Vì sao có lũ lụt

1. Lũ lụt là gì?

Có rất nhiều người đang hiểu sai về khái niệm lũ lụt là gì? Thực chất đây là một danh từ ghép, được tạo thành bởi hai từ đơn chỉ hai hiện tượng thiên nhiên vô cùng phổ biến là lũ và lụt. Vì thế để hiểu rõ hơn thì hãy cùng tìm hiểu từng khái niệm một:

-       Lũ: là hiện tượng ngập lụt, nước chảy xiết có khả năng cuốn trôi nhà cửa, cây cối. Thông thường lũ có tốc độ chảy cao, mang tính bất ngờ và xuất hiện chủ yếu ở các vùng núi cao với địa hình đồi dốc.

Và lũ được chia thành các loại khác nhau:

+ Lũ quét: Là hiện tượng lượng mưa lũ khổng lồ chảy từ trên cao xuống thấp, lũ quét thường không chảy mạnh như lũ ống nhưng lại gây ra thiệt hại lớn do đường đi của nó rộng, có thể quét mọi nẻo đường. Sức mạnh của lũ quét sẽ ảnh hưởng bởi độ dốc của địa hình, khối lượng nước và cả hệ thống rừng nữa. Vì thế mà trồng rừng hạn chế xói mòn sẽ hạn chế được tối đa tình trạng lũ quét.

+ Lũ ống: Là hiện tượng lũ, nước với lưu lượng lớn đổ từ trên cao xuống thấp tại địa hình khép kín tại các con hang hoặc khe suối nhỏ, thường hẹp và có dạng ống. Lúc này, do lượng nước đổ về lớn mà đường thoát nước lại khá nhỏ hẹp nên sẽ dẫn đến lũ rất mạnh, có thể cuốn trôi nhà cửa, ruộng vườn trên đường nước lũ đổ xuống.

+ Lũ sông: Là hiện tượng xảy ra do các trận mưa lớn ở đầu nguồn khiến cho lưu vực nước trên sông cao và chảy xiết hơn, khiến tràn đê gây nên tình trạng ngập lụt.

-       Lụt: Là hiện tượng nước ngập trong một vùng đất trong một khoảng thời gian nhất định, có thể do lượng nước lũ quá nhiều khiến vỡ đê hay lượng nước lớn không có chỗ thoát nên gây nên tình trạng ngập lụt.

Như vậy, lũ lụt được hiểu một cách đơn giản là hiện tượng mực nước trên sông, hồ mực nước dòng chảy trên sông vượt lớn, quá mức quy định dẫn đến tình trạng ngập úng, tràn đê hay gây vỡ đê khiến nước trực tiếp tràn vào khu dân cư được bảo vệ.

2. Nguyên nhân gây ra lũ lụt

Lũ lụt xuất hiện bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, gây nên những thiệt hại cho người dân cả về sức khỏe lẫn tài sản.  Sau khi hiểu được lũ lụt là gì thì dưới đây là những nguyên nhân gây lũ lụt chính mà bạn nên biết:

Do bão hoặc triều cường:

Bão và triều cường xảy ra tạo nên lượng nước lũ lớn, kèm theo đó là hiện tượng sạt lở đất khiến cho đất dâng lên làm tràn ngập nước vùng ven biển. Đó là lý do tại sao ở vùng biển người ta phải trồng rừng ở phía ngoài đê, chính là hạn chế được triều cường, hạn chế tình trạng thiệt hại do lũ lụt gây nên.

Do hiện tượng mưa lớn kéo dài:

Mưa lớn kéo dài ở các vùng đồng bằng [như miền Trung của nước ta] khiến cho lưu vực nước trên các con đê hay sông không có chỗ thoát. Ngoài ra, mưa lớn kéo dài còn hình thành nên các con lũ quét, lũ ống gây ra những thiệt hại nặng nề về người và của.

Do các thảm họa sóng thần, thủy triều:

Hiện tượng thủy triều hay sóng thần cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng ngập lụt ở các tỉnh ven biển miền Trung. Do mực nước tràn về, dâng cao, tràn qua các con đê hay hồ thủy điện gây ngập lụt.

Do sự tác động của con người:

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan kể trên thì sự tác động của con người cũng là vấn đề gây nên tình trạng lũ lụt hiện nay. Việc chặt phá rừng, khai thác tài nguyên rừng một cách bừa bãi khiến đồi bị sói mòn, dễ gây nên tình trạng ngập lụt hay sạt lở đất mỗi khi mùa mưa bão đến. Bên cạnh đó, việc ô nhiễm môi trường, tình trạng xả rác bừa bãi gây nên biến đổi khí hậu cũng là một tác động lớn. Hiện nay, mặc dù vấn đề môi trường vẫn luôn được mọi người quan tâm, chung tay bảo vệ nhưng cũng không tránh khỏi được vấn đề ô nhiễm, khiến Trái Đất nóng lên, băng tan, gây nên nhiều thiên tai và hậu quả khôn lường.

Nguồn: Trích từ //khbvptr.vn/

Tác giả: Phương Thảo

Lũ lụt là gì? Là hậu quả của hiện tượng thiên nhiên khắc nghiệt để lại khi xảy ra lượng mưa quá nhiều trong một thời gian ngắn và để lại hậu quả khôn lường

Lũ lụt là gì?

Lũ lụt là gì?

Lũ là mức nước và tốc độ dòng chảy trên sông, suối vượt quá mức bình thường. Lụt xảy ra khi nước lũ dâng cao tràn qua sông, suối, hồ, đập và đê vào các vùng trũng, làm ngập nhà cửa, cây cối, đồng ruộng.

Nguyên nhân gây ra lũ lụt

Lũ là hiện tượng nước sông dâng cao trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó giảm dần. Lũ trong sông ở nước ta chủ yếu do mưa trên lưu vực, song cũng có thể là do vỡ đê, vỡ đập, hoặc các dạng tắc ứ tạm thời dòng chảy trong các lòng dẫn,…

Những đặc trưng chính của lũ là lưu lượng hoặc mực nước cao nhất; tổng lượng lũ, thời gian duy trì sóng lũ trong sông, tốc độ và thời gian truyền sóng lũ về hạ lưu,…

Lụt là hiện tượng ngập nước của một vùng lãnh thổ do lũ gây ra. Lụt có thể do lũ lớn, nước lũ tràn qua bờ sông [đê] hoặc làm vỡ các công trình ngăn lũ vào các vùng trũng; có thể do nước biển dâng khi gió bão làm tràn ngập nước vùng ven biển.

Mưa lớn và kéo dài [do bão lớn] là nguyên nhân chính gây ra lũ lụt, ngoài ra ở vùng đồng bằng cửa sông tiếp giáp với biển, triều cường là một nhân tố làm cho lũ lụt trầm trọng hơn. Ngoài ra còn một số yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng xuất hiện lũ lớn và bất thường.

  • Lưu vực càng rộng thì nước lũ lên chậm nhưng cũng sẽ rút chậm, ngược lại lưu vực hẹp và dài sẽ làm nước lũ lên nhanh… một số trường hợp sẽ hình thành lũ quét, lũ ống
  • Rừng bị tàn phá cũng là nguyên nhân gây lên lũ lụt và xói mòn đất
  • Hiện tượng El nino và La nina đã gây ra hiện tượng lũ lụt và hạn hán trên nhiều vùng khác nhau
  • Nếu một hệ thống sông có nhiều con sông hợp thành thì khả năng tổ hợp
Mưa lụt lớn gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của

Đặc điểm của Lũ lụt ở Việt Nam

Ở Việt Nam, lũ là một hiện thượng tự nhiên, gần như xảy ra hằng năm. Lũ do nước sông dâng cao trong mùa mưa. Số lượng nước dâng cao xảy ra trên một con sông ở mức tạo thành lũ có thể xảy ra một lần hay nhiều lần trong một năm.

Khi nước sông dâng lên cao [do mưa lớn và triều cao], vượt qua khỏi bờ chảy tràn vào các vùng trũng và gây ra ngập trên một diện rộng trong một khoảng thời gian.

Lũ lụt ở Việt Nam được gọi là lớn và đặc biệt lớn khi nó gây ra nhiều thiệt hại lớn và kéo dài về người và của cải. Để theo dõi diễn biến mực nước trên sông, người ta tổ chức đo đạc mực nước và vẽ thành các thủy đồ.

Lũ ở Việt Nam được phân biệt thành các loại:

  • Lũ nhỏ: Là loại lũ có đỉnh lũ thấp hơn mức đỉnh lũ trung bình nhiều năm
  • Lũ vừa: là loại lũ có đỉnh lũ đạt mức đỉnh lũ trung bình nhiều năm
  • Lũ lớn: là loại lũ có đỉnh lũ cao hơn mức đỉnh lũ trung bình nhiều năm
  • Lũ đặc biệt: Là loại lũ cao đỉnh lũ cao hiếm thấy trong thời kỳ quan trắc
  • Lũ lịch sử: là loại lũ có đỉnh lũ cao nhất trong chuỗi số liệu quan trắc hoặc do điều tra khảo sát được.

Trên đây là thông tin Lũ lụt là gì và vì sao lại có lũ lụt trên thế giới?

 

Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới nối với vùng xoáy thấp phát triển trên khu vực Bắc Bộ hoạt động mạnh, Hà Nội đã hứng chịu cơn mưa lớn và kéo dài từ đêm 20/7 cho đến sáng 21/7, chưa có dấu hiệu dừng lại. Các điểm giao thông trong thành phố đang có hiện tượng ngập lụt mạnh.

 

Bản tin dự báo thời tiết 21/7 cho biết: Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn: cấp 1; các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Thanh Hóa: cấp 2.

 

Cơn bão số 3 có tên Sơn Tinh đang di chuyển hướng vào đất liền với tốc độ 35km/h. Khu vực miền Trung đã có mưa lớn, nhiều khu vực ngập lụt. Thậm chí một số địa phương ở Thanh Hóa đã được lệnh sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm.

Thùy Linh- Vũ Long   -   Thứ sáu, 30/10/2020 10:00 [GMT+7]

Hiện trường vụ sạt lở tại huyện miền núi Phước Sơn, Quảng Nam vùi 11 người dân. Ảnh: Người dân cung cấp

Lũ ngày càng lớn

Trước nay sạt lở đất chỉ xảy ra ở các tỉnh miền núi phía Bắc, rất ít khi xảy ra ở miền Trung. Nhưng gần đây các tỉnh miền Trung lại liên tiếp xảy ra sạt lở đất.

Phân tích về nguyên nhân gây ra lũ lụt, sạt lở nặng nề đang diễn ra tại miền Trung, trao đổi với phóng viên Lao Động, GS.TS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam - cho rằng: Rừng bị phá tàn khốc, thảm thực vật bị mất đi, nên lũ về miền Trung mới lớn như vậy, liên tiếp gây ra sạt lở nghiêm trọng. "Ăn của rừng rưng rưng nước mắt"- ông thốt lên.

"Vì nếu có thảm thực vật, nước mới ngấm xuống đất, mỗi hecta rừng có thể thu được 4 mét khối nước. Mưa xuống, nước sẽ chia làm mấy nhánh, một là sẽ ngấm xuống đất, vướng trên lá rồi bốc hơi, còn lại thì sẽ chảy thành lũ. Mất rừng, chẳng còn gì cả, đất không thấm nước, lá cũng không còn, lũ sẽ mạnh. Lũ mạnh, chảy tràn lên"- Giáo sư Hồng nhận định.

Theo các chuyên gia, nếu miền Trung càng mưa nhiều, tình trạng sạt lở sẽ càng mạnh.

"Sông miền Trung ngắn và dốc, đất dốc và nhiều lớp sét. Từ xưa đã có cảnh báo nếu xây dựng hồ chứa và đập tràn ở miền Trung thì phải cẩn thận vì đất không thấm nước"- GS Hồng chia sẻ.

Vị Giáo sư này phân tích: Những chỗ bị sạt lở đều là đất trơ trọi, không có thảm thực vật. Khi mưa, nước sẽ dần thấm vào, lớp đất ấy đã bị tác động từ lâu, nắng lên, đất sét đã bị phong hóa, sau đó, trọng lượng tăng do mưa dồn xuống, theo nguyên tắc trên độ dốc sẽ trượt khi lực đẩy xuống lớn hơn lực giữ.

"Lực giữ ở đây đã kém do đất sét bị phong hóa vì phá rừng, mất thảm thực vật. Xây thủy điện, phá rừng đã làm cho đất bị phong hóa, từ phong hóa làm thay đổi kết cấu của đất, lực giữ giảm đi, chưa kể mưa dồn mạnh hơn vì không còn dòng chảy mặt, trọng lượng tăng lên, lực giữ kém nên mới xảy ra sạt lở..."- nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho hay.

Nếu có trồng lại rừng sau khi rừng bị phá, chúng ta cũng phải mất 50 năm rừng mới khôi phục lại được. Ông cho biết, 50 năm sau, rừng mới có thể tái tạo khả năng giữ nước.

"Rừng trồng mới, dù 10 năm cũng không có tác dụng. Phải mất 50 năm lá rừng rụng xuống, mục ra, hình thành thảm thực vật dày 1 mét thì mới ngấm được nước. Dòng chảy mặt là dòng nguy hiểm nhất, rừng mất lớp mùn thì sẽ chẳng giữ được nước, nước sẽ trôi tuột đi tạo thành lũ"- GS Hồng nói.

Hiện trường vụ sạt núi, vùi lấp dân ở Trà Leng. Ảnh: Thanh Chung

Nạn phá rừng nghiêm trọng

Theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, mặc dù diện tích rừng bị thiệt hại giảm 270ha/năm, trong 4 năm từ 2016-2019, diện tích rừng bị thiệt hại đã lên tới 7.283ha. Như vậy, trung bình mỗi năm chúng ta mất đi 2.430ha rừng.

Theo nhận định của Viện Điều tra và quy hoạch rừng, lý do chính khiến diện tích rừng tự nhiên bị giảm sút là do việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thác quá mức, đặc biệt là tại 2 khu vực duyên hải miền Trung và Tây Nguyên.

Theo chuyên gia lâm nghiệp - GS Nguyễn Ngọc Lung, rừng phát huy hiệu quả trong việc chắn gió, cản sức nước và góp phần làm suy yếu sức mạnh của gió tại các vùng mà bão đi qua. Mặt khác, rễ của cây cũng sẽ góp phần hút nước lũ.

Hậu quả của việc phá rừng là tình trạng biến đổi khí hậu, hiệu ứng nhà kính làm trái đất ấm dần lên, hạn hán, nước biển dâng cao, ô nhiễm môi sinh, đói kém… Tình trạng mưa lũ ở nước ta trở nên nghiêm trọng, khốc liệt hơn, chính là do nạn chặt phá rừng.

Phá rừng đã gây ra sự suy giảm thảm thực vật ở lưu vực; khả năng cản trở dòng chảy khi mưa lũ giảm, khiến tốc độ di chuyển của mưa lũ nhanh hơn. Bên cạnh đó, còn vấn nạn phá rừng đầu nguồn để khai thác gỗ, phát triển nông nghiệp, thủy điện… Tất cả đều đã trở thành "thủ phạm" gây ra lũ lụt, sạt lở đất nghiêm trọng ở miền Trung.

Video liên quan

Chủ Đề