngoài ra mẹ có thể tham khảo về tình trạng trẻ 2 tuổi khóc đêm để biết rõ nguyên nhân và những cách khắc phục cho con.

2/ Trẻ ngủ đêm hay lăn lộn có sao không?

Nhìn chung, khi trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn nếu con vẫn hoạt động trong ngày, tiếp thu kiến thức, lanh lẹ thì bạn không cần quá lo lắng. 

Nhưng dù sao, một giấc ngủ ngon cũng tốt hơn cho sự phát triển của trẻ. Giấc ngủ ngon sẽ giúp trẻ thông minh, tập trung hơn và phát triển thể chất [chiều cao, cân nặng] tốt hơn. 

Thực tế cho thấy, những trẻ thường ngủ không ngon, hay lăn lộn khi ngủ có khuynh hướng dễ cáu gắt, hay chống đối người lớn. 

3/ Cách xử lý cho bé ngủ hay lăn lộn về đêm

Tạo không gian “chuẩn” cho giấc ngủ

Đây là yếu tố cơ bản cho giấc ngủ trọn vẹn của bất kỳ trẻ nào. Bạn cần tạo không gian ngủ yên tĩnh, không có ánh sáng mạnh và ánh sáng từ các thiết bị điện tử ít nhất 30 phút trước khi ngủ cho bé. 

Ngoài ra, phòng nên thông thoáng, có nhiệt độ phù hợp, không gian trong lành. Nếu không gian ngủ chưa tốt, bé 2, 3 tuổi trằn trọc khó ngủ dễ xảy ra. 

Giải quyết tốt các nguyên nhân dinh dưỡng, vi chất, bệnh lý [nếu có]

Nếu xuất phát từ nguyên nhân thiếu vi chất dinh dưỡng hoặc bệnh lý, bạn cần sớm giải quyết chúng. Bởi lúc này, các trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn chỉ là dấu hiệu bên ngoài của các bất thường ấy. Bạn không nên chủ quan để chúng không ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng, phát triển của trẻ.

Theo khuyến cáo, trẻ cần được bổ sung vitamin D liên tục đến 18 tháng tuổi. Sau đó bổ sung 1-2 đợt khoảng 3-4 tháng/năm vào các đợt thiếu nắng hoặc trẻ ít tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên bên ngoài. Vitamin D sẽ giúp bé hấp thu canxi tốt hơn.

Trẻ ngủ đêm hay lăn lộn phải làm sao

Với trẻ ngủ ban đêm hay lăn lộn, bạn có thể bổ sung thêm vitamin D cho bé. Để hiệu quả cao hơn, bạn có thể tham khảo các sản phẩm Vitamin D có thêm DHA để hỗ trợ tốt hơn cho hệ thần kinh của trẻ.

Hoặc khi trẻ hay nghẹt mũi về đêm, bạn nên rửa mũi cho bé với muối sinh lý hoặc muối ưu trương. Trong trường hợp bé nghẹt nhiều bạn nên dùng muối ưu trương cho bé. Tuy có giá thành cao hơn nhưng muối ưu trương còn cho hiệu quả kháng viêm, kháng khuẩn và làm loãng dịch mũi, thông thoáng đường thở hiệu quả gấp 2-3 lần muối sinh lý thông thường. Bạn có thể chọn muối ưu trương có thêm chất dưỡng ẩm natri hyaluronate để dưỡng ẩm, bé không bị xót rát khi rửa. 

Giúp trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn có tâm lý thoải mái

Giấc ngủ chính là nơi để cơ thể và tâm trí giải tỏa căng thẳng, áp lực, kỳ vọng,... trong ngày. Những cảm xúc ấy sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ về đêm.

Chính vì thế, bạn hãy xem xét lại liệu mình, gia đình, trường học,... có vô tình làm gì khiến trẻ căng thẳng, lo lắng, sợ hãi không. Và cố gắng có phương pháp giáo dục trẻ thích hợp hơn, hạn chế việc phải la rầy trẻ nhé.

Nếu đã áp dụng các biện pháp trên nhưng không hiệu quả, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc bổ sung melatonin cho trẻ. Đây là hoạt chất được biết đến với tác dụng giúp dễ ngủ, ngủ ngon sâu giấc nhanh chóng theo cơ chế sinh lý của cơ thể và an toàn, không gây lệ thuộc. 

Nếu trẻ thường căng thẳng, hãy chọn sản phẩm có bổ sung thêm các chất chống oxy hóa, giảm căng thẳng từ thảo dược như: L - theanin [trà xanh, trà đen]; trà hoa cúc, oải hương,...

Nếu trẻ 2 tuổi ngủ đêm hay lăn lộn, bạn hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân để áp dụng giải pháp phù hợp nhé. Một giấc ngủ ngon sẽ giúp sự phát triển não bộ, thể chất và cả tâm trạng của con tốt hơn.

Tham khảo thêm bài viết: trẻ ngủ đêm hay đạp chân tay có sao không?

Hiện tượng bé ngủ không ngon giấc hay lăn lộn, trằn trọc, giật mình… là những biểu hiện thường gặp ở trẻ nhỏ, điều này sẽ làm cho các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng, sợ những dấu hiệu này sẽ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé. Muốn khắc phục vấn đề này các bậc phụ huynh cần phải trang bị cho mình một số kiến thức dưới đây để có cách xử lý khi bé ngủ không ngon giấc hay lăn lộn.

Bé ngủ không ngon giấc cũng như hay lăn lộn, quấy khóc khiến nhiều cha mẹ rất lo lắng và tìm biện pháp khắc phục

Cách xử lý xử lý khi bé ngủ không ngon giấc hay lăn lộn

Giấc ngủ có tầm quan trọng rất lớn đối với trẻ nhỏ, thông thường các bé sẽ ngủ 12-15 giờ/ ngày. Hầu hết các bé sẽ ngủ khoảng 2-4 giấc ngắn vào ban ngày, mỗi giấc khoảng 1-4 tiếng đồng hồ. Vào ban đêm giấc ngủ của bé sẽ kéo dài từ 6-8 tiếng. Tuy nhiên, khi thấy trẻ có những biểu hiện như ngủ không ngon giấc, trẻ hay lăn lộn, giật mình khi ngủ…. các biểu hiện này chỉ xuất hiện trong khoảng một vài giây rồi biến mất và giấc ngủ của bé vẫn diễn ra bình thường thì các mẹ cũng không nên quá lo lắng về vấn đề này. Bởi theo các nhà khoa học, Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 36 tháng tuổi, khi bé ngủ, vỏ não phải làm nhiệm vụ ức chế tất cả các hoạt động bộ phận não liên quan đến vận động ý thức. Trong khi đó, các vùng não bộ  điều khiển vận động vô thức [như như nhịp thở, nhịp tim, nhu động ruột… ] vẫn làm việc bình thường trẻ vẫn có thể vận động chân tay hoặc biểu hiện cảm xúc như cười, khóc, lăn lộn… vì lúc này vùng vận động ý thức của trẻ không bị ức chế hoàn toàn.

Bé không ngủ được do nhiều nguyên nhân như không đủ dinh dưỡng, mọc răng, …

Còn trong trường hợp bé ngủ không ngon giấc hay lăn lộn thường xuyên xuất hiện và kéo dài trong suốt khoảng thời gian bé ngủ thì rất có thể là do một số yếu tố khác gây ra. Chẳng hạn như: Bé bị thiếu chất dinh dưỡng, bé đang trong thời kì mọc răng, bé đang mắc bệnh trong cơ thể, phòng ngủ của bé không đảm bảo hoặc do ban ngày trẻ hoạt động quá nhiều nên ban đêm ảnh hưởng đến giấc ngủ…. Nếu là một trong những nguyên nhân trên thì các mẹ  cần phải có biện pháp xử lí sau đây:

1/ Phòng ngủ đảm bảo cho bé:

Phòng ngủ của bé cần phải được lau chùi, dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ. Giường chiếu, chăn đệm phải giặt giũ phơi khô mỗi tuần. Nhiệt độ phòng ngủ không quá nóng hoặc quá lạnh so với nhiệt độ cơ thể của trẻ. Bên cạnh đó bạn cần phải chú ý đảm bảo không gian phòng ngủ của bé được yên tĩnh, thông thoáng, tránh ánh sáng trực tiếp bên ngoài chiếu vào hoặc trong phòng quá sáng.

2/ Tạo cho bé một tâm lí thoải mái trước khi ngủ:

Có một số trẻ trước khi ngủ thường hay nghịch ngợm, quậy phá nên luôn bị bố mẹ la mắng khiến, doạ nạt khiến bé sợ hãi, khóc oà… điều này sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý của bé đồng thời làm cho giấc ngủ của bé không sâu và dễ thức giấc. Do đó các mẹ nên hạn chế la mắng trẻ trước khi bé đi vào giấc ngủ.

Khi bé có một tâm lý thoải mái sẽ dễ dàng ngủ ngon và sâu

3/ Hạn chế cho trẻ vận động quá sức:

Ở trẻ nhỏ hoạt động vui chơi là yếu tố cần thiết để khẳng định bé đang có một sức khoẻ và tinh thần tốt. Tuy nhiên, nếu hoạt động vui chơi quá mức lại là yếu tố làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ vào ban đêm. Có một số trẻ vào ban ngày chạy nhảy, la hét nhiều, đêm đến lại ngủ thường hay mệt mỏi, lăn lộn, ngủ không ngon giấc hay nói nhảm…. Bạn phải hết sức chú ý nếu bé gặp phải vấn đề này nên hạn chế cho vận động quá nhiều vào ban ngày.

4/ Vệ sinh cơ thể bé trước lúc đi ngủ:

Để có một giấc ngủ ngon bạn cần phải vệ sinh thân thể cho bé trước khi đi ngủ, tắm nước ấm là giải pháp giúp đầu óc trẻ luôn dễ chịu và dễ chìm vào giấc ngủ sâu.

Nếu cơ thể không sạch sẽ, nhiều vi khuẩn sẽ khiến bé ngứa ngáy, ngọ nguậy, không ngủ được

→  Lưu ý: Nên tắm nước vừa ấm [không quá nóng cũng không quá lạnh] tắm nhanh hạn chế ngâm mình trong nước quá lâu sẽ gây ra một số bệnh như cảm cúm, nhiễm nước…. Sau khi tắm xong hãy lau khô người cho bé rồi mặc quần áo  thông thoáng cho bé.

5/ Để bé ngủ tư thế thoải mái nhất:

Nếu bé nằm ở tư thế không tốt có thể làm đau người thì mẹ hãy từ từ thay đổi bằng cách xoay lại tư thế nằm cho bé [thực hiện một cách nhẹ nhàng tránh làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé].

6/ Bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho bé:

Theo nguồn thông tin từ bệnh viện nhi đồng 1 [thành phố Hồ Chí Minh] cho biết, hiện nay có rất nhiều bé hay trằn trọc, ngủ không ngon giấc đã được mẹ đưa đến khám. Sau khi đo nồng độ canxi, máu nhiều bé đã được kết luận tình trạng ngủ không ngon, hay lăn lộn là do thiếu canxi. Nhiều bé khác thì việc bứt rứt khó ngủ lại bắt nguồn từ tình trạng suy dinh dưỡng và thường đi kèm với chán ăn, giảm ăn, giảm bú, nôn ói, chậm lớn…

Một cơ thể được nạp đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp bé dễ dàng đi vào giấc ngủ

Do đó, các mẹ nên quan tâm đến chế độ ăn uống của trẻ, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé. Đặc biệt là các chất như canxi, kẽm, sắt, omega3, vitamin nhóm B, protein…. để tránh tình trạng bé thiếu chất gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Khi đã thực hiện các biện pháp xử lý trên một cách nghiêm ngặt nhưng tình trạng bé ngủ không ngon giấc hay lăn lộn vẫn còn xuất hiện và kèm theo một số biểu hiện khác như: Hay quấy khóc, kém linh hoạt, ít vận động, biếng ăn, da xanh tái… thì cần phải đưa bé đến bệnh viện Nhi để khám, được các bác sĩ kiểm tra và tìm ra nguyên nhân để có biện pháp xử lí tốt. Tránh để tình trạng này kéo dài lâu sẽ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và thể chất của trẻ.

Thiên Bình

Thông tin hữu ích cho bạn đọc:

Nên đọc

Video liên quan

Chủ Đề