Vở bài tập Tiếng Việt trang 54 lớp 4

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập làm văn trang 54, 55 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 4 Tập 2 Mời các bạn đón xem:

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 54, 55 Tập làm văn - Miêu tả cây cối

Đề 1 trang 54 VBT Tiếng Việt lớp 4: Tả một cây có bóng mát.

Trả lời:

Bài văn tham khảo [tả cây bàng]

       Trong sân trường của chúng tôi có rất nhiều loại cây xòe tán rộng che bóng mát như bằng lăng, phượng vĩ,.... Mỗi loài cây một dáng, một sắc, một vẻ điểm tô cho ngôi trường nhưng cây bàng vẫn luôn ghi một dấu ấn vô cùng khó phai trong lòng tôi.

      Cây bàng sừng sững xòe ra những tán lá rộng, che mát cho cả một góc sân trường. Nhìn từ xa thật giống một chiếc ô màu xanh khổng lồ. Cây cao chừng 5, 6 mét, to bằng một vòng tay người lớn ôm mới xuể. Bao bọc quanh thân là một lớp vỏ dày đặc, xù xì, sứt sẹo. Cây bàng đã trải qua biết bao năm tháng nắng mưa, dấu vết của thời gian đều hằn in trên thân cây bàng.

     Gốc bàng rất lớn. Dưới gốc là những chiếc rễ trồi lên, bò lan xung quanh như những con trăn khổng lồ. Trên thân bàng là những cành lớn, cành nhỏ vươn đều ra bốn phía. Lá bàng xanh mơn mởn tỏa bóng mát rượi. Lũ học trò như chúng tôi rất thích ngồi dưới gốc cây học bài hoặc cùng nhau vui chơi.

    Mùa xuân, cành nào cũng xum xuê lá. Lá xanh đậm, bóng nhẫy. Lẫn trong những vòm lá xanh ấy là những chùm hoa li ti năm cánh vàng mơ thật đẹp. Sau một thời gian, những chùm hoa ấy dần dần nhường chỗ cho những quả bàng lòng thòng rũ xuống. Quả bàng hình dẹt và nhọn đầu, lúc còn non căng mọng một màu xanh thẫm. Vào những ngày nắng to, cây bàng tỏa bóng mát cho chúng tôi vui chơi. Chim chóc rộn ràng cất tiếng hót, chọn những vòm lá xanh um để trú ngụ. Vào giờ ra chơi, chúng em thường ngồi lên những chiếc rễ lớn để ôn bài. Đầu hè, quả bàng chín màu mật ong. Rồi thu đến, lá bàng chuyển sang màu đỏ và lần lượt rời cành theo từng cơn gió. Trên nền trời lạnh lẽo, cành bàng trơ trụi trông thật buồn. Sang đông, trên những cành bàng nhú lên vài búp là non trông thật đẹp.

      Cây bàng đã gắn bó với chúng em nhiều kỉ niệm. Biết bao lần cùng nhau học tập,vui chơi cũng dưới gốc cây. Cây bàng như là chứng nhân cho những năm tháng học tập dưới mái trường của em, mai này dù có đi đâu xa chăng nữa, em sẽ vẫn luôn nhớ về nơi này, nơi có thầy cô bè bạn và có cây bàng sừng sững tỏa bóng mát ôm ấp chúng em một thời ngây ngô.

Đề 2 trang 54 VBT Tiếng Việt lớp 4: Tả một cây ăn quả.

Trả lời:

Bài văn tả cây mít tham khảo

        Hè năm ngoái em về quê ngoại chơi và thấy cây mít ông bà trồng từ lâu đã bắt đầu sai trĩu quả trông rất thích mắt.

        Em đứng lặng ngắm cây mít. Thân cây khá to cỡ hơn một vòng tay em ôm lận. Thân màu nâu sẫm, khi đứng cạnh trông em trở nên bé nhỏ so với nó. Cành lá sum suê, vươn rộng tỏa bóng mát cả một góc vườn. Dưới gốc cây ông em còn đóng một cái xích đu be bé để dành riêng cho hai chị em em ngồi. Những ngày hè nóng nực, chỉ cần ra vườn ngồi nghỉ dưới gốc cây sẽ thấy rất mát mẻ và dễ chịu.

        Lá mít rất to, dày, xanh đậm. Mặt trước của lá sáng bóng còn mặt đằng sau thì ngược lại, xanh nhạt hơn. Từ thân cây, nảy ra những trái mít non. Lúc đầu chúng be bé màu xanh cỡ cái cốc rồi lớn dần lên đến khi có thể ăn được thì to hơn cái ấm tích của bà. Khi chín, vỏ mít chuyển màu sáng màu sậm. Nhìn bên ngoài vỏ mít sần sùi nhiều gai là thế nhưng bên trong thì vô cùng thơm ngon.

        Khi mít chín thì thơm lan tỏa khắp vườn. Mùi thơm ấy ngọt ngào len lỏi từ vườn vào trong nhà. Em háo hức lắm nên cứ giục ông ra thăm cây liền. Ông nở nụ cười thân thương rồi đến cây mít, nhẹ nhàng cắt bỏ cuống rồi ôm quả vào lòng. Ông vui lắm đấy vì cây mít ông trồng từ lâu đã có thể hái cho các cháu ăn. Bổ quả mít ra, những múi mít vàng ươm nằm xen kẽ với xơ mít trông rất hấp dẫn. Mùi thơm khi bổ tăng lên gấp bội.

      Cả nhà quây quần dưới hiên ngồi ăn mít và trò chuyện thật vui vẻ. Những múi mít ngọt đậm, thơm lừng khiến ai ăn cũng phải tấm tắc khen. Hạt mít có thể luộc hoặc rang ăn rất bùi và ngon. Vào những trưa hè đầy nắng, em rất thích nằm dưới gốc mít nghe bà kể chuyện và xem ông tỉa lá vì đã có tán lá rợp rộng tỏa bóng mát dễ chịu.

     Cây mít gắn bó với cuộc sống của ông bà em và in đậm trong kí ức của em như vậy đấy. Em mong mỗi năm lại có thể có thêm nhiều lần được về quê với ông bà, cùng ông bà ngắm nhìn sự trưởng thành từng ngày của cây mít trong vườn.

Đề 3 trang 54 VBT Tiếng Việt lớp 4: Tả một cây hoa.

Trả lời:

Bài làm tham khảo tả hoa hồng

       Trong khu vườn nhà em được bà nội trồng rất nhiều loài hoa. Ngay lối đi vào khu vườn là một khóm hoa hồng đỏ tươi rực rỡ một khoảng không gian. Đây là loài hoa mà em yêu quý nhất.

      Cây hoa hồng được bà ưu ái trồng ngay lối đi để ai từ ngoài cũng đều quan sát thấy. Hoa hồng được mệnh danh là nữ hoàng trong các loài hoa. Thân cây nhỏ, màu xanh được chia thành nhiều nhánh, cành. Lá cây hoa hồng có màu xanh thẫm, mỗi nhánh cây có có rất nhiều lá đan xen, xung quanh có đường viền hình răng cưa. Gai là một đặc điểm dễ thấy nhất của hoa hồng. Gai của hoa hồng nếu bị đâm vào tay sẽ khá là đau đấy.

     Đầu mỗi cành cây là một chùm nụ nhỏ xinh nhìn từ xa như những ngọn nến nhỏ được bao bọc trong lớp đài hoa xanh. Những cánh hoa mỏng tang như lụa, mềm như nhung, màu đỏ thắm. Từng cánh hoa xếp chồng lên nhau từng tầng một, ôm ấp lấy nhụy vàng ở bên trong. Hoa hồng có mùi thơm thoang thoảng, dễ chịu. Em có thể hít hà mãi không thôi.

      Hoa hồng thu hút biết bao nhiêu là cô ong, chị bướm đến hút mật, rong chơi. Hoa hồng kiêu sa giống như một cô công chúa của khu vườn. Nhất là những buổi sáng sớm tinh mơ. Em rất thích ngắm hoa hồng buổi sáng. Những giọt sương long lanh đọng trên từng cánh hoa hồng khiến cho bông hoa trở nên kiêu sa hơn bao giờ hết.

      Nhiều người nói "hoa hồng là biểu tượng của tình yêu" bởi vì vẻ đẹp dịu dàng mà kiêu kỳ của nó. Với em, hoa hồng là biểu tượng của tình yêu thương của bà dành cho cây cối. Những cánh hoa hồng bà ngắt trang trí trong nhà khiến nhà em đẹp hơn biết bao nhiêu. Em rất thích hoa hồng và thường xuyên giúp bà nội tưới nước cho cây.

Đề 4 trang 54 VBT Tiếng Việt lớp 4: Tả một luống rau hoặc vườn rau.

Trả lời:

       Nói đến vườn rau, em làm sao quên được vườn rau của bác Năm bên cạnh nhà em. Vườn rau ấy lúc nào cũng đẹp một màu xanh tươi tốt.

      Vườn rau của bác Năm chiếm một khoảnh đất khá rộng. Bác trồng đủ các loại rau quả. Từ xa nhìn lại, vườn rau xanh mịn màng như một tấm thảm mát mắt. Bước chân vào vườn, em gặp ngay những luống cải bẹ xanh từng hàng thẳng tắp. Những cây cải nở to với những bẹ xanh mọng nước. Kế đó là những luống xà lách mơn mởn, xanh non, rồi những luống rau thơm, nào quế, ngò gai, nào diếp cả, cần tàu, cần nước, rau thơm… Từng hàng, từng “hàng chạy song song với nhau không hề thấy một cọng lá úa. Bên những luống hành, hẹ là những luống cà chua, đậu đũa. Những trái cà chua đỏ mọng nằm sát mặt đất. Những trái đậu đũa tòng teng trên những thang chà…

       Vườn bác Năm còn có một cái ao nhỏ chằng chịt rau muống. Những cánh hoa màu trắng điểm những sọc tím rung rinh theo làn gió nhẹ. Trên mặt ao là một giàn bầu bí chằng chịt, quấn quýt bên nhau. Những đóa hoa màu vàng hòa lẫn với màu xanh của lá làm cho giàn bầu bí nổi bật hẳn lên. Những chú bướm nhởn nhơ bay trên cánh hoa tạo nền một cảnh rất thơ mộng. Cuối vườn là những hàng mía, hàng chuối thẳng tắp đang thời kì phát triển. Đằng xa hơn là vườn cây trái, cành lá sum suê và sai nặng những quả.

       Bác Năm luôn cặm cụi trong vườn tưới nước, bắt sâu, nhổ cỏ, bón phân… Vì thế, vườn rau luôn xanh tốt và quanh năm gia đình bác có cuộc sống sung túc nhờ vườn rau, vườn cây đem lại.. Em rất thích mảnh vườn của bác Năm. Những buổi đẹp trời, em thường sang thăm vườn của bác. Ngồi bên bờ ao, em dõi mắt nhìn đàn cá tung tăng bơi lội dưới nước hay nhìn đàn bướm bay lượn trên những cánh hoa mà tâm hồn cảm thấy thật thư thái, dễ chịu.

[Chuẩn bị cho bài kiểm tra viết]

Hãy chọn viết theo một trong bốn đề bài sau :

1. Tả một cây có bóng mát.

2. Tả một cây ăn quả.

3. Tả một cây hoa.

4Tả một luống rau hoặc vườn rau.

TRẢ LỜI:

Trước sân nhà em có mảnh đất nhỏ. Ở đó, mẹ em trồng một khóm hoa nhài. Bốn mùa hoa nở mời gọi bướm ong lui tới.

Nhài mọc thành bụi. Thân gỗ nhỏ nhắn, phân làm nhiều cành. Thỉnh thoảng, em vẫn thấy mẹ tỉa bớt cành già đem giâm xuống đất. Một thời gian sau chồi non, lá non mọc lên. Vậy là có thêm một bụi hoa mới. Lá cây hình tròn hoặc hình trứng, một mặt nhẵn bóng, xanh tốt quanh năm. Hoa nhài màu trắng muốt, từng cánh, từng cánh nhỏ xíu tựa cánh hoa hồng xếp khéo léo lên nhau, tỏa hương thơm ngát. Hương hoa nhài đậm đà lan tỏa, nhất là về đêm. Loài hoa hiền dịu ấy âm thầm tỏa hương khi vạn vật say ngủ.

Mẹ em thường hái hoa nhài đem ướp trà uống cho thơm. Mỗi độ hoa nhiều, mẹ còn hái hoa đem phơi khô để dành dùng dần. Hoa nhài khô có thể pha trà hoặc nấu nước tắm, nước gội đầu đều rất tốt. Mẹ em chăm sóc khóm nhài rất cẩn thận. Người tỉa cành sâu, bón phân cho cây rất cẩn thận. Em cũng thường xuyên phụ tưới nước cho cây, vì thế hoa ngày càng xanh tốt. Hoa nở càng nhiều, hương hoa ngày càng nồng nàn, quyến rũ.

Chẳng biết từ lúc nào tình yêu mà mẹ dành cho loài hoa tinh khiết ấy lan truyền sang cả em và ba. Mỗi tối, sau khi ba em làm việc xong, em học bài xong hai cha con lại ngắm khóm hoa, hít thở không khí về đêm trong lành với hương hoa dịu êm lan tỏa. Những lúc như thế, mẹ em lại mỉm cười...

Giaibaitap.me

Page 2

I - Nhận xét

Cho câu kể sau : Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương.

Em hãy chuyển câu kể trên thành câu khiến bằng một trong những cách sau :

- Thêm hãy, đừng, chớ, nên, phải,... vào trước một động từ.

- Thêm đi, thôi, nào,.... vào cuối câu.

- Thêm đề nghị, xin, mong,.... vào đầu câu.

Cách 1 :

Nhà vua.............. hoàn gươm lại cho Long Vương!

Cách 2 :

Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương....................

Cách 3 :

............... nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương.

II - Luyện tập

Chuyển câu kể thành câu khiến, rồi viết vào dòng trống ở cột phải:

Câu kể

Câu khiến

Nam đi học.

Thanh đi lao động.

Ngân chăm chỉ.

Giang phấn đấu học giỏi.

M : - Nam đi học đi !

- Nam phải đi học !

- Nam hãy đi học đi !

..........

..........

..........

a] Vào giờ kiểm tra, chẳng may bút của em bị hỏng. Em biết bạn em có hai bút. Hãy nói với bạn một câu để mượn bút.

b] Em gọi điện thoại cho bạn, gặp người ở đầu dây bên kia là bố của bạn. Hãy nói một câu với bác ấy để bác chuyển máy cho em nói chuyện với bạn em.

c] Em đang tìm nhà bạn bỗng gặp một chú từ một nhà gần đấy bước ra. Hãy nói một câu nhờ chú ấy chỉ đường.

2. Đặt câu khiến theo những yêu cầu dưới đây. Nêu rõ tình huống có thể dùng mỗi câu khiến ấy.

Yêu cầu

Câu khiến

Tình huống

a]Câu khiến có hãy ở trước động từ.

b] Câu khiến có đi hoặc nào ở sau động từ.

c] Câu khiến có xin hoặc mong ở trước chủ ngữ.

M : Hãy giúp mình giải bài toán này với!

...........

-> Em không giải được bài toán, nhờ bạn giúp.

->..........

TRẢ LỜI:

I - Nhận xét

Cho câu kể sau : Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương.

Em hãy chuyển câu kể trên thành câu khiến bằng một trong những cách sau :

- Thêm hãy, đừng, chớ, nên, phải, ... vào trước một động từ

- Thêm đi, thôi, nào ... vào cuối câu.

- Thêm đề nghị, xin, mong, ... vào đầu câu.

Cách 1 :

Nhà vua hãy [nên, phải, đừng, chớ] hoàn gươm lại cho Long Vương !

Cách 2 :

Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương đi ! [thôi, nào]

Cách 3 :

Xin [mong] nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương !

II  - Luyện tập

1. Chuyển các câu kể thành câu khiến, rồi ghi vào chỗ trống :

Câu kể

Câu khiến

- Nam đi học.

 - Thanh đi lao động

- Ngân chăm chỉ

- Giang phấn đấu học giỏi

M : Nam đi học đi !

- Nam phải đi học !

- Nam hãy đi học đi!

- Thanh nên đi lao động !

- Thanh hãy đi lao động !

- Thanh phải đi lao động ngay !

- Ngân phải chăm chỉ lên!

- Ngân hãy chăm chỉ nào!

- Mong Ngân hãy chăm chỉ hơn!

- Giang phải phấn đấu học giỏi !

- Giang hãy phấn đấu học giỏi lên !

- Mong Giang phấn đấu học giỏi hơn! 

2. Đặt câu khiến phù hợp với các tình huống sau :

a] Vào giờ kiểm tra, chẳng may bút của em bị hỏng. Em biết bạn em có hai bút. Hãy nói với bạn một câu để mượn bút.

- Cho tớ mượn cây bút của cậu nhé !

- Làm ơn cho mình mượn cây bút của bạn một chút!

- Bạn cho tớ mượn cây bút của bạn chút nào!

b]  Em gọi điện thoại cho bạn, gặp người ở đầu dây bên kia là bố của bạn. Hãy nói một câu với bác ấy để bác chuyển máy cho em nói chuyện với bạn em.

- Thưa bác, bác cho cháu nói chuyện với Trang chút ạ !

- Xin phép bác cho cháu nói chuyện với bạn Trang ạ !

- Bác làm ơn cho cháu nói chuyện với bạn Trang ạ !

- Phiền bác chuyển mảy cho cháu nói chuyện với bạn Trang một chút ạ !

c] Em đang tìm nhà bạn bỗng gặp một chú từ một nhà gần đấy bước ra. Hãy nói một câu nhờ chú ấy chỉ đường.

- Chú ơi, nhờ chú chỉ giúp cháu nhà bạn Hiền ở đâu ạ !

- Phiền chú chỉ giúp cháu nhà bạn Hiền ở đâu ạ !

3. Đặt câu khiến theo những yêu cầu dưới đây. Nêu rõ tình huống có thể dùng mỗi câu khiến ấy.

Yêu cầu

Câu khiến

Tình huống

a]Câu khiến có hãy ở trước động từ.

b] Câu khiến có đi hoặc nào ở sau động từ.

c] Câu khiến có xin hoặc mong ở trước chủ ngữ.

M : Hãy giúp mình giải bài toán này với!

- Hãy giúp mình mở cánh cửa này đi!

- Hãy mở cánh cửa này giùm mình.

- Nào, chúng ta cùng học nhé !

- Chúng ta học bài đi !

- Xin ba cho con qua nhà bạn Nhiên chơi một lát!

- Mong em gái của chị học hành thật tốt !

-> Em không giải được bài toán, nhờ bạn giúp.

-> Em không mở được cánh cửa vì nó khép quá chặt. Em nhờ bạn giúp.

-> Em rủ bạn cùng học bài.

-> Xin người lớn cho phép làm việc gì đó.

-> Thể hiện mong muốn điều gì đó tốt đẹp.


Giaibaitap.me

Page 3

Page 4

Tìm và viết vào chỗ trống một vài câu theo yêu cầu

a] Kể về các hoạt động vui chơi của em và các bạn trong giờ nghỉ giữa buổi học ở trường

[Câu kể Ai làm gì ?]

b] Tả các bạn trong lớp em [tính tình, dáng vẻ,...]

[Câu kể Ai thế nào]

c] Giới thiệu từng bạn trong tổ của em với chị phụ trách mới của liên đội

[Câu kể Ai là gì?]

TRẢ LỜI:

a] Đến giờ ra chơi, chúng em ùa ra sân như đàn ong vỡ tổ. Các bạn nam đá cầu, bắn bi. Các bạn nữ nhảy dây, chơi banh đũa, em cùng các bạn của mình chơi ô quan.

b] Lớp em mỗi bạn một vẻ, Thắng mập nhất lớp nên cả lớp gọi là Thắng mập, Hương vừa cao vừa gầy nên được gọi là Hương còi. Nam nóng nảy lại bộc trực nên các bạn gọi Nam tàu hỏa.

c] Em xin giới thiệu với chị các thành viên của tổ em. Đây là bạn Sinh. Bạn ấy là một cây toán cừ khôi đấy ạ ! Còn đây là Phúc, bạn ấy là học sinh giỏi môn Văn. Bạn Dũng là ca sĩ của lớp. Còn em là tổ trưởng tổ 2, em tên là Diễm.

Giaibaitap.me

Page 5

1] Sầu riêng

2] Chợ Tết

3] Hoa học trò

4] Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

5] Vẽ về cuộc sống an toàn

6] Đoàn thuyền đánh cá

 1] Giá trị và vẻ đẹp đặc sắc của sầu riêng, loại cây ăn quả đặc sản của miền Nam nước ta.

2] Bức tranh chợ Tết của miền trung du giàu màu sắc và vô cùng sinh động, nói lên cuộc sống nhộn nhịp ở thôn quê vào dịp Tết.

3] Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng. Một loài hoa gắn với học trò.

4] Ca ngợi tình yêu đất nước, yêu con sâu sắc của phụ nữ Tây Nguyên cần cù lao động, góp sức mình vào công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

5] Kết quả cuộc thi vẽ tranh của thiếu nhi với chủ đề. Em muốn sống an toàn cho thấy : Thiếu nhi Việt Nam có nhận thức đúng về an toàn, biết thể hiện nhận thức của mình bằng ngôn ngữ hội họa sáng tạo đến bất ngờ.

6] Ca ngợi vẻ đẹp huy hoàng của biển cả, vẻ đẹp trong lao động của người dân miền biển.

Page 6

Vẻ đẹp muôn màu

- Thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người : xinh đẹp, tài giỏi, đẹp đẽ, điệu đà, xinh, tươi tấn, rực rỡ, lộng lẫy, thướt tha...

- Thể hiện tâm hồn, tính cách con người : thùy mị, dịu dàng, hiền dịu, đằm thắm, đậm đà, đôn hậu, bộc trực, cương trực, chân tình, thẳng thắn, ngay thẳng, lịch sử, tế nhị, nết na, khẳng khái...

- Thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên, cảnh vật : tươi đẹp, sặc sỡ, huy hoàng tráng lệ, diễm lệ, mĩ lệ, hùng vĩ, kì vĩ, hùng tráng, hoành tráng...

Thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật, con người : xinh xắn, xinh đẹp, lộng lẫy, rực rỡ, duyên dáng, thướt tha,...

- Từ miêu tả mức độ cao của cái đẹp : tuyệt vời, tuyệt diệu, tuyệt trần, mê hồn, mê li, vô cùng, không tả xiết, khôn tả, không tưởng tượng được, như tiên...

 M : Đẹp người đẹp nết

Mặt tươi như hoa

Chữ như gà bới

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

Người thanh tiếng nói cũng thanh

- Cái nết đánh chết cái đẹp

Trông mặt mà bắt hình dong

Con lợn có béo cỗ lòng mới ngon.

Page 7

Page 8

1. Phân biệt ba kiểu câu kể [bằng cách nêu định nghĩa, ví dụ về từng kiểu câu], rồi ghi vào chỗ trống trong bảng :

Ai làm gì ?

Ai thế nào ?

Ai là gì ?

Định nghĩa

- CN trả lời câu hỏi :

- VN trả lời câu hỏi:

- VN do........ tạo thành.

- CN trả lời câu hỏi :

- VN trả lời câu hỏi:

- VN do............ tạo thành.

- CN trả lời câu hỏi :

- VN trả lời câu hỏi:

- VN do........ tạo thành.

Ví dụ

 .........

 ...........

 ......

2. Tìm ba kiểu câu kể nói trên trong đoạn văn sau. Viết lại các câu tìm được và nêu tác dụng của từng kiểu câu.

Bấy giờ tôi còn là một chú bé lên mười. Mỗi lần đi cắt cỏ, bao giờ tôi cùng tìm bứt một nắm cây mía đất, khoan khoái nằm xuống cạnh sọt cỏ đã đầy và nhấm nháp từng cây một.

Buổi chiều ở làng ven sông yên tĩnh một cách lạ lùng.

Câu

Kiểu câu

Tác dụng

1].......

2]......

3]......

..........

..........

..........

.........

.........

..........

3. Hãy viết một đoạn văn ngắn về bác sĩ Ly trong truyện Khuất phục tên cướp biển đã học. Trong đoạn văn, có sử dụng ba kiểu câu kể nói trên.

Gợi ý: Trong đoạn văn, cần sử dụng :

- Câu kể Ai là gì ? để giới thiệu và nhận định về bác sĩ Ly.

- Câu kể Ai thế nào ? để nói về đặc điểm tính cách của bác sĩ Ly.

- Câu kể Ai làm gì ? để kể về hành động của bác sĩ Ly.

TRẢ LỜI:

1. Phân biệt ba kiếu câu kể [bằng cách nêu định nghĩa, ví dụ về từng kiểu câu], rồi ghi vào chỗ trống trong bảng :

 Ai làm gì ?

 Ai thế nào ?

Ai là gì ? 

Định

nghĩa

- CN trả lời câu hỏi: Ai [con gì] ?

- VN trả lời câu hỏi: Là gì ?

- VN do động từ, cụm động từ tạo thành

- CN trả lời câu hỏi Ai [cái gì, con gì]?

- VN trả lời câu hỏi: Thế nào ?

- VN do tính từ, động từ, cụm tính từ, cụm động từ tạo thành

- CN trả lời câu hỏi: Ai [cái gì, con gì]?

- VN trả lời câu hỏi: là gì ?

- VN do danh từ, cụm danh từ tạo thành

Ví dụ

Phương đang làm bài tập

Lá sen to, xập xòe như một cây dù nhỏ bé và xinh xẻo

Lê là học sinh lởp 4B

2. Tìm 3 kiểu câu kể nói trên trong đoạn văn sau. Ghi lại các câu tìm được và nêu tác dụng của từng kiểu câu.

Bấy giở tôi còn là môt chủ bé lên mười. Mỗi lần đi cắt cỏ, bao giờ tôi cũng tìm bứt một nắm cây mía đất, khoan khoái nằm xuống cạnh sọt cỏ đã đầy và nhấm nháp từng cây một. Buổi chiều ở làng ven sông yên tĩnh một cách lạ lùng.

Câu

     Kiểu câu

Tác dụng

1] Bấy giờ tôi còn làm một chú bé lên mười.

2] Mỗi lần đi cắt cỏ, bao giờ tôi cũng tìm biết một nắm cây mía đất, khoan khoái nằm xuống cạnh sọt cỏ đã đầy và nhấm nháp từng cây một.

3] Buổi chiều ở làng ven sông yên tĩnh một cách lạ lùng.

Ai là gì ?

Ai làm gì ?

Ai thế nào ?

Giới thiệu nhân vật "tôi".

Kể các hoạt động của nhân vật “tôi".

 Kể về đặc điểm, tráng thái của buổi chiều ở làng ven sông.

3. Hãy viết một đoạn văn ngắn về bác sĩ Ly trong truyện Khuất phục tên cướp biển đã học. Trong đoạn văn, có sử dụng ba kiểu câu kể nói trên.

Gợi ý : Trong đoạn văn, cần sử dụng :

- Câu kể Ai là gì ? để giới thiệu và nhận định về bác sĩ Ly.

- Câu kể Ai là gì ? để kể về hành động của bác sĩ Ly.

- Câu kể Ai thế nào ? để nói về đặc điểm tính cách của bác sĩ Bác sĩ Ly là người nổi tiếng nhân từ. Nhưng bên cạnh vẻ nhân từ đó, ông còn là một người rất dũng cảm. Trước sự hung hăng, hung dữ của tên cướp biển, ông vẫn tỏ ra điềm tĩnh và cương quyết. Vì vậy, ông đã khuất phục được tên cướp biển.

Giaibaitap.me

Page 9

Dựa theo nội dung bài Chiếc lá [Tiếng Việt 4, tập hai, trang 98 - 99], ghi dấu X vào □ trước ý trả lời đúng :

1. Trong câu chuyện trên, có những nhân vật nào nói với nhau ?

□ Chim sâu và bông hoa. 

□ Chim sâu và chiếc lá.

□ Chim sâu, bông hoa và chiếc lá.

2. Vì sao bông hoa biết ơn chiếc lá ?

□ Vì lá suốt đời chỉ là một chiếc lá bình thường.

□ Vì lá đem lại sự sống cho cây

□ Vì lá có lúc biến thành mặt trời.

3. Câu chuyện muốn nói với em điều gì ?

□ Hãy biết quý trọng những người bình thường.

□ Vật bình thường mới đáng quý.

□ Lá đóng vai trò rất quan trọng đối với cây.

4. Trong câu Chim sâu hỏi chiếc lá, sự vật nào được nhân hoá ?

□  Chỉ có chiếc lá được nhân hoá.

□  Chỉ có chim sâu được nhân hoớ.

□  Cả chim sâu và chiếc lá đều được nhân hoá.

5. Có thể thay từ nhỏ nhoi trong câu Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường bằng từ nào dưới đây ?

□ nhỏ nhắn                   □ nhỏ xinh                     □ nhỏ bé

6. Trong câu chuyện trên có những loại câu nào em đã học ?

□ Chỉ có câu hỏi, câu kể

□ Chỉ có câu kể, câu khiến.

□ Có cả câu hỏi, câu kể, câu khiến.

7. Trong câu chuyện trên có những kiểu câu kể nào ?

□ Chỉ có kiểu câu Ai làm gì ?

□ Có hai kiểu câu Ai làm gì ?, Ai thế nào ?

□ Có cả ba kiểu câu Ai làm gì ?, Ai thế nào ?, Ai là gì ?

8. Chủ ngữ trong câu Cuộc đời tôi rất bình thường là :

□ Tôi

□ Cuộc đời tôi

□ Rất bình thường

Giaibaitap.me

Page 10

1. Cho hai để bài sau :

a. Tả một đồ vật em thích.

b. Tả một cây bóng mát, cây hoa hoặc cây ăn quả.

2. Em hãy chọn một đề bài và :

a] Viết mở bài theo kiểu gián tiếp.

b] Viết một đoạn văn tả một bộ phận của đồ vật hoặc của cây.

TRẢ LỜI:

[Đề 1]

a] Gia đình tôi sắp chuyển sang nhà mới. Chủ nhật vừa rồi cả nhà cùng nhau dọn dẹp đồ đạc, chuẩn bị cho việc di dời. Lúc phụ mẹ dọn lại căn phòng nhỏ phía sau nhà bếp - Căn phòng dùng làm nhà kho - tôi tìm lại được rất nhiều bạn cũ của mình nào là bộ đồ nấu ăn bằng nhựa với những cái nồi, cái chảo, ... be bé, xinh xinh, nào là con gấu bông cũ kĩ, đã mất đi một mắt, và cả một chiếc cặp nhỏ xíu cũng đã cũ. Chiếc cặp đó tôi đã mang đi học những năm học lớp 1, lớp 2.

b] Chiếc cặp đã cũ sờn nhưng khi đem ra lau lại tôi thấy nó vẫn còn vừa mắt lắm. Cặp vừa có quai xách, lại vừa có dây đeo. Dây đeo cặp được làm bằng một thứ vải mềm, được may rất khéo và chắc chắn. Ở hai đầu dây đeo là hai cái móc bằng kim loại. Đặc biệt hai cái móc ấy được làm bằng một thứ kim loại tốt nên vẫn còn sáng bóng. Nút bấm của nó vẫn còn nhạy lắm.

[Đề 2]

Nhà em ở huyện Bình Chánh, ngoại vi thành phố. Nơi đây khá yên tĩnh bởi mức độ phát triển còn chưa cao. Cạnh nhà em là quán nước của bà Năm. Trước quán bà Năm có một cây trứng cá rất to, tỏa bóng mát rượi khoảng sân.

Hãy nhìn những trái trứng cá mà xem ! Trông mới xinh và ngon lành làm sao ! Trái lớn nhất cỡ chừng đầu ngón tay giữa của người lớn, trải nhỏ chỉ bằng đầu ngón tay út. Da trái chín màu đỏ, láng mịn, mọc lấp ló trong kẽ lá xanh trông như hàng vạn chiếc bóng đèn nhỏ xíu. Trái xanh thì da màu xanh nuột, lẫn vào kẽ lá. Ruột trái lấm tấm vàng nhu trứng cá - Có lẽ vì thế mà chủng có tên là trứng cá chàng ? Bỏ một trái trứng cả vào miệng, cắn nhẹ, ta sẽ nghe một mùi thơm dịu, nhẹ thoảng qua và cả độ ngọt của nó cũng chỉ thanh thanh chứ không ngọt sắc.

Vậy mà trứng cả vẫn là thứ trái làm mê li lũ trẻ chúng tôi và là thứ quả được chúng tôi yêu thích mỗi khi chơi trò mua bán. nấu nướng.

Giaibaitap.me

Page 11

1. Viết tiếng có nghĩa vào bảng :

a]  Những tiếng do các âm đầu tr, ch ghép với vần ở hàng dọc tạo thành :

tr

ch

ai

M: trai [em trai],trái [phải trái], trải [trải thảm], trại [cắm trại]

M: chai [cái chai], chài [chài lưới], chái [chái nhà], chải [chải đầu]

am

an

âu

ăng

ân

Đặt câu với một trong những tiếng vừa tìm được.

b] Những tiếng do các vần êt, êch ghép với âm đầu ở hàng dọc tạo thành :

êt

êch

b

M : bết [dính bết], bệt [ngồi bệt]

M: bệch [trắng bệch]

ch

d

h

k

l

Đặt câu với một trong những tiếng vừa tìm được :

2. Điền những tiếng thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh mẩu chuyện dưới đây. Biết rằng, các ô số 1 chứa tiếng có âm đầu tr hoặc ch, còn các ô số 2 chứa tiếng có vần êt hoặc êch.

Trí nhớ tốt

Sơn vừa [2]........ mắt nhìn lên tấm bản đồ vừa nghe chị Hương kể chuyện Cô-lôm-bô tìm ra [1]......... Mĩ. Chị Hương say sưa kể rồi [2]............. thúc :

- Chuyện này đã xảy ra từ 500 năm trước.

Nghe vậy, Sơn bỗng [2].......... mặt ra rồi [1]............ trồ :

Sao mà chị có [1]......... nhớ tốt thế ?

TRẢ LỜI:

1. Viết tiếng có nghĩa vào bảng :

a] Những tiếng do các âm đầu tr, ch ghép với các vần ở hàng dọc tạo thành :

tr

ch

ai

M: trai [em trai], trái [phải trái], trải [trải thảm], trại [cắm trại]

M: chai [cái chai], chài [chài lưới], chái [chái nhà], chải [chải đầu]

am

tràm [cây tràm], trám [trám răng], trạm [trạm y tế], trảm [xử trảm]

chạm [va chạm], chàm [áo chàm]

an

tràn [tràn đầy], trán [vầng trán]

chan [chan hòa], chán [chán chê], chạn [chạn gỗ]

âu

trâu [con trâu], trầu [trầu cau], trấu

châu [châu báu], chầu [chầu chực], chấu [châu chấu], chậu [chậu hoa]

ăng

trăng [vầng trăng], trắng [trắng tinh]

chăng [chăng dây], chằng [chằng chịt], chẳng [chẳng cần], chặng [chặng đường]

ân

trân [trân trọng], trần [trần nhà], trấn [thị trấn], trận [ra trận]

chân [đôi chân], chẩn [hội chẩn]

Đặt câu với một trong những tiếng vừa tìm được :

- Cuối tuần này, trường em sẽ tổ chức cắm trại.

- Nhà vua ra lệnh xử trảm tên gian thần.

- Mẹ mua cho Nhung một đôi dép vừa khít chân.

b] Những tiếng do các vần êt, êch ghép với âm đầu ở hàng dọc tạo thành :

êt

êch

b

M: bết [dính bết], bệt [ngồi bệt]

M: bệch [trắng bệch]

ch

chết [chết đuối]

chệch [chệch choạn], chếch [chếch mác]

d

dệt [dệt kim]

h

hết [hết hạn], hệt [giống hệt]

hếch [hếch hoác]

k

kết [kết quả]

kếch [kếch xù], kệch [kệch cỡm]

l

lết [lết bết]

lệch [lệch lạc]

Đặt câu với một trong những tiếng vừa tìm được.

- Đi được một lúc, cu Bin ngồi bệt xuống đất vì mệt.

- Cái miệng cười của bé Nga giống hệt mẹ Lan.

- Bé Bông có cái mũi hếch.

2. Tìm những tiếng thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh mẩu chuyện dưới đây. Biết rằng, các ô số [1] chứa tiếng có âm đầu là tr hoặc ch, còn các ô số [2] chứa tiếng có vần là êt hoặc êch.

Trí nhớ tốt

Sơn vừa [2] ghếch mắt nhìn lên tấm bản đồ vừa nghe chị Hương kể chuyện Cô-lôm-bô tìm ra [1] châu Mĩ. Chị Hương say sưa kể rồi [2] kết thúc :

- Chuyện này đã xảy ra từ 500 năm trước.

Nghe vậy, Sơn bỗng [2] nghệch mặt ra rồi [1] trầm trồ :

- Sao mà chị có [1] trí nhớ tốt thế ?

Giaibaitap.me

Video liên quan

Chủ Đề