Vì sao nhôm lại bền hơn sắt

Tại sao các đồ vật làm bằng nhôm thường bền và đẹp còn đồ vật làm bằng sắt thì dễ hỏng và không đẹp?

Ngày đăng: 02-03-2020

5,616 lượt xem

Nhôm và sắt đều là những kim loại phổ biến trong vỏ trái đất. Chúng có ưu điểm là cứng, dễ rèn và khả năng dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. Nên cả hai đều được con người sử dụng rất nhiều để làm công cụ sản xuất, trang trí nội thất, công trình xây dựng cho đến máy móc và công nghệ oto, máy bay, tên lửa... 

Nhôm có tính khử mạnh hơn sắt dáng lẽ ra các vật dụng của nhôm lại chóng hỏng hơn sắt. Vì nó dễ dàng bị oxi hóa bởi oxi không khí hơn

   4Al + 3O2  2Al2O3

Nhưng oxit nhôm rất bền và chặt nên khi phủ lên bề mặt của nhôm thì không cho không khí lọt vào bên trong để tiếp tục oxi hóa. Do vậy, các vật dụng của nhôm thường bền và sáng bóng rất đẹp.

Sắt có tính khử yếu hơn nhôm nên khi tiếp xúc với không khí bị oxi hóa có chậm hơn nhôm và tạo thành oxit sắt từ.

   3Fe + 2O2  Fe3O4

Nhưng oxit sắt từ thường mềm và xốp nên dễ dàng bong ra và vỡ vụn. Không khí vì thế mà oxi hóa các lớp sắt tiếp theo. Kết quả là các vật dụng bằng sắt thường chóng hỏng, xấu xí và không thẩm mĩ. Vì vậy, người sử dụng chúng muốn sử dụng lâu dài phải biết bảo quản bề mặt không cho chúng tiếp xúc thường xuyên với bụi bẩn, nước mưa và không khí ẩm bằng các biện pháp như sơn hoặc phết dầu mỡ lên các vật dụng bằng sắt để chống gỉ.

Trung tâm luyện thi, gia sư - dạy kèm tại nhà NTIC Đà Nẵng

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT


ĐÀO TẠO NTIC  

Địa chỉĐường nguyễn lương bằng, P.Hoà Khánh Bắc, Q.Liêu Chiểu, Tp.Đà Nẵng
Hotline: 0905540067 - 0778494857 

Email:

Ví dụ đầu tiên là rỉ sắt. Sắt để trong môi trường bình thường có oxy và không khí sẽ tạo thành sắt hydroxit sau đó phân hủy thành sắt oxit. Lớp sắt oxit này thường giòn xốp và xếp chồng lên nhau như vảy cá, tạo điều kiện cho oxy tiến vào sâu hơn để oxy hóa lớp sắt ở tầng sâu hơn. Hệ quả là thanh sắt để ngoài trời sẽ bị rỉ sét cho đến lúc giòn tan không thể sử dụng được nữa.

Đối với nhôm thì đó là một trường hợp khác. Nhôm khi tác dụng với oxy sẽ tạo ra nhôm oxit ở dạng màng mỏng bao bọc lấy khối nhôm, lớp màng này tuy không dày nhưng rất chắc, có thể ngăn cản oxy tiếp tục tiến vào trong để oxy hóa. Chính nhờ lớp oxit nhôm này đã làm cho tuổi thọ của các đồ dùng bằng nhôm tăng rất đáng kể.

Lớp oxit nhôm này màu trắng đục hoặc trắng ngà, không được sáng đẹp. Điều đó làm cho nhiều người thường xuyên lau chùi nhôm bằng nhiều cách để cho nhôm có lại vẻ sáng đẹp của nó. Họ thường dùng cây cỏ hoặc cát để chà xát vào các vật dụng nhôm để cho chúng thêm sáng bóng. Nhưng việc làm đó vô tình đã làm bong lớp oxit nhôm và sau đó, sẽ có một lớp oxit nhôm khác hình thành dẫn đến việc giảm tuổi thọ sử dụng của các vật dụng.

Có một điều đáng lưu đó là nhôm là một kin loại lưỡng tính, oxit của nó có thể tác dụng được với cả acid và baz để tạo ra các hợp chất nhôm. Các hợp chất nhôm này cực kì có hại cho con người và đặc biệt là bộ não con người. Do đó chúng ta chỉ nên dùng nhôm để làm các vật dụng thông thường như cửa kính, nồi chảo thông thường. Không dùng nhôm để chứa những chất quá chua hay mặn như dấm, nước chanh, muối dưa…

Giải thích vì sao các đồ vật làm bằng nhôm khó bị ăn mòn trong không khí?

Các câu hỏi tương tự

30.Nhôm hoạt động hóa học mạnh hơn sắt, đồng nhưng các vật dụng bằng nhôm lại rất bền, khó hư hỏng hơn những đồ vật bằng sắt đồng là vì:

 A.Nhôm không phản ứng với các chất có trong môi trường

 B.Nhôm tác dụng với các chất trong không khí tạo các muối nhôm rất bền

 C.Do nhôm có màu trắng bạc và nhẹ 

 D.Bề mặt của nhôm có lớp màng oxit Al2O3  mỏng bền vững bảo vệ.

31.Quặng sắt nào dưới đây chứa hàm lượng sắt cao nhất

 A.Xiđerit [FeCO3 ]

 B.Manhetit [Fe3O4 ]

 C.Hematit [Fe2O3 ]

 D.Pirit sắt [FeS2 ]

32.Để làm sạch Ag có lẫn hóa chất là Fe và Cu. Hóa chất được sử dụng là

 A.Dung dịch AgNO3

 B.Dung dịch FeSO4

 C.Dung dịch MgCl2

 D.Dung dịch CuSO4

33.Cho các chất: ZnO, H2SO4 , Fe[OH]3 , Al, NaCl. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch Ba[OH]2  là

 A.5

 B.3

 C.6

 D.4

34.Hòa tan hoàn toàn 0,27 gam nhôm trong dung dịch H2SO4  loãng dư thì thu được V ml khí H2  [đktc]. Giá trị của V là

Cho Al =27 , H=1, S=32, O=16

 A.336

 B.224

 C.0,224

 D.0,336

35

 A.BaSO4

 B.Na2SO4

 C.H2SO4  loãng

 D.MgSO4

Nhôm không bị ăn mòn trong môi trường

A. dung dịch axit

B. dung dịch kiềm

C. không khí

D. dung dịch muối

Chọn phát biếu đúng - sai

a] Thanh thép để gần bếp than nóng đỏ bị ăn mòn nhanh hơn so với  thanh thép để nơi khô ráo, thoáng mát.

b] Đinh sắt đặt trong không khí khô thì bị ăn mòn nhanh.

c] Dao làm bằng thép không bị gỉ nếu sau khi dùng phải rửa nước sạch và lau khô.

d] Dao làm bằng thép bị gỉ nếu ngâm lâu ngày trong nước tự nhiên [ nước sông, suối,…] hoặc nước máy.

Vỏ đồ hộp làm bằng sắt, đựng các thức ăn có vị mặn [thịt, cá] hoặc vị chua [dứa, vải] tại sao không bị gỉ ?

Những vật bằng gang, bị ăn mòn trong tự nhiên tạo thành lớp gỉ sắt có màu nâu đỏ đó là

A.  F e 3 O 4

B.  F e 2 O 3 . n H 2 O

C.  F e [ O H ] 2

D.  h ỗ n   h ợ p   F e O   v à   F e 2 O 3

Natri là kim loại hoạt động mạnh, bị ăn mòn rất nhanh. Để natri không bị ăn mòn người ta ngâm natri trong

A. nước

B. dầu hoả

C. rượu etylic

D. dung dịch H 2 S O 4 loãng

1. Giải thích vì sao các đồ vật làm bằng nhôm khó bị ăn mòn trong không khí?

2. Vào cuối khóa học, các học sinh, sinh viên dùng bong bóng bay chụp ảnh kỉ yếu. Tuy nhiên, có một số vụ bong bóng bay bị nổ mạnh khi tiếp xúc với lửa làm nhiều người bị bỏng nặng. a. Hãy giải thích nguyên nhân gây nổ của chất khí trong bong bóng.

b. Để sử dụng bong bóng an toàn, một học sinh đề nghị dùng khí He bơm vào bong bóng. Em hãy nhận xét cơ sở khoa học và tính khả thi của đề nghị trên.

3. Nhiệt phân hỗn hợp rắn X gồm CaCO3, NaHCO3, Na2CO3 có tỉ lệ mol tương ứng 2:2:1 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào nước, khi kết thúc phản ứng lọc lấy dung dịch Z.

a. Viết phương trình hóa học các phản ứng.
b. Viết phương trình hóa học của các phản ứng có thể xảy ra khi cho dung dịch Ca[HCO3]2 vào dung dịch Z.

Trong không khí, Al tiếp xúc với khí O2, với H2O tạo ra lớp màng oxit nhôm Al2O3 mỏng nhưng rất bền vững. Lớp màng oxit nhôm bảo vệ nhôm tiếp xúc với môi trường bên ngoài, ngăn ngừa quá trình oxi hóa khử.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Cho H2SO4 đặc vào cốc chứa một ít đường saccarozo, thu hỗn hợp khí sau phản ứng rồi sục vào dung dịch Ca[OH]2 dư. Nêu hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra

Xem đáp án » 13/03/2020 13,331

Cho dãy chuyển hóa sau:

Xenlulozo→1A1 →2A2 →3A3 →4PE

a. Viết các phương trình hóa học, ghi rõ điều kiện thực hiện chuyển hóa trên.

b. Tính khối lượng gỗ có chứa 40% xenlulozo cần dùng để sản xuất 14 tấn nhựa PE, biết hiệu suất chung của cả quá trình là 60%.

Xem đáp án » 13/03/2020 2,598

Vào cuối khóa học, các học sinh, sinh viên dùng bong bóng bay chụp ảnh kỉ yếu. Tuy nhiên, có một số vụ bong bóng bay bị nổ mạnh khi tiếp xúc với lửa làm nhiều người bị bỏng nặng.

a. Hãy giải thích nguyên nhân gây nổ của chất khí trong bong bóng.

b. Để sử dụng bong bóng an toàn, một học sinh đề nghị dùng khí He bơm vào bong bóng. Em hãy nhận xét cơ sở khoa học và tính khả thi của đề nghị trên

Xem đáp án » 13/03/2020 2,419

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm CxHy và O2 dư, làm lạnh hỗn hợp sau phản ứng thu được hỗn hợp khí Y có thể tích giảm 25% so với thể tích của X. Cho khí Y đi qua dung dịch KOH dư thu được khí Z có thể tích giảm 40% so với thể tích của Y.

a. Xác định công thức cấu tạo có thể có của CxHy biết x < 6

b. Tính thành phần % thể tích hỗn hợp X.

Xem đáp án » 13/03/2020 2,105

Cho 2 chất hữu cơ A và B có công thức phân tử lần lượt là C3H8O và C3H6O2. Biết rằng chất A và chất B đều tác dụng với Na, chỉ có chất B tác dụng với NaHCO3.

a. Xác định các công thức cấu tạo có thể có của A và B

b. Viết các phương trìn hóa học xảy ra khi cho A tác dụng với B.

Xem đáp án » 13/03/2020 1,762

Video liên quan

Chủ Đề