Vì sao không lên mặt trăng lần nữa

TPO - Trong lịch sử đã có 12 người từng in dấu chân lên Mặt trăng, mang theo khát vọng chinh phục không gian của nhân loại. Nhưng kể từ sau Apollo 17, NASA không còn thực hiện bất cứ nhiệm vụ nào đưa người lên Mặt trăng nữa. Lý do là vì sao?

Theo Nguồn Video: Khoa học&Khám phá

Năm 1969 và năm 1972. con người đã đặt chân lên mặt trăng. Tại sao sau gần 50 năm, con người không quay lại dù hiện tại, công nghệ đều đã tiên tiến hơn rất nhiều?

Ngày 21/7/1969, phi hành gia Neil Amstrong và Buzz Aldrin đã đặt những bước chân đầu tiên lên mặt trăng, mở ra kỉ nguyên mới về việc chinh phục không gian vũ trụ của loài người.

Phi hành gia Buzz Aldrin đứng bên cạnh lá cờ của Mỹ cắm trên Mặt trăng. [Ảnh: NASA].

Đến ngày 7/12/1972, tàu vũ trụ Apollo 17 mang theo 3 phi hành gia Eugene Cernan, Ronald Evans và Harrison Schmitt đã đặt chân mặt trăng. Đây cũng là chuyến bay kết thúc chương trình Apollo của Mỹ và 3 phi hành gia trên cũng là người cuối cùng đặt chân lên mặt trăng cho đến bây giờ.

Đến hôm nay, NASA đã đánh dấu một dấu mốc mới khi tàu InSight đã "hạ cánh" xuống sao Hỏa sau 6 tháng với vô vàn khó khăn. Cũng nhân sự kiện này, nhiều người đặt câu hỏi tại sao hiện giờ công nghệ đã tiên tiến hơn rất nhiều mà con người chưa quay lại mặt trăng?

Con người không quay lại mặt trăng vì vấn đề kinh phí

Theo báo cáo mà Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ [NASA] trình lên Quốc hội vào năm 1973, tổng chi phí cho chương trình Apollo kéo dài từ đầu những năm 1960 đến khi kết thúc vào năm 1972 lên đến 25,4 tỉ USD [quy đổi theo tỉ giá năm 2005 là 170 tỉ USD].

Như vậy, tính trung bình 17 chuyến bay của chương Apollo lên đến 10 tỉ USD [quy đổi vào năm 2005] cho mỗi lần phóng.

Số tiền cho mỗi lần đưa tàu Apollo có thể so sánh cao hơn cả GDP của đất nước Uganda vào năm 2005.

Như vậy, rào cản lớn nhất để ngăn con người quay trở lại mặt trăng đó là vấn đề về kinh tế. ngay cả với quốc gia có nền kinh tế số một thế giới như Mỹ cũng phải kết thúc chương trình chinh phục Mặt trăng vì chi phí quá lớn.

Dù hiện tại, công nghệ hàng không vũ trụ đã tiến bộ vượt bậc thì vấn đề về tài chính tiếp tục là thách thức to lớn với các nhà khoa học trong việc đặt chân lên mặt trăng một lần nữa

Không vì mục đích khoa học

Sở dĩ Mỹ quyết định đầu tư mạnh cho chương trình không gian vũ trụ vào những năm 1969 và 1972 vì muốn thực hiện mục đích vượt Liên Xô, khẳng định sức mạnh công nghệ số một thế giới.

Nhưng khi Neil Amstrong bước chân lên Mặt trăng, người Mỹ nhận thấy rằng, chương trình tiêu tốn hàng chục tỉ USD không giúp Washington nhiều trong việc tạo ra lợi thế áp đảo so với Liên Xô

Năm 1972, Tổng thống Richard Nixon đã quyết định kết thúc chương trình Apollo vì không còn cần thiết.

Do đó, việc một quốc gia nào đó muốn đặt chân lên Mặt trăng để nghiên cứu khoa học hay khẳng định sức mạnh là điều không còn cần thiết, bởi họ có thể ứng dụng các thành tựu công nghệ từ dự án Apollo.

Mặt khác, sau đó, bối cảnh thế giới đã thay đổi nhiều, chiến tranh lạnh kết thúc, cuộc chạy đua công nghệ giữa hai siêu cường là Mỹ và Liên Xô không còn. Chính vì thế, con người không xác định được mục đích rõ ràng để tiến lên mặt trăng.

Con người không lên mặt trăng vì sợ tai nạn

Theo AP, cuộc thử nghiệm đầu tiên của tàu vũ trụ Apollo 1 vào 27/1/1967 đã thất bại khiến toàn bộ 3 phi hành gia thiệt mạng. Vụ tai nạn tàu con thoi Challenger vào tháng 1/1986 khiến 7 thành viên phi hành đoàn tử vong vô hình trung trở thành nỗi ám ảnh với nỗ lực chinh phục không gian của con người.

Đến năm 2003, tàu con thoi Columbia lại nổ tung khi quay trở lại bầu khí quyển khiến 7 người thiệt mạng. Tai nạn gần đây nhất diễn ra vào ngày 28/6/2015, tàu con thoi không người lái Dragon cùng tên lửa đẩy Falcon 9 nổ chỉ vài phút sau khi rời bệ phóng.

Thành tựu mới của NASA

Ngày 26/11, tàu thăm dò InSight của NASA đã hạ cánh an toàn xuống bề mặt sao Hỏa sau 6 tháng di chuyển với vô vàn khó khăn.

Nhân viên kĩ thuật ở NASA vui mừng khi nhận được tín hiệu của tàu vũ trụ InSight. [Ảnh: AP].

Nhân sự kiện tàu thăm dò InSight đáp đất thành công trên Sao Hỏa, AP đã đánh giá đây là tin vui đối với các nhà khoa học chờ đợi trên Trái Đất.

Ngay khi tàu thăm dò gửi về tín hiệu đầu tiên, các nhân viên điều khiển tại Phòng thí nghiệm phản lực của NASA ở Pasadena, California đã la hét, nhảy múa, cùng chia sẻ với nhau bởi những lần thất bại trước đó đã khiến họ có phần chán nản.

"Hoàn hảo. Đây là những gì chúng tôi hi vọng và tưởng tượng trước đó. Đôi khi mọi thứ sẽ diễn ra đúng như ý muốn”, Rob Manning, kĩ sư trưởng Phòng thí nghiệm phản lực của NASA, chia sẻ với phóng viên AP.

Người điều hành NASA, Jim Bridenstine, cho biết: “Thật là một ngày tuyệt vời cho đất nước chúng ta”. Ông nói thêm rằng thông báo từ vệ tinh gửi về bị chậm 8 phút so với thực tế do mất thời gian truyền tín hiệu từ sao Hỏa đến Trái Đất.

Không chỉ mang tới tin vui, hai vệ tinh còn gửi về những hình ảnh sao Hỏa đầu tiên của tàu InSight chỉ 4 phút sau khi hạ cánh. Bức ảnh không rõ nét vì lớp bụi vẫn còn trên ống kính máy ảnh. Các nhà khoa học đang mong đợi có được nhiều bức ảnh đẹp hơn trong những ngày tới.

Tàu của NASA đã đáp xuống Sao Hỏa, có thể 'bắt tay' với người ngoài hành tinh

Ngày 26/11, tàu thăm dò InSight của NASA đã hạ cánh an toàn xuống bề mặt sao Hỏa sau 6 tháng di chuyển với vô ...

7 quy tắc từ các phi hành gia NASA có thể giúp bạn ngủ đủ giấc

Các phi hành gia NASA thường bị chứng mất ngủ và hiểu biết rất rõ về rối loạn giấc ngủ. Các nhà khoa học đã ...

NASA hoãn phóng tàu thăm dò Mặt Trời vào phút chót

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ [NASA] bất ngờ hoãn phóng tên lửa Delta IV Heavy mang tàu thăm dò Mặt Trời Parker trị ...

Những người theo thuyết âm mưu thắc mắc tại sao quốc kỳ Mỹ có hình dạng giống như đang tung bay trong gió - Ảnh: GETTY/NASA

Nếu Liên Xô có nhà du hành Yuri Gagarin là người đầu tiên trong lịch sử bay vào vũ trụ vào năm 1961, thì nước Mỹ có nhà du hành vũ trụ Neil Armstrong là người đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng vào năm 1969.

Ngày 20-7-2019 đánh dấu tròn 50 năm kể từ khi hai phi hành gia người Mỹ là Neil Armstrong và Edwin "Buzz" Aldrin đặt chân lên Mặt trăng. Khoảng 650 triệu người đã xem giây phút này qua truyền hình.

Trước đó, ngày 16-7-1969, tên lửa Saturn V đã đưa tàu vũ trụ Apollo 11 cùng 3 phi hành gia người Mỹ là Neil Armstrong, Michael Collins và Buzz Aldrin rời khỏi địa cầu. Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ [NASA] đang kỷ niệm sự kiện quan trọng này.

Giữa bối cảnh đó, các câu chuyện liên quan tới bước ngoặt này tiếp tục được lật lại. Trong đó, một câu chuyện gây nhiều tranh cãi và gây tò mò hàng đầu chính là liệu các phi hành gia Mỹ đã thật sự đặt chân lên Mặt trăng vào năm 1969 hay không.

Để đánh dấu giây phút lịch sử vào năm 1969 trên, Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Richard Nixon đã chỉ thị các nhà du hành vũ trụ phải cắm cờ Mỹ lên bề mặt Mặt trăng. Đây cũng là một hành động để vinh danh mỗi người Mỹ đã đóng thuế, đóng góp cho chương trình Apollo.

Tuy nhiên, việc cắm cờ lên bề mặt Mặt trăng đã trở thành trung tâm gây tranh cãi khi người ta đưa ra một vài thuyết âm mưu.

Một thuyết âm mưu hàng đầu được đưa ra cho rằng chuyện lá cờ tung bay trên Mặt trăng không thể nào xảy ra, vì vốn dĩ môi trường trên Mặt trăng không có không khí.

Buzz Aldrin chính là phi hành gia đứng cạnh quốc kỳ của Mỹ cắm trên bề mặt Mặt trăng trong bức ảnh nổi tiếng một thời. Ông sau đó cho biết đó là "giây phút tự hào nhất" trong cuộc đời của mình.

Trong nhiều thập niên, NASA đã nỗ lực giải quyết các cáo buộc lừa bịp bằng cách đưa ra nhiều lời giải thích tại sao lá cờ lại chuyển động khi được cắm trên bề mặt Mặt trăng.

NASA giải thích rằng sở dĩ lá cờ được nhìn thấy chuyển động như vậy là do các phi hành gia cố cắm cây cờ sâu xuống bề mặt Mặt trăng, làm cho cây cờ rung rinh và không đứng yên. Trong khi đó, lá cờ có hình gợn sóng, nhìn giống một lá cờ đang tung bay là do các nếp gấp trong quá trình cất giữ cờ khi đem lên Mặt trăng.

Khoảnh khắc Neil Armstrong và Buzz Aldrin cắm cờ Mỹ lên bề mặt Mặt trăng - Nguồn: NASA

Tuy nhiên, những người theo thuyết âm mưu nhiều thập niên qua vẫn tuyên bố rằng đây là bằng chứng rõ ràng cho thấy việc phi hành gia Mỹ đổ bộ lên Mặt trăng năm 1969 chỉ là một trò lừa gạt được quay tại một xưởng phim của Hollywood.

Những người khác cho rằng giây phút lịch sử trên đã được quay tại một địa điểm bí mật xa xôi, chẳng hạn sa mạc Nevada ở Mỹ.

Sau sứ mệnh Apollo 11, NASA tiếp tục cắm thêm 5 cây cờ lên Mặt trăng và hầu hết số cờ này vẫn đứng sừng sững tới ngày nay.

Một số thuyết âm mưu khác cũng được đưa ra liên quan tới sự kiện con người đặt chân lên Mặt trăng năm 1969. Đó là không có sự xuất hiện của các ngôi sao trong ảnh chụp của các phi hành gia thực hiện sứ mệnh Apollo 11.

Một nghi vấn khác là dấu chân mang tính biểu tượng của Neil Armstrong không khớp với đôi giày đi trên Mặt trăng của ông hiện vẫn đang được trưng bày.

Trong bài viết có tựa đề "Phải chăng là một lời nói dối khủng khiếp? Sao nhiều người vẫn nghĩ cuộc đổ bộ lên Mặt trăng là giả?" đăng vào tuần trước, báo Guardian của Anh đã kể về nguồn gốc của những nghi vấn về sự kiện lịch sử năm 1969.

Mọi chuyện bắt đầu với một người đàn ông tên Bill Kaysing và cuốn sách về "trò bịp 30 tỉ USD của Mỹ". Bill Kaysing là một nhà văn người Mỹ gốc Đức, từng là nhân viên của Rocketdyne, công ty giúp thiết kế động cơ tên lửa Saturn V, từ năm 1956 tới 1963.

Năm 1976, ông tự xuất bản một cuốn sách nhỏ có tên We Never Went to the Moon: America’s Thirty Billion Dollar Swindle [Chúng ta chưa từng lên Mặt trăng: Trò bịp 30 tỉ USD của Mỹ]. Ông đã tìm kiếm bằng chứng cho cáo buộc của mình, với các bức ảnh mù mờ và những giả thuyết được cho là khôi hài.

Tuy nhiên, bằng cách nào đó, các giả thuyết của ông vẫn còn tồn tại đến ngày nay trong các bộ phim Hollywood, phim tài liệu Fox News, diễn đàn Reddit và các kênh YouTube.

Phụ nữ đầu tiên sẽ lên Mặt trăng vào năm 2024?

BÌNH AN

Video liên quan

Chủ Đề