Vị sao nhà Mạc nhanh chóng suy yếu

Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi “Nhà Mạc được ra đời như thế nào?” và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn Lịch sử 10 cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.

Trả lời câu hỏi: Nhà Mạc được ra đời như thế nào?

Đầu thế kỉ XVI, triều Lê sơ suy sụp. Sau khi vua Lê Hiến Tông chết, các vua Uy Mục, Tương Dực không còn quan tâm đến việc triều chính, chỉ lo ăn chơi, sa đoạ. Quan lại, địa chủ nhân đó hoành hành, hạch sách nhân dân, chiếm đoạt ruộng đất. Nhân dân khổ cực đã nổi dậy đấu tranh ở nhiều nơi. Một số thế lực phong kiến cũng họp quân, đánh nhau, tranh chấp quyền hành. Nổi trội hơn cà là thế lực của Quốc công Thái phó Mạc Đăng Dung. Sau khi dẹp yên các thế lực phong kiến khác, nhận thấy được sự bất lực và suy sụp của dòng họ Lê, năm 1527 Mạc Đăng Dung bắt vua Lê nhường ngôi và thành lập triều đại mới – triều Mạc.

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về Nhà Mạc dưới đây nhé!

Kiến thức tham khảo về Nhà Mạc.

1. Lịch sử Nhà Mạc

- Nhà Mạc là triều đại quân chủ trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu khi Mạc Đăng Dung, sau khi dẹp được các bè phái trong cung đình, đã ép vua Lê Cung Hoàng nhà Hậu Lê nhường ngôi tháng 6 năm 1527 và chấm dứt khi vua Mạc Mậu Hợp lập con trai là Mạc Toàn lên ngôi, bị quân đội Lê-Trịnh do Trịnh Tùng chỉ huy đánh bại vào cuối năm 1592 – Sau đó Mạc Toàn lên ngôi nhưng tại vị chỉ được 2 tháng, tổng cộng thời gian tồn tại chính thức của triều đại là gần 66 năm.

- Tuy nhiên, giai đoạn sau đó hậu duệ nhà Mạc như Mạc Kính Chỉ, Mạc Kính Cung, Mạc Kính Khoan, Mạc Kính Vũ vẫn còn tiếp tục chống lại nhà Hậu Lê thời kỳ trung hưng đến tận năm 1677 tại khu vực Cao Bằng.
Thời kỳ 1533-1592 trong lịch sử Việt Nam còn được gọi là thời kỳ Nam-Bắc triều, do chính quyền nhà Mạc chỉ thực sự có quyền lực từ địa phận Ninh Bình ngày nay trở ra, còn từ Thanh Hóa trở vào là thế lực lấy danh nghĩa gây dựng lại nhà Lê từ năm 1533.

2. Sự sụp đổ của triều Lê sơ. Nhà Mạc được thành lập

- Đầu thế kỉ XVI, triều Lê sơ suy sụp. Sau khi vua Lê Hiến Tông chết, các vua Uy Mục, Tương Dực không còn quan tâm đến việc triều chính, chỉ lo ăn chơi, sa đoạ. Quan lại, địa chủ nhân đó hoành hành, hạch sách nhân dân, chiếm đoạt ruộng đất. Nhân dân khổ cực đã nổi dậy đấu tranh ở nhiều nơi. Một số thế lực phong kiến cũng họp quân, đánh nhau, tranh chấp quyền hành. Nổi trội hơn cà là thế lực của Quốc công Thái phó Mạc Đăng Dung. Sau khi dẹp yên các thế lực phong kiến khác, nhận thấy được sự bất lực và suy sụp của dòng họ Lê, năm 1527 Mạc Đăng Dung bắt vua Lê nhường ngôi và thành lập triều đại mới – triều Mạc.

- Trong những năm đầu thống trị, nhà Mạc xây dựng lại chính quyền theo mô hình cũ của nhà Lê, tổ chức thi cử đều đặn để tuyển lựa quan lại. Đồng thời, nhà Mạc cố gắng giải quyết vấn đề ruộng đất, tạo điểu kiện ổn định lại đất nước. Nhà Mạc tập trung xây dựng một đạo quân thường trực mạnh để đối phó với mọi tình hình có thể xảy ra. Tuy nhiên, chỉ một thời gian sau, triều đình nhà Mạc suy thoái dần.

- Giữa lúc đó, nhà Mạc lại phải chịu sức ép từ hai phía. Ở phía nam, một bộ cựu thần nhà Lê tập hợp lực lượng nổi dậy chống nhà Mạc. Ở phía bắc, biết được Đại Việt đang trong tình trạng không ổn định, vua Minh cho quân tiến xuống, phao tin xâm chiếm nước ta. Nhà Mạc lúng túng, đã buộc phải dâng sổ sách cho quân Minh, chịu thần phục để yên mặt Bắc. Vương triều Mạc không còn được sự tin tưởng của nhân dân.

3. Thành nhà Mạc

- Thành Nhà Mạc Lạng Sơn hiện nằm trong khu vực phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, dấu tích còn lại gồm 2 đoạn tường xây bằng đá giữa hẻm núi. Hiện nay di tích thành Nhà Mạc ở Lạng Sơn đã được xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia và được đầu tư, tôn tạo đưa vào phục vụ du khách du lịch tham quan.

- Thành nhà Mạc nằm ở trung tâm thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang hiện nay. Theo sử sách ghi lại thành được xây vào năm 1592 đời nhà Mạc, và được sửa chữa vào thời đầu nhà Nguyễn [thế kỷ 19]. Thành được xây theo kiểu hình vuông, mỗi cạnh dài 275m, cao 3,5m và dày 0,8m; mỗi mặt thành có một cửa hình bán nguyệt với kiến trúc theo lối phòng thủ quân sự.. Thành đã được xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia và đang có nguy cơ xóa sổ

- Thành nhà Mạc ở tỉnh Cao Bằng là thành Nà Lự: khi nhà Mạc chạy lên Cao Bằng [1594-1677], trong 83 năm, ba đời vua Mạc đóng đô ở Cao Bình đã cho tu sửa, xây thành cao lên, có cổng thành kiên cố để phòng thủ, đề phòng triều đình vua Lê – chúa Trịnh lên thôn tính. Nhưng có khả năng thành này xây từ nhà Đường 618-802.

- Thành nhà Mạc ở tỉnh Ninh Bình là thành Bình Sơn, thuộc xã Mai Sơn, Yên Mô, Ninh Bình. Thành hiện còn đoạn dài khoảng 1 km, gần quốc lộ 1A. Gần thành nhà Mạc là tuyến sông Nhà Mạc và nhiều di tích thời Mạc ở Ninh Bình.

- Ở xã Cao Xá, Lâm Thao, Phú Thọ nhân dân vẫn truyền tục câu nói: "Hăm mốt tháng chạp, gió đổ thành Mạc. Hăm hai tháng chạp, gió đổ thành Dung" để nói về thành Nhà Mạc xây dựng dở chừng thì bị mưa bão làm sụp đổ không thể xây dựng thành Thành được. Hiện nay, thường thường hàng năm vào những ngày "hăm mốt, hăm hai tháng chạp" ở Cao Xá vẫn thường có mưa bão. "Đầu Thành" là từ địa phương ở Cao Xá vẫn dùng để nói về địa điểm đoạn đầu thành Nhà Mạc xây ở thôn Dục Mỹ. Hiện nay các dấu tích của Thành Nhà Mạc ở Cao Xá hầu như không còn vì một thời kỳ nhân dân ở đây khai thác đất làm đường sá, xây dựng nhà ở.

Mạc Thái Tổ - Mạc Đăng Dung

Chi tiết Chuyên mục: Nhà Mạc

Mạc Đăng Dung [1527-1529] 

Mạc Đăng Dung quê ở làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương [Hải Dương] là cháu bảy đời của trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi làm quan đến chức Nhập nội hành khiển [Tể tướng] thời Trần, bố là Mạc Hịch, mẹ là Đặng Thị Hiến. Ông bà Mạc Hịch - Đặng Thị Hiến sinh được 3 người con trai là: Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Đốc và Mạc Đăng Quyết.

Mạc Đăng Dung sinh ngày 23 tháng 11 năm Quý Mão - 1483. Thời trẻ, Mạc Đăng Dung có sức khoẻ phi thường, tướng mạo khôi ngô. Ông xuất thân từ một thanh niên nghèo, làm nghề đánh cá, trong một dịp đi thi võ ở kinh đô đã trúng Đô lực sĩ và được sung vào Châu túc vệ chuyên cầm dù đi theo vua.

Mạc Đăng Dung tiến rất nhanh trên con đường hoan lộ, năm 1511 mới 29 tuổi đã được phong tước Vũ xuyên bá. Năm 1516, Mạc Đăng Dung được cử làm Trấn thủ Sơn Nam với chức Phó tướng tả đô đốc.

Trải qua 3 đời vua Lê, Mạc Đăng Dung được phong Thái sư Nhân quốc công rồi đến An hưng vương.

Lợi dụng lúc vua Lê Cung Hoàng ươn hèn, tháng 6 năm 1527, Mạc Đăng Dung từ Cổ Trai đem quân về kinh đô ép vua nhường ngôi, lập lên triều Mạc.

Cũng như nhà Trần, tháng 12 năm 1529, Mạc Đăng Dung nhường ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh làm vua, còn mình làm Thái thượng hoàng. Lúc đó Mạc Đăng Dung mới 46 tuổi. Mạc Đăng Dung mất tháng 8 năm Tân Sửu - 1541, thọ 59 tuổi.

Mạc Thái Tông - Mạc Đăng Doanh

Chi tiết Chuyên mục: Nhà Mạc

Mạc Đăng Doanh [1530-1540] 

Mạc Đăng Doanh là con trưởng của Mạc Đăng Dung. Tháng Giêng năm 1530 Mạc Đăng Doanh lên ngôi vua, đổi niên hiệu là Đại Chính, tôn cha làm Thái thượng hoàng. 

Mạc Đăng Doanh làm cung điện nguy nga ở Cổ Trai để Thái thượng hoàng sống ở đó vui thú điền viên, nhưng ngụ ý là trấn giữ một vùng quan trọng làm ngoại viện cho Mạc Đăng Doanh và vẫn định đoạt những việc trọng đại của quốc gia.

Từ khi Mạc Đăng Doanh lên ngôi vua thì ở Thanh Hoá, cựu thần nhà Lê là Nguyễn Kim dựa vào rừng núi ở biên giới Việt - Lào lãnh đạo lực lượng trung hưng nhà Lê ngày càng lớn mạnh. Năm Quý Tỵ - 1533, các cựu thần nhà Lê lập Lê Duy Ninh lên làm vua gọi là Lê Trang Tông.

Dưới triều nhà Mạc, cứ 3 năm mở một kỳ thi Hội, thi Đình để tuyển chọn nhân tài. Nguyễn Bỉnh Khiêm đỗ trạng Nguyên dưới triều Mạc Đăng Doanh.

Ngày 15 tháng Giêng năm Canh Tý - 1540, Mạc Đăng Doanh chết, ở ngôi được 10 năm.

Mạc Hiến Tông - Mạc Phúc Hải

Chi tiết Chuyên mục: Nhà Mạc

Mạc Phúc Hải [1541-1546]

Mạc Phúc Hải là con trưởng của Mạc Đăng Doanh, được ông nội là Thái thượng hoàng Mạc Đăng Dung lập làm vua vào năm Tân Sửu - 1541.

Thời Mạc Phúc Hải đã tiến hành chia cấp lộc điền, đặc biệt ưu tiên binh sĩ, vì lực lượng quân sĩ to lớn được nuôi dưỡng để chống lại nhà Lê trung hưng [Nam Triều].

Ngày 8 tháng 5 năm Bính Ngọ - 1546, Mạc Phúc Hải chết, ở ngôi vua được 5 năm. Con trưởng là Mạc Phúc Nguyên kế vị.

Mạc Tuyên Tông - Mạc Phúc Nguyên

Chi tiết Chuyên mục: Nhà Mạc

Mạc Phúc Nguyên [1546-1561] 

Mạc Phúc Nguyên lên ngôi vua vào tháng 5 năm 1546, lúc đó còn nhỏ tuổi, mọi công việc triều chính đều do chú ruột là Khiêm vương Mạc Kính Điển quyết đoán cả.

Tháng 7/1557, Mạc Phúc Nguyên sai Mạc Kính Điển đem quân vào đánh Thanh Hoá. Quân Mạc thua to, Mạc Kính Điển phải nhảy xuống sông ẩn nấp suốt 3 ngày mới thoát chết.

Đến năm Kỷ Mùi - 1559, quân Lê - Trịnh mở cuộc tấn công vào hậu phương của nhà Mạc ở Sơn Tây, Tuyên Quang, Hưng Hoá, Kinh Bắc, Hải Dương... Mạc Phúc Nguyên phải rút vào phòng thủ ở ngoài thành Đông Đô.

Tháng 12/1561, giữa lúc cuộc chiến Lê - Mạc đang gay go quyết liệt nhất thì Mạc Phúc Nguyên chết vì bệnh đậu mùa. Mạc Phúc Nguyên làm vua được 15 năm.

Mạc Mậu Hợp

Chi tiết Chuyên mục: Nhà Mạc

Mạc Mậu Hợp [1562-1592]

Mạc Mậu Hợp là con cả của Mạc Phúc Nguyên, năm 1562 lên ngôi vua hãy còn bé, ứng vương Mạc Đăng Nhượng [con út Mạc Đăng Dung] làm Nhập nội phụ chính ẵm Mạc Mậu Hợp ra coi chầu, tôn ông chú là Khiêm vương Mạc Kính Điển làm Khiêm đại vương cùng trông coi việc triều chính. 

Ngày 21 tháng 2 năm Mậu Dần - 1578, Mạc Mậu Hợp bị sét đánh ở trong cung, liệt nửa người, sau chữa thuốc lại khỏi, bèn đổi niên hiệu là Diên Khánh.

Tháng 10 năm Canh Thìn - 1580, Phụ chính Mạc Kính Điển, trụ cột của triều Mạc chết, ứng vương Mạc Đăng Nhượng giữ quyền phụ chính quyết định mọi việc nhưng lại thường về sống ở Dương Kinh vì vậy việc triều chính bê bối không ai quyết đoán. 

Năm 1581, Mạc Mậu Hợp bị chứng thong manh, chữa mãi mới khỏi. Khỏi bệnh, Mạc Mậu Hợp lao vào ăn chơi truỵ lạc. Chính sự nhà Mạc ngày càng đổ nát, binh lực suy yếu, lòng người ly tán. 

Ngày 25 tháng 11 năm 1592, thủy quân Lê - Trịnh gồm 300 chiến thuyền đánh vào các huyện Kim Thành, Thanh Hà, Nam Sách, Kinh Môn [tỉnh Hải Dương ngày nay]. Quân Mạc tan vỡ, dư Đảng nhà Mạc xin hàng Trịnh Tùng rất đông. Mạc Mậu Hợp chạy trốn, bị bắt giải về kinh đô Đông Đô, bị treo sống 3 ngày rồi bị chém đầu ở bãi cát Bồ Đề. Mạc Mậu Hợp ở ngôi vua được 30 năm, khi chết 31 tuổi.

Con trai Mạc Mậu Hợp là Mạc Toàn chạy trốn, sau bị quân Trịnh bắt được đem chém đầu tại bến Thảo Tân. 

Họ Mạc từ Mạc Đăng Dung đến Mạc Mậu Hợp truyền ngôi được 5 đời thì mất, tổng cộng được 65 năm.

Con cháu nhà Mạc theo lời dạy của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm rút lên Cao bằng, còn kéo dài được đến năm 1677 mới bị diệt hẳn:

Mạc Toàn [1592-1592] 

Mạc Kính Chỉ [1592-1593]

Mạc Kính Cung [1593-1625]

Mạc Kính Khoan [1623-1625]

Mạc Kính Vũ [1638 - 1677]

Như vậy nhà Mạc tồn tại đúng 150 năm.

Video liên quan

Chủ Đề