Vì sao nên cấm chẩn đoán thai nhi

Lựa chọn giới tính thai nhi xử lý ra sao?

[ĐCSVN] - Pháp lệnh Dân số Việt Nam quy định cụ thể các hành vi liên quan đến việc lựa chọn giới tính thai nhi, trong đó có tiết lộ giới tính thai nhi sẽ bị xử lý; tuy nhiên, hành vi vi phạm này vẫn đang có những dấu hiệu ra tăng thời gian gần đây.
[Ảnh mang tính minh họa: Nguồn: suckhoedoisong.vn]

Gửi thông tin phảnảnh tới Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, anh N.V.H, địa chỉ mail: cho biết: Thời gian gần đây, mặc dù nắm rõ quy định cụ thể các hành vi liên quan đến việc lựa chọn giới tính thai nhi, trong đó có tiết lộ giới tính thai nhi bị cấm và nếu vi phạm sẽ bị xử lý, tuy nhiên, tại địa phương nơi tôi sinh sống, một số y, bác sỹ vẫn bất chấp quy định pháp luật, vì lợi nhuận của phòng khám, cá nhân đã tiếp tay cho hành vi vi phạm này. Xin hỏi, hành vi tiết lộ giới tính thai nhi của bác sĩ siêu âm có vi phạm quy định của pháp luật và bị xử phạt không? Mức xử lý cụ thể quy định ra sao? Trước ý kiến phản ánh về nội dung này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với luật sư để phân tích, giải đáp.

Theo luật sư Hoàng Dương, đoàn luật sư TP Hà Nội phân tích, Pháp lệnh Dân số năm 2003 đã nêu rõ về việc nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức; nghiêm cấm các hành vi tuyên truyền, phổ biến hoặc đưa ra những nội dung thông tin có nội dung trái với chính sách dân số, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, có ảnh hưởng xấu đến công tác dân số và đời sống xã hội.

Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Dân số, Điều 10, Chương I, Nghị định số 104/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh dân số quy định chi tiết nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi. Theo đó, nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi, bao gồm: Tuyên truyền, phổ biến phương pháp tạo giới tính thai nhi dưới các hình thức: tổ chức nói chuyện, viết, dịch, nhân bản các loại sách, báo, tài liệu, tranh, ảnh, ghi hình, ghi âm; tàng trữ, lưu truyền tài liệu, phương tiện và các hình thức tuyên truyền, phổ biến khác về phương pháp tạo giới tính thai nhi; Chẩn đoán để lựa chọn giới tính thai nhi bằng các biện pháp: xác định qua triệu chứng, bắt mạch; xét nghiệm máu, gen, nước ối, tế bào; siêu âm, ....; Loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính bằng các biện pháp phá thai, cung cấp, sử dụng các loại hóa chất, thuốc và các biện pháp khác.

Như vậy, rõ ràng là hành vi lựa chọn giới tính thai nhi, trong đó có tiết lộ giới tính thai nhi là vi phạm pháp luật, do đó, dưới góc độ pháp lý, luật sư Hoàng Dương cho rằng, cơ quan chức năng khi phát hiện và xác minh đầy đủ, rõ ràng hành vi vi phạm có thể xem xét xử phạt về “Vi phạm các quy định về chẩn đoán, xác định giới tính thai nhi” và “Vi phạm quy định về lựa chọn giới tính thai nhi” dựa trên các điều: Điều 98, Điều 99, Mục 6, Chương II, Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Theo đó, mức xử lý thấp nhất là xử phạt 03 triệu đồng, cao nhất là 20 triệu đồng; tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động hoặc buộc tiêu hủy dụng cụ, thuốc, vật tư đã được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm với đối tượng vi phạm. Cụ thể như sau:

Vi phạm các quy định về chẩn đoán, xác định giới tính thai nhi

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bói toán để xác định giới tính thai nhi.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bắt mạch hoặc siêu âm hoặc xét nghiệm cho người đang mang thai để chẩn đoán và tiết lộ, cung cấp thông tin về giới tính thai nhi, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.

Vi phạm quy định về lựa chọn giới tính thai nhi

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người khác phải áp dụng phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực ép buộc người khác phải áp dụng phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn.

3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a] Chỉ định hoặc hướng dẫn sử dụng thuốc để có được giới tính thai nhi theo ý muốn;

b] Cung cấp dụng cụ, thuốc, vật tư để có được giới tính thai nhi theo ý muốn;

c] Nghiên cứu các phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a] Đình chỉ hoạt động của cơ sở trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này;

b] Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tiêu hủy dụng cụ, thuốc, vật tư đã được sử dụng để thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.

“Như vậy, trên cơ sở xác định rõ các hành vi vi phạm, dựa trên các điều khoản trên, đồng thời, tùy thuộc vào quá trình xem xét, xác minh làm rõ các vấn đề hay tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, cơ quan chức năng sẽ ban hành các mức xử phạt tương xứng. Mỗi người dân cần nắm rõ nhận thức pháp luật và lên án hành vi vi phạm này, trường hợp nếu phát hiện tổ chức, cá nhân có biểu hiện vi phạm cần ngay lập tức báo cho cơ quan chức năng hoặc chính quyền địa phương để kịp thời có biện pháp xử lý ngăn chặn. Đây là việc làm cần thiết phù hợp với chính sách dân số, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc cũng như góp phần lành mạnh hóa công tác dân số và đời sống xã hội” – luật sư Hoàng Dương cho biết thêm./.

Trường Quân

Bác sĩ chuẩn đoán giới tính thai nhi bị xử lý như thế nào?

Phóng to

Ảnh minh hoạ [tư liệu báo TT]

115 bé trai /100 bé gái

* Thưa ông, hiện nay có nhiều cách để lựa chọn giới tính thai nhi, vậy những hành vi nào bị cấm?

- Nhờ có những tiến bộ y học nên hiện nay có thể xác định được giới tính thai nhi ngay từ ba tháng tuổi. Để có được con "theo ý muốn", người ta chỉ có thể can thiệp bằng một biện pháp phi tự nhiên duy nhất là nạo phá thai. Còn đối với nhiều cách khác như chọn thức ăn, chọn thời điểm thích hợp để "gặp" nhau, uống thuốc… thì đến giờ vẫn chưa được kiểm chứng và không ai có thể khẳng định nếu áp dụng theo cách đó thì sẽ sinh con theo ý muốn.

Bất kỳ hành vi nào nhằm mục đích lựa chọn giới tính thai nhi vẫn bị coi là vi phạm. Tuy nhiên trên thực tế, để xác định hành vi vi phạm đó rất là khó. Nếu như cơ sở y tế không quảng cáo, khách hàng không nói rõ mục đích khi siêu âm, họ chỉ trao đổi qua lời nói thì không thể có bằng chứng để xử lý họ cả.

* Mới đây Sở Y tế Hà Nội ra thông báo nghiêm cấm các cơ sở y tế chẩn đoán để lựa chọn giới tính thai nhi. Phía ủy ban có ý kiến thế nào về việc này?

- Thật ra quy định này đã được Chính phủ ban hành từ ngày 1-4-2003, nay Hà Nội chỉ nhắc lại thôi. Chúng tôi ủng hộ vì thực tế đã xuất hiện hiện tượng đáng lo ngại: có sự "can thiệp" của y học vào chẩn đoán giới tính thai nhi. Cụ thể vừa qua, chúng tôi đã khảo sát ở 24 xã thuộc sáu tỉnh Bình Định, Thừa Thiên-Huế, Ninh Bình, Cần Thơ, Đồng Nai, Đà Nẵng cho thấy tỷ lệ trẻ em là 115 trai/100 gái [tỷ lệ không có bất kỳ sự can thiệp nào của y học]. Để có kết quả chính xác hơn, thời gian tới ủy ban sẽ kết hợp với Tổng cục Thống kê tiến hành khảo sát trên quy mô rộng nhân việc cấp phát thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho các cháu.

Giảm bớt tư tưởng "thích" con trai!

* Theo ông, việc mất cân đối nam-nữ như vậy có nguyên nhân từ đâu?

Bà Lê Thị Hòa, chủ cơ sở y tế tư nhân chuyên chữa bệnh phụ nữ và siêu âm [cạnh Viện Bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ sinh]:

Không siêu âm giới tính sẽ vắng khách

Cơ sở của chúng tôi đã đầu tư một chiếc máy siêu âm hiện đại thì mới mong có khách. Giấy phép kinh doanh có đầy đủ, nếu áp dụng đúng quy định của Sở Y tế sẽ gây nhiều khó khăn cho trung tâm. Trước đây chúng tôi chỉ cung cấp tình trạng, cũng như giới tính thai nhi cho những bà mẹ đến kiểm tra sức khỏe thai nhi chứ chưa áp dụng bất kỳ biện pháp nào để can thiệp vào những mong muốn giới tính con của các ông bố hay bà mẹ đến khám.

- Tư tưởng "thích con trai" là tàn tích của nền sản xuất lạc hậu, có căn nguyên tự nhiên. Nó là hệ lụy của một nền văn hóa bị ảnh hưởng bởi Nho giáo. Mặt khác, trước khi có pháp lệnh, nghị định thì việc "thích con trai" đã trở thành tập quán của người Á đông. Về phương diện pháp luật, hiện nay ta chưa có nghị định xử phạt cụ thể những hành vi trợ giúp việc lựa chọn giới tính thai nhi như siêu âm xác định giới tính. Đấy có thể coi là "kẽ hở" mà các cơ sở y tế hiện nay vẫn tiến hành làm.

* Như ông nói, xác định hành vi vi phạm không dễ. Vậy làm sao để lệnh cấm thực hiện được?

- Đúng là việc kiểm soát các hành vi vi phạm luật không hề đơn giản. Chúng ta không thể cấm bà mẹ đi siêu âm thai nhi, nhất là khi có nhiều kỹ thuật hiện đại như siêu âm màu, siêu âm bốn chiều thì bác sĩ không cần nói ra bà mẹ cũng có thể biết giới tính của con mình. Tôi nghĩ về lâu dài vẫn là biện pháp tuyên truyền, giáo dục để đạt tới đích là sự bình đẳng nam-nữ trở thành tiêu chuẩn thực tế trong xã hội. Làm sao cho những ham muốn con trai, tư tưởng "trọng nam khinh nữ" bớt dần đi.

* Thưa ông, cụ thể mức phạt như thế nào mới có thể răn đe?

- Việc xử phạt sẽ được giao cho các cấp chính quyền địa phương. Pháp lệnh năm 2003 đã có quy định cơ sở y tế có hành vi như nói chuyện, siêu âm, tuyên truyền qua sách báo, dịch tài liệu… đều bị coi là vi phạm. Cơ sở vi phạm có thể bị cảnh cáo, thu hồi giấy phép, tạm đình chỉ hoạt động, thậm chí là phạt tiền, mức cao nhất là 500 triệu đồng. Riêng việc chẩn đoán hình ảnh giới tính thai nhi, ngoài các hình thức cảnh cáo, cơ sở y tế đó có thể bị phạt 50 triệu đồng, bị tước giấy phép hành nghề, kể cả trường hợp cơ sở đó là của nhà nước.

Siêu âm lậu, ai xử?

* Nếu cấm việc siêu âm xác định giới tính thì sẽ xuất hiện tình trạng nhiều người đổ xô đi những nơi hành nghề chui lủi, không giấy phép, thưa ông?

- Điều ấy là đương nhiên, bởi vì đã có cấm là có chui lủi. Vì vậy chắc chắn sẽ có siêu âm… lậu.

* Vậy ủy ban có giải pháp gì để xử lý tình trạng này?

- Chúng tôi đã giao cho các địa phương quản lý, giám sát kiểm tra các hoạt động này. Về lâu dài vẫn là tuyên truyền, thay đổi nhận thức của người dân "trọng nam khinh nữ". Tuy nhiên, việc này cũng chỉ đạt hiệu quả một phần nào đó bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.

Ví dụ như ở Tây Nguyên, đồng bào không có tư tưởng "trọng nam khinh nữ" vì ở đấy vẫn tồn tại chế độ mẫu hệ. Cho nên với người dân những vùng đó, sinh con đẻ cái là một vận động tự nguyện, họ có sinh ba, bốn con cũng bình thường. Vì vậy họ cũng chẳng tội gì mà xác định giới tính. Mặc khác, để làm dịch vụ này cũng phải mất một khoản chi phí, trong khi ở những vùng sâu, vùng xa cuộc sống người dân tương đối khó khăn.

* Xin cảm ơn ông!

Ông Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương:

Mất cân bằng giới tính sẽ… loạn

Hiện nay các trường hợp siêu âm để chẩn đoán phát hiện dị tật khá cao. Thực tế này cần phải được xem xét vì 90% thai nhi có dị tật có thể cứu sống và có cuộc sống bình thường, trừ trường hợp như bệnh Down, dị tật thần kinh.

Theo quy định, để bỏ những đứa trẻ dị tật phải có cuộc hội chẩn giữa bác sĩ sản khoa, ngoại nhi. Nếu cấm và chế tài xử phạt việc siêu âm giới tính sẽ ngăn chặn được nạn phá thai và lựa chọn con cái theo mong muốn của bố mẹ.

Một xã hội mà tỷ lệ nam nhiều hơn nữ sẽ sinh ra sự mất cân bằng xã hội và gây ra nhiều rối loạn trong việc nuôi dạy con cái, lấy vợ lấy chồng. Một vùng không có phụ nữ tất nhiên sẽ nảy sinh việc buôn bán, bắt cóc ở nơi khác…

Xét nghiệm máu để biết được đứa con trong bụng mình là con trai hay con gái là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Cuộc sống nhiệm màu mang đến cho chúng ta rất nhiều điều kỳ diệu. Một trong số đó là việc mang thai, bạn sẽ sinh ra 1 em bé. Bạn bắt đầu tò mò, tìm hiểu cách nuôi dưỡng chăm sóc con khi còn trong bụng. Rất nhiều câu hỏi được đặt ra như: con có thoải mái không, con có khỏe mạnh không? Con đang vui hay đang buồn? Và cũng rất nhiều người quan tâm về việc con là con trai hay con gái?

Theo quy định tại điều 10 Nghị định số 104/2003/NĐ-CP có nghiêm cấm các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi trong đó:

1. Tuyên truyền, phổ biến phương pháp tạo giới tính thai nhi dưới các hình thức: tổ chức nói chuyện, viết, dịch, nhân bản các loại sách, báo, tài liệu, tranh, ảnh, ghi hình, ghi âm; tàng trữ, lưu truyền tài liệu, phương tiện và các hình thức tuyên truyền, phổ biến khác về phương pháp tạo giới tính thai nhi.

2. Chẩn đoán để lựa chọn giới tính thai nhi bằng các biện pháp: xác định qua triệu chứng, bắt mạch; xét nghiệm máu, gen, nước ối, tế bào; siêu âm,

3. Loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính bằng các biện pháp phá thai, cung cấp, sử dụng các loại hóa chất, thuốc và các biện pháp khác.

Cần thiết hay không việc sớm xác định giới tính thai nhi?

Trong một số trường hợp bất khả kháng, thai phụ được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm khi nghi ngờ có bất thường về gen hoặc nhiễm sắc thể, qua đó họ đồng thời cũng biết được giới tính của con mình. Phương pháp xét nghiệm ADN của phôi thai trong máu mẹ chỉ được chỉ định cho các bà mẹ khi:

– Gia đình đã có tiền sử người mắc bệnh

– Mẹ từng tiếp xúc với hóa chất, chất phóng xạ nên thai nhi có khả năng nhiễm bệnh

– Mẹ bị ốm, cúm hoặc dùng thuốc không đúng chỉ định trong thời gian mang thai…

Các bác sĩ cũng có thể phát hiện một số bệnh của em bé như máu không đông, suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay bất đồng nhóm máu với mẹ…

Có những đôi vợ chồng muốn biết con mình là trai hay gái, chỉ đơn giản vì quá tò mò. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp có nhu cầu xác định sớm giới tính của con xuất phát từ áp lực gia đình, hoặc mong muốn cá nhân. Ví dụ các cặp đôi sẽ tiếp tục việc mang thai nếu thai nhi là một bé gái vì họ đã có 3 bé nam. Bên cạnh đó, do một số định kiến trong xã hội, nếu biết về giới tính sớm rất có thể sẽ gây tăng số lượng các vụ phá thai của các cặp vợ chồng trẻ.

Bởi vậy, việc lựa chọn giới tính cho trẻ, cũng như xét nghiệm máu để biết giới tính thai nhi vì các lí do xã hội là bất hợp pháp. Nó có nguy cơ gây ra một tai họa trong việc phát triển cấu trúc xã hội, gây mất cân bằng giới tính trong tương lai.


Video liên quan

Chủ Đề