Viết công thức tính công cơ học, giải thích tên, đơn vị của các đại lượng có trong công thức

Đổi các đơn vị sau [Vật lý - Lớp 7]

4 trả lời

Về mùa nào chim thường xù lông? vì sao? [Vật lý - Lớp 8]

3 trả lời

Chia sẻ hiểu biết của em về Dải ngân hà [Vật lý - Lớp 6]

2 trả lời

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Video Bài 14 trang 62 SGK Vật Lý 8 - Cô Phạm Thị Hằng [Giáo viên VietJack]

Bài 14 [trang 62 SGK Vật Lý 8]: Viết biểu thức tính công cơ học. Giải thích rõ ràng từng đại lượng trong biểu thức tính công. Đơn vị công.

Lời giải:

Quảng cáo

- Biểu thức tính công cơ học:

      A = F.s

Trong đó:

F: lực tác dụng lên vật [N].

s: quãng đường vật đi được theo phương của lực [m].

- Đơn vị công là jun kí hiệu là J [1J = 1 N.m].

kilojun kí hiệu là [kJ] [1 kJ = 1000 J].

Quảng cáo

Tham khảo lời giải các bài tập Vật Lý 8 bài 18 khác:

  • Bài 1 [trang 62 SGK Vật Lý 8]: Chuyển động cơ học là gì? Cho hai ví dụ.

  • Bài 2 [trang 62 SGK Vật Lý 8]: Nêu một ví dụ chứng tỏ một vật có thể chuyển động ...

  • Bài 3 [trang 62 SGK Vật Lý 8]: Độ lớn của vận tốc đặc trưng cho tính chất nào của ...

  • Bài 4 [trang 62 SGK Vật Lý 8]: Chuyển động không đều là gì? Viết công thức ...

  • Bài 5 [trang 62 SGK Vật Lý 8]: Lực có tác dụng như thế nào đối với vận tốc? Nêu ...

  • Bài 6 [trang 62 SGK Vật Lý 8]: Nêu các yếu tố của lực và cách biểu diễn lực?

  • Bài 7 [trang 62 SGK Vật Lý 8]: Thế nào là hai lực cân bằng ? Một vật chịu ...

  • Bài 8 [trang 62 SGK Vật Lý 8]: Lực ma sát xuất hiện khi nào ? Nêu hai ...

  • Bài 9 [trang 62 SGK Vật Lý 8]: Nêu hai ví dụ chứng tỏ vật có quán tính.

  • Bài 10 [trang 62 SGK Vật Lý 8]: Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào những ...

  • Bài 11 [trang 62 SGK Vật Lý 8]: Một vật nhúng chìm trong chất lỏng chịu tác dụng ...

  • Bài 12 [trang 62 SGK Vật Lý 8]: Điều kiện để một vật chìm xuống, nổi lên ...

  • Bài 13 [trang 62 SGK Vật Lý 8]: Trong khoa học thì thuật ngữ công cơ học chỉ ...

  • Bài 14 [trang 62 SGK Vật Lý 8]: Viết biểu thức tính công cơ học. Giải thích rõ ràng ...

  • Bài 15 [trang 63 SGK Vật Lý 8]: Phát biểu định luật về công.

  • Bài 16 [trang 63 SGK Vật Lý 8]: Công suất cho ta biết điều gì?

  • Bài 17 [trang 63 SGK Vật Lý 8]: Thế nào là sự bảo toàn cơ năng ? Nêu ba ví dụ ...

  • Bài 1 [trang 63 SGK Vật Lý 8]: Hai lực được gọi là cân bằng khi:

  • Bài 2 [trang 63 SGK Vật Lý 8]: Xe ô tô đang chuyển động đột ngột dừng lại ...

  • Bài 3 [trang 63 SGK Vật Lý 8]: Một đoàn mô tô chuyển động cùng chiều, cùng vận tốc ...

  • Bài 4 [trang 63 SGK Vật Lý 8]: Hai thỏi kim loại hình trụ, một bằng nhôm, một ...

  • Bài 5 [trang 64 phần vận dụng SGK Vật Lý 8]: Để dịch chuyển vật nặng lên cao người ta có thể ...

  • Bài 6 [trang 64 phần vận dụng SGK Vật Lý 8]: Một vật dược ném lên cao theo phương thẳng đứng ...

  • Bài 1 [trang 64 SGK Vật Lý 8]: Ngồi trong xe ô tô đang chạy, ta thấy hai hàng cây ...

  • Bài 2 [trang 64 SGK Vật Lý 8]: Vì sao khi mở nắp chai bị vặn chặt, người ta phải ...

  • Bài 3 [trang 64 SGK Vật Lý 8]: Các hành khách đang ngồi trên xe ô tô bỗng thấy ...

  • Bài 4 [trang 64 SGK Vật Lý 8]: Tìm một ví dụ chứng tỏ tác dụng của áp suất phụ thuộc ...

  • Bài 5 [trang 64 phần trả lời câu hỏi SGK Vật Lý 8]: Khi vật nổi trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Acsimét ...

  • Bài 6 [trang 64 phần trả lời câu hỏi SGK Vật Lý 8]: Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp ...

  • Bài 1 [trang 65 SGK Vật Lý 8]: Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 100m ...

  • Bài 2 [trang 65 SGK Vật Lý 8]: Một người có khối lượng 45kg. Diện tích tiếp xúc ...

  • Bài 3 [trang 65 SGK Vật Lý 8]: M và N là hai vật giống hệt nhau được thả vào ...

  • Bài 4 [trang 65 SGK Vật Lý 8]: Hãy tính công mà em thực hiện được, khi đi đều ...

  • Bài 5 [trang 65 SGK Vật Lý 8]: Một lực sĩ cử tạ nâng quả tạ khối lương 125kg lên cao ...

Tham khảo lời giải bài tập Vật Lí 8 hay, chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí 8 hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 8 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: fb.com/groups/hoctap2k8/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Vật Lý 8 | Soạn Vật Lý lớp 8 được biên soạn bám sát nội dung sgk Vật Lý lớp 8.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

bai-18-cau-hoi-va-bai-tap-tong-ket-chuong-1-co-hoc.jsp

CÔNG CƠ HỌC

1. Khi nào có công cơ học

Thuật ngữ công cơ học chỉ dùng trong trường hợp có lực tác dụng làm vật chuyển dời. 

2. Công cơ học phụ thuộc vào yếu tố nào?

Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố: Lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển

Chú ý: Trong các trường hợp có công có học, ta cần tìm ra lực nào đã thực hiện công đó.

Ví dụ: Trong trường hợp đầu tàu hỏa đang kéo các toa chuyển động thì lực thực hiện công là lực kéo của đầu tàu hỏa, hoặc trong trường hợp quả táo rơi từ trên cây xuống thì lực thực hiện công là trọng lực.

3. Công thức tính công

+ Công thức tính công cơ học khi lực F làm dịch chuyển một quãng đường s theo phương của lực : \[A = F. s\].

Trong đó: 

- \[A\] là công của lực \[F\] [J]

- \[F\] là lực tác dụng vào vật [N]

- \[s\] quãng đường vật dịch chuyển [m]

+ Đơn vị của công là Jun, [kí hiệu là J].

\[1 J= 1N. 1 m = 1Nm\].

Bội số của Jun là kilojun [kí hiệu là kJ], \[1kJ  = 1 000J\].

Chú ý:

+ Chỉ áp dụng cho trường hợp vật chuyển dời theo phương của lực, còn khi vật chuyển dời theo phương vuông góc với lực thì công của lực đó bằng 0.

+ Khi vật chuyển dời không theo phương của lực thì công được tính bằng một công thức khác sẽ học ở lớp trên.

Sơ đồ tư duy về công cơ học

16:27:5412/03/2020

Trong đời sống hàng ngày, người ta quan niệm rằng người nông dân cấy lúa, người thợ xây nhà, em học sinh ngồi học, còn bò đang kéo xe,... đều đang thực hiện công. Nhưng không phải công trong các trường hợp này đều là Công cơ học.

Vậy Công cơ học là gì? khi nào có công cơ học và khi nào không? Công thức tính công cơ học được viết như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.

I. Công cơ học

1. Khi nào có công cơ học?

- Công cơ học xuất hiện khi có lực tác dụng vào vật và làm vật chuyển dời.

2. Công cơ học phụ thuộc vào các yếu tố nào?

- Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố: Lực tác dụng vào vật và quãng đường vật dịch chuyển.

- Công cơ học thường được gọi tắt là công.

* Lưu ý: Trong các trường hợp có công cơ học, ta cần tìm ra lực nào đã thực hiện công đó.

* Ví dụ về công cơ học: Đầu tàu hỏa đang kéo các toa tàu chuyển động [lực thực hiện công là lực kéo của đầu tàu hỏa]. Quả táo rơi từ trên cây xuống [lực thực hiện công là trọng lực].

II. Công thức tính công cơ học

• Công thức tính công cơ học khi lực F làm dịch chuyển một quãng đường s theo phương của lực:

 A = F.s

• Trong đó: A là công của lực F [J]

 F là lực tác dụng vào vật [N]

 s là quãng đường vật dịch chuyển [m]

 Đơn vị của công là Jun, [kí hiệu là J]. 1J= 1N.1 m = 1Nm. Bội số của Jun là kilojun [kí hiệu là kJ], 1kJ  = 1 000J.

* Lưu ý: 

- Công thức tính công chỉ áp dụng cho trường hợp vật chuyển dời theo phương của lực. Trường hợp vật chuyển dời theo phương vuông góc với lực thì công của lực đó bằng 0.

- Trọng lực có phương vuông góc với phương chuyển động của vật khi đó không có công cơ học.

III. Bài tập về Công cơ học

* Câu C1 trang 46 SGK Vật Lý 8: Quan sát các hiện tượng:

Từ các trường hợp quan sát trên, em có thể cho biết khi nào thì có công cơ học nào?

° Lời giải câu C1 trang 46 SGK Vật Lý 8:

- Khi có lực tác dụng vào vật làm vật chuyển dời theo phương không vuông góc với phương của lực thì có công cơ học. Như vậy, cả hai trường hợp đều có công cơ học.

* Câu C2 trang 46 SGK Vật Lý 8: Tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của kết luận sau:

- Chỉ có "công cơ học" khi có ...[1]... tác dụng vào vật và làm cho vật ...[2]... theo phương vuông góc với phương của lực.

° Lời giải câu C2 trang 46 SGK Vật Lý 8:

- Chỉ có "công cơ học" khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật chuyển dời theo phương vuông góc với phương của lực.

* Câu C3 trang 47 SGK Vật Lý 8: Trong những trường hợp dưới đây, trường hợp nào có công cơ học?

a] Người thợ mỏ đang đẩy làm cho xe goòng chở than chuyển động.

b] Một học sinh đang ngồi học bài.

c] Máy xúc đất đang làm việc.

d] Người lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao.

° Lời giải câu C3 trang 47 SGK Vật Lý 8:

- Các trường hợp có công cơ học là: a], c], d];

- Vì ở cả 3 trường hợp đều có một lực tác dụng lên vật làm cho vật chuyển dời [tương ứng là: xe goòng chuyển động, máy xúc chuyển động và quả tạ chuyển động].

* Câu C4 trang 47 SGK Vật Lý 8: Trong các trường hợp dưới đây, lực nào thực hiện công cơ học?

a] Đầu tàu hỏa đang kéo đoàn tàu chuyển động.

b] Quả bưởi rơi từ trên cây xuống.

c] Người công nhân dùng ròng rọc cố định kéo vật nặng lên cao [H.13.3 SGK].

° Lời giải câu C4 trang 47 SGK Vật Lý 8:

a] Đầu tàu hỏa đang kéo đoàn tàu chuyển động: Lực kéo của đầu tàu thực hiện công.

b] Quả bưởi rơi từ trên cây xuống: Trọng lực thực hiện công.

c] Người công nhân dùng ròng rọc cố định kéo vật nặng lên cao: Lực kéo của người công nhân thực hiện công.

* Câu C5 trang 48 SGK Vật Lý 8: Đầu tàu hỏa kéo toa xe với lực F = 5000N làm toa xe đi được 1000m. Tính công của lực kéo của đầu tàu.

° Lời giải câu C5 trang 48 SGK Vật Lý 8:

- Công của lực kéo là:

 A = F.s = 5000.1000 = 5000000J = 5000kJ.

* Câu C6 trang 48 SGK Vật Lý 8: Một quả dừa có trọng lượng 2kg rơi từ trên cây cách mặt đất 6m. Tính công của trọng lực?

° Lời giải câu C6 trang 48 SGK Vật Lý 8:

- Trọng lực của quả dừa: P = m.g = 2.10 = 20N.

- Công của trọng lực là: A = P.h = 20.6 = 120J

* Câu C7 trang 48 SGK Vật Lý 8: Tại sao không có công cơ học của trọng lực trong trường hợp hòn bi chuvển động trên mặt sàn nằm ngang?

° Lời giải câu C7 trang 48 SGK Vật Lý 8:

- Trọng lực theo phương thẳng đứng luôn vuông góc với phương chuyển động của hòn bi nên không có công cơ học trong trường hợp đó.

Tóm lại, với bài viết về Công cơ học là gì? Công thức tính Công cơ học và Bài tập vận dụng, Hayhochoi hy vọng giúp các em hiểu rõ các trường hợp phát sinh công cơ học, vận dụng vào tính toán trong các bài tập thực tế, chúc các em học tốt.

¤ Xem thêm các bài viết khác tại:

» Mục lục bài viết SGK Hóa 8 Lý thuyết và Bài tập

» Mục lục bài viết SGK Vật lý 8 Lý thuyết và Bài tập

Video liên quan

Chủ Đề