Vì sao phải chào hỏi lễ phép

Dạy trẻ lễ phép là việc bố mẹ cần ưu tiên số một trong quá trình định hướng cho trẻ lối cư xử văn minh và hành động tốt đẹp. Với nền tảng đó, trẻ sẽ dễ kết nối với người khác và dễ thành công hơn trong cuộc sống sau này.

Khi trẻ bước vào tuổi mẫu giáo, bố mẹ nên coi việc dạy trẻ lễ phép là ưu tiên hàng đầu. Có rất nhiều điều trẻ cần được bố mẹ chỉ dạy để có thể biết cách cư xử hòa nhã, có thái độ tích cực, và nói chung là có được cuộc sống tốt đẹp. Thật ra, đây cũng là thời điểm lý tưởng để bố mẹ dạy trẻ lễ phép, vì lúc này, trẻ rất thích làm cho bố mẹ vui lòng mà!

Không thúc ép trẻ chào hỏi

Một tình trạng khá phổ biến là khi thấy trẻ không chủ động chào hỏi người lớn tuổi, nhiều bố mẹ vội vã thúc giục con bằng lời nói, ví dụ như: “Sao con chưa chào chú?”, “Chào chú đi con”… Thậm chí có những trường hợp bố mẹ còn trách mắng trẻ ngay trước mặt người lớn. Điều này là hoàn toàn không nên.

Việc thúc ép hay quở trách trẻ sẽ tạo tâm lý áp lực cho con, có thể khiến trẻ bị tổn thường, dần dần hình thành cảm xúc tiêu cực với việc chào hỏi người lớn. Lúc này, trẻ sẽ cảm thấy rất khó khăn và căng thẳng khi phải chào hỏi người lớn, từ đó sẽ rụt rè và ngại giao tiếp hơn.

Do vậy, điều đầu tiên mà bố mẹ cần lưu ý khi dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép là không thúc ép con. Trẻ còn nhỏ nên việc không chủ động chào hỏi lễ phép có thể là tâm lý bình thường, và nhiệm vụ của bố mẹ lúc này là hướng dẫn, chỉ bảo con một cách nhẹ nhàng để trẻ hiểu rằng con nên thể hiện thái độ lịch sự bằng cách chào hỏi lễ phép khi gặp người khác.

Bố mẹ chào hỏi trước để làm gương cho con

Đây là cách dạy trẻ chào hỏi lễ phép hiệu quả được nhiều bố mẹ áp dụng. Thay vì áp đặt và ép trẻ phải chào người lớn, bố mẹ hãy vui vẻ chào hỏi khi gặp ai đó để con học hỏi theo. Bố mẹ cũng nên tập thói quen chào hỏi trẻ mỗi khi con đi đâu đó về.

Trong trường hợp trẻ gặp người lớn và không chào, bố mẹ cũng đừng nên quát mắng hay trách móc, lớn tiếng với con ngay tại thời điểm đó. Hãy giữ bình tĩnh và trò chuyện với trẻ khi về nhà một cách nghiêm túc và tôn trọng con.

Lúc này, bố mẹ nên kiên nhẫn để giải thích cho trẻ hiểu lý do con nên chào hỏi mọi người: việc chào hỏi là biểu hiện cho thấy sự tôn trọng người đối diện, giúp mọi người gần gũi và quý mến nhau hơn, tạo dựng những mối quan hệ tốt đẹp. Cứ kiên nhẫn thực hiện như vậy để dạy con cách chào hỏi lễ phép ba mẹ nhé.

Hãy luôn nhớ rằng, dạy trẻ kỹ năng chào hỏi là một việc cần xuất phát từ bên trong, trẻ hiểu và muốn làm điều đó, tôn trọng không còn ý nghĩa khi nó có sự ép buộc.

Ba mẹ cần nắm rõ phương pháp dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép hiệu quả để sớm hình thành cho con phép lịch sự này, giúp hành động này trở thành một phản xạ của trẻ mỗi khi gặp người khác, đặc biệt là những người lớn tuổi hơn mình.

Qua đó, trẻ sẽ nhận thức được rằng đây là việc bình thường mà con cần thực hiện khi gặp người khác, đồng thời thực hiện điều đó trong tâm lý thoải mái và tự nhiên nhất.

Dạy trẻ lễ phép không phải là chuyện một sớm một chiều. Vì vậy, bố mẹ hãy kiên nhẫn để giúp trẻ học được những cách cư xử đúng mực nhé!

♚⭐ Trung tâm Phát triển Kỹ năng Trẻ KidsCre8tiveTrung tâm Cờ Vua KidsCre8tive

Hoàn thiện Nhân Cách – Phát triển Tư Duy

LỜI MỞ ĐẦU“Tiên học lễ hậu học văn”, đây là câu nói mà ông cha tatừ xa xưa đã truyền lại để dạy dỗ con cháu làm người trước hếtcần học lễ nghĩa, sau đó mới học văn hóa. Hay như câu “Lờichào cao hơn mâm cỗ” cũng thể hiện rất rõ tầm quan trọng củalời chào trong cuộc sống hằng ngày. Tại sao phải chào hỏi mộtcách lễ phép? Đó là điều trẻ phải làm trong giao tiếp từ khi cònbé đến trưởng thành. Việc giáo dục cách chào hỏi lễ phép chotrẻ không đơn giản như nhiều người trong chúng ta vẫn nghĩ làdạy trẻ khoanh tay, chào hỏi... Nếu không được chỉ bảo cáchchào hỏi sao cho lễ phép ngay tư nhỏ thì lớn lên sẽ rất khó sửa.Chào hỏi một cách lễ phép là sự tôn trọng của mình đối vớingười khác và cũng như tự tôn bản thân mình. “Dạy con từ thuởcòn thơ” – giai đoạn đầu đời là giai đoạn góp phần định hìnhtính cách của trẻ bởi trẻ con như trang giấy trắng. Cách chàohỏi người lớn như thế nào cho đúng, cho lễ phép rất quan trọng.Một số cha mẹ thường bỏ qua hoặc không mấy quan tâm tớiviệc con mình có chào người lớn hay không, hay chào như thếnào, đã lễ phép hay vô lễ… vì “trẻ con mà biết gì đâu”. Lâu dầnsẽ thành thói quen, mà thói quen thì rất khó sửa. Hãy rèn thóiquen chào hỏi lễ phép, lịch sự ngay từ khi còn nhỏ, để trẻ có thểtôn trọng mọi người xunh quanh cũng như chính bản thân trẻsau này.Nhận rõ được vai trò quan trọng của việc giáo dục chàohỏi lễ phép cho trẻ, nên em đã chọn chủ đề: “Giáo dục kỹ năngchào hỏi lễ phép cho trẻ mẫu giáo” để thiết kế hoạt động giáodục kỹ năng sống.1GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG: CHÀO HỎI LỄ PHÉP CHO TRẺ MẪUGIÁOI.1.MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ: Học xong chủ đề này giúp trẻ:Về mặt kiến thức- Các em lễ phép với thầy cô, ông bà, bố mẹ và người lớn tuổi.- Nhận biết được các tình huống cần chào hỏi với người lớn.- Trẻ biết được một số hành động, lời nói để chào hỏi lễ phépđối với thầy cô, ông bà, bố mẹ và người lớn tuổi- Các em phân biệt được hành vi chào hỏi lễ phép và không lễphép- Hiểu và biết được ý nghĩa của việc chào hỏi lễ phép.- Các em vận dụng được các tình huống này vào cuộc sống.2. Về mặt kỹ năng2- Bước đầu hình thành cho trẻ kỹ năng giao tiếp.- Rèn luyện cho trẻ kỹ năng, ghi nhớ, tư duy, sáng tạo, sosánh.- Hình thành cho trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép với người lớn.- Cũng cố cho trẻ kỹ năng vận động nhanh nhẹn, hoạt bát,năng nổ khi tham gia các trò chơi, các hoạt động.- Tăng kỹ năng tương tác, đoàn kết với giữa các trẻ trong lớpvới nhau.3. Về mặt thái độ- Trẻ biết ý thức chào hỏi lễ phép khi gặp người lớn- Trẻ hứng thú, tự giác tham gia các hoạt động, trò chơi cùnggiáo viên.- Có thái độ phê phán những hành vi chào hỏi không lễ phép- Trẻ biết vận dụng, nhắc nhở các bạn biết chào hỏi lễ phépvới người lớn.II. ĐỐI TƯỢNG GIÁO DỤC CỦA CHỦ ĐỀChủ đề được thiết kế dành cho trẻ lứa tuổi mầm non [5 tuổi]III. PHƯƠNG PHÁP:-Thuyết trình qua videoTổ chức hát bài hátTổ chức hoạt động sắm vaiGợi ý, khích lệ trẻ thể hiện ý kiến và tham gia hoạt độngIV. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN HỖ TRỢ+ Máy chiếu, loa, máy tính.+ Video “Lễ phép khi ở nhà”+ Trò chơi “Chào hỏi”+ Bài hát: Đi học về và Chim vành khuyênIV. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG31. KHÁM PHÁHoạt động 1: Khởi động [5 phút]a. Mục tiêu:- Ổn định, gây hứng thú và giúp trẻ tập trung vào hoạt động.- Khởi động, giới thiệu cho trẻ để đi vào kỹ năng chào hỏi lễphép khi đi học về.b. Cách tiến hành:- Giáo viên cho trẻ nghe và hát theo bài hát: Đi học về- Giáo viên đặt câu hỏi cho các em trả lời:+ Trong bài hát em bé đã chào ai khi về nhà?+ Khi chào cha thì cha đã khen em như thế nào?+ Khi chào mẹ thì mẹ đã có hành động gì với em?+ Các con thấy bạn nhỏ trong bài hát có ngoan không ?+ Để ngoan như bạn nhỏ trong bài thì đi học về chúng ta phảilàm gì nhỉ?a.Kết luậnChào hỏi ông bà, cha mẹ và người lớn là các hành động thểhiện sự lễ phép của mình đối với người lớn. Để biết thêm vềnhững cách chào hỏi lễ phép thì hôm nay cô và các con sẽ cùngnhau tìm hiểu về kỹ năng chào hỏi lễ phép nhé!2. KẾT NỐIHoạt động 2: Các cách thể hiện lời chào hỏi lễ phép vớingười khác. [10 phút]4a. Mục tiêu:- Giúp các em biết và liệt kê được các cách thể hiện sự lễphép khi chào hỏi.- Giúp các em thể hiện cách giao tiếp của mình với ngườikhác.- Giúp các em có thái độ phê phán những hành động chào hỏithiếu lễ phép hoặc không chào hỏi người lớn.b. Cách tiến hànhbước 1:Giáo viên cho xem đoạn video: “Lễ phép khi ởtrường”//www.youtube.com/watch?v=Sxvkf8WMAQw+ Trước tiên giáo viên cho các em xem qua đoạn video.+ Giáo viên cho các em xem lại và dừng ở các tình huống thểhiện sự lễ phép. Đồng thời hỏi các em về tình huống đó:Giáo viên hỏi các em:*Khi gặp thầy hiệu trưởng thì bạn nữ đi trước đã có hành độngnào vậy các con nhỉ?*Khi chào xong thì thầy hiệu trưởng đã nói với bạn ấy gì nàocác con?*Khi cô giáo bước vào lớp, cả lớp đồng thanh nó gì các connhớ không?*Khi ra về, cả lớp có đứng lên chào cô giáo không nhỉ?5*Cuối video, bạn nữa đã nói những gì cần làm khi ở trường đểtrở thành một học sinh ngoan nhỉ?* Vậy, khi tới trường các con đã thể hiện sự lễ phép với thầycô chưa nào? Bạn nào có thể kể cho cô và cả lớp nghe nào?+ Giáo viên nhận xét.+ Giáo viên khen ngợi trẻ.Bước 2: Trò chơi: Chào hỏi [10 phút]- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi:+ Cách chơi: Khi cô nói “chào bác” thì trẻ 2 tay khoanh chắplại trước ngực, cúi đầu, khi cô nói trẻ “chào thầy” thì trẻ 2 taykhoanh tròn, cúi đầu, còn khi cô nói “chào bạn” thì trẻ đưa tayra vẫy nhẹ.+ Luật chơi: cô sẽ luôn thay đổi khẩu lệnh “chào bác”, “chàothầy” và “chào bạn” để trẻ phản ứng và làm theo. Nếu trẻ nàolàm sai thì kết thúc trò chơi sẽ hát hoặc múa tặng lớp một bài.- Cô tổ chức cho trẻ chơi.- Cô củng cố lại cho trẻ biết phân biệt khi gặp những đốitượng khác nhau thì trẻ sẽ có các cách chào khác nhau.c. Kết luận [5 phút]Qua đoạn phim mà cô và các con vừa xem thì các con cómuốn trở thành một học sinh ngoan ngoãn không nào?Vậy, để trở một học sinh ngoan ngoãn, lễ phép thì các conhãy làm những điều sau:6+ Khi gặp thầy cô giáo phải đứng lại chào thầy cô+ Khi vào lớp hay hết giờ học phải đứng dậy chào thầy cô+ Bên cạnh việc chào thầy cô ở trường ra thì các con cũngnên chào hỏi khi gặp người lớn, khi về nhà nữa nhé. Như vậymới có thể là một người con ngoan, trò giỏi được, các con nhé!Hoạt động 3: Ý nghĩa của việc chào hỏi lễ phép [5phút]a. Mục tiêu:- Các em đã trải nghiệm về việc chào hỏi lễ phép với ngườilớn.- Các em trình bày và hiểu được ý nghĩa của việc chào hỏi lễphép với người lớn.b. Cách tiến hành- Giao viên yêu cầu các em nhớ lại xem, hàng ngày mình đãchào hỏi với mọi người như thế nào?- Khi các em chào thì các em được mọi người đáp lại như thếnào?- Các em nhớ lại rồi chia sẻ với bạn bên cạnh.- Giáo viên yêu cầu một vài học sinh kể trước lớp và nhận xét.- Giáo viên khen ngợi trẻ.c. Kết luận.7Khi các con chào hỏi một cách lễ phép với người lớn thì cáccon được mọi người yêu thương, quý mến. Khi các con ngoan thìsẽ được người lớn khen. Vậy nên các con phải biết lễ phép vớingười lớn nha!3. THỰC HÀNH, LUYỆN TẬPHoạt động 4: Trẻ thực hành chào hỏi lễ phép với ngườilớn [10 phút]a. Mục tiêu:Giúp các em được thực hành chào hỏi lễ phép.b. Cách tiến hành:- Cô tổ chức cho trẻ đóng kịch qua tình huống được giới thiệutrước.+ Cô chia một nhóm 4 người+ Phân công tình huống cụ thể cho các nhóm sắm vai+ Cô cho trẻ tự nhận vai để đóng kịch.+ Cô theo dõi gợi ý giúp đỡ trẻ.- Giáo viên mời đại diện một số nhóm lên diễn lại trước lớp.- Giáo viên cho trẻ nhận xét tình huống kịch vừa đóng xong.8- Giáo viên khen ngợi, điều chỉnh hành vi về cách chào hỏichưa đúng của các em.4. VẬN DỤNGHoạt động 5: Trẻ vận dụng để thể hiện sự lễ phép hàngngày khi ở nhà [5 phút]a. Mục tiêu:Giúp các em được vận dụng kỹ năng đã học trong các tìnhhuống khác nhau trong cuộc sống hàng ngày khi ở nhà.b. Cách tiến hành:- Giáo viên yêu cầu, khuyến khích các em:+ Thực hành kỹ năng lễ phép khi ở nhà, khi đên trường hoặckhi gặp người lớn tuổi trong cuộc sống hằng ngày.+ Chia sẻ những gì các em đã được học và trải nghiệm chongười khác trên lớp vào buổi tiếp theo.- Giáo viên cho các em hát và thực hành bài hát “Chim vànhkhuyên”c. Kết luận:Sau buổi học các con cảm thấy như thế nào? Cô cảm ơn cáccon đã cùng cô tìm hiểu về kỹ năng chào hỏi lễ phép với ngườilớn nhé! Cô hi vọng rằng: sau buổi học này các con sẽ biết cáchđể chào hỏi một cách lịch sự và lễ phép với mọi người nha.V. KẾT LUẬN9“Học ăn học nói học gói học mở” là những bài học nhỏ nhặtnhưng lại hết sức quan trọng trong những năm đầu đời gópphần định hình tính cách, thái độ của trẻ sau này khi lớn lên mànhiều bậc phụ huynh coi nhẹ. Kỹ năng chào hỏi lễ phép vớingười lớn, với ông bà, cha mẹ, thầy cô la hết sức quan trọng màtrẻ cần được học tập, rèn luyện và thực hành hằng ngày. Mỗibậc phụ huynh, thầy cô cần chỉnh đốn, hướng dẫn và khuyếnkhích để trẻ thể hiện sự tôn trọng người khác cũng như tôntrọng chính bản thân trẻ sau này.10

Video liên quan

Chủ Đề