Vở bài tập Toán tập 2 trang 116

Bài 116. LUYỆN TẬP 1. Viết [theo mẫu]: 2. 3. II : hai Bốn : IV V : năm Bảy : VII VI : sáu Tám : VIII IX : chín Mười : X XI : mười một Mười hai : XII XX : hai mươi Hai mươi mốt : XXI Vẽ thêm kim phút để đồng hồ chỉ thời gian tương ứng: 19 giờ 20 phút 4 giờ rưỡi Đúng ghi Đ, sai ghi S: Mười hai: XII [đ"| Mười một: WI [~s~| Mười một: XI I Đ I Hai mươi: XX I Đ I A A A Bốn: VI g Bốn: IV [đ] Tám: IIX [s] Chín: IX [đ"| Có 3 que diêm xếp được số ba La Mã:

Bài tập 1: Trang 116 vở bt toán 5 tập 2

Một nền nhà hình chữ nhật có chiều dài 9m, chiều rộng bằng $\frac{2}{3}$ chiều dài. Người ta lát nền nhà bằng các viên gạch hình vuông cạnh 3dm. Mỗi viên gạch giá 12000 đồng. Tính số tiền mua gạch để lát cả nền nhà đó. [Diện tích phần mạch vữa không đáng kể].

hướng dẫn:

Chiều rộng nền nhà=  $\frac{2}{3}$ x 9

Diện tích nền nhà =  chiều dài x chiều rộng

Diện tích một viên gạch hoa = cạnh x cạnh

Số viên gạch hoa dùng để lát nền nhà = Diện tích nền nhà : Diện tích một viên gạch hoa

Số tiền mua gạch hoa = giá 1 viên gạch x Số viên gạch hoa dùng để lát nền nhà

=> Giải:

       3dm = 30cm

Chiều rộng nền nhà là :

       9 : 3 ⨯ 2 = 6 [m]

Diện tích nền nhà là :

       9 ⨯ 6 = 54 [m2]
                = 540000cm2

Diện tích một viên gạch hoa :

        30 ⨯ 30 = 900 [cm2]

Số viên gạch hoa dùng để lát nền nhà :

        540000 : 900 = 600 [viên]

Số tiền mua gạch hoa là :

         12000 ⨯ 600 = 7200000 [đồng]

                        Đáp số : 7 200 000 đồng

Bài tập 2: Trang 117 vở bt toán 5 tập 2

Cho hình dưới đây, với kích thước như trên hình vẽ.

a. Tính chu vi hình chữ nhật ABCD

b. Tính diện tích hình thang EBCD

c. Tính diện tích hình tam giác EDM [biết MB = MC]

hướng dẫn:

Chu vi hình chữ nhật ABCD=  [chiều dài + chiều rộng] x 2

Chiều dài cạnh EB = DC – AE

Diện tích hình thang EBCD = $\frac{1}{2}$  x [độ dài đáy lớn + độ dài đáy nhỏ] x chiều cao

Độ dài cạnh BM hoặc MC = độ dài cạnh AC : 2

Diện tích tam giác EBM =$\frac{1}{2}$ x Chiều dài cạnh EB x Độ dài cạnh BM

 Diện tích tam giác DMC =$\frac{1}{2}$ x Chiều dài cạnh DC x Độ dài cạnh BM

Tổng diện tích tam giác EBM và DMC = Diện tích tam giác EBM +  Diện tích tam giác DMC 

Diện tích tam giác EDM = Diện tích hình thang EBCD  - Tổng diện tích tam giác EBM và DMC

=> Giải:

Chu vi hình chữ nhật ABCD là :

        [45 + 15] ⨯ 2 = 120 [cm]

Chiều dài cạnh EB là :

        EB = DC – AE = 45 – 15 = 30 [cm]

Diện tích hình thang EBCD là :

         [30+45]×15 : 2= 562,5[cm$^{2}$]

Độ dài cạnh BM hoặc MC :

          15 : 2 = 7,5 [cm]

Diện tích tam giác EBM là :

          7,5×30 : 2= 112,5[cm$^{2}$]

Diện tích tam giác DMC là :

          7,5×45 : 2=168,75[cm$^{2}$]

Tổng diện tích tam giác EBM và DMC là :

         112,5 + 168,75 = 281,25 [cm2]

Diện tích tam giác EDM là :

         562,5 – 281,25 = 281,25 [cm2]

                        Đáp số :  a. 120cm ;

                                       b. 562,5cm2

                                       c. 281,25cm2

Bài tập 3: Trang 118 vở bt toán 5 tập 2

Một thửa ruộng hình thang có tổng độ dài hai đáy là 90m. Diện tích thửa ruộng đó bằng diện tích một khu đất hình vuông có chu vi 180m.

a. Tính chiều cao của thửa ruộng hình thang.

b. Biết hiệu độ dài hai đáy là 12m, tính độ dài mỗi cạnh đáy của thửa ruộng hình thang.

hướng dẫn:

Cạnh của khu đất hình vuông=  chu vi : 4

Diện tích khu đất hình vuông cũng chính là diện tích của thửa ruộng hình thang = cạnh x cạnh

Chiều cao của thửa ruộng hình thang = diện tích của thửa ruộng hình thang x 2 : tổng độ dài 2 đáy

Độ dài đáy lớn của thửa ruộng = [tổng độ dài 2 đáy + hiệu độ dài 2 đáy] : 2

Độ dài đáy nhỏ của thửa ruộng = tổng độ dài 2 đáy - Độ dài đáy lớn của thửa ruộng 

=> Giải:

Cạnh của khu đất hình vuông :

         180 : 4 = 45 [m]

Diện tích khu đất hình vuông cũng chính là diện tích của thửa ruộng hình thang :

         45 ⨯ 45 = 2025 [m2]

a.

Chiều cao của thửa ruộng hình thang :

      2025 ⨯ 2 : 90 = 45 [m]

b. Độ dài đáy lớn của thửa ruộng là :

  [90 + 12] : 2 = 51 [m]

Độ dài đáy nhỏ của thửa ruộng là :

         90 – 51 = 39 [m]

                         Đáp số : a. 45m ; b. 51m, 39m

Đề bài

Hình hộp chữ nhật \[ABCD.EFGH\] [h69] có cạnh \[AB\] song song với mặt phẳng \[[EFGH]\].

a] Hãy kể tên các cạnh khác song song với mặt phẳng \[[EFGH]\]

b] Cạnh \[CD\] song song với những mặt phẳng nào của hình hộp chữ nhật?

c] Đường thẳng \[AH\] không song song với mặt phẳng \[[EFGH]\], hãy chỉ ra mặt phẳng song song với đường thẳng đó.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng các định nghĩa:

- Hình hộp chữ nhật.

- Khi đường thẳng \[d\] không nằm trong mặt phẳng \[[ABCD]\] mà \[d\] song song với đường thẳng của mặt phẳng này thì ta nói đường thẳng \[d\] song song với mặt phẳng \[[ABCD]\].

- Hình bình hành.

Lời giải chi tiết

a] Ta biết, \[6\] mặt của hình hộp chữ nhật đều là hình chữ nhật, do đó ta có:

\[BC//FG\] mà \[FG \subset mp\left[ {EFGH} \right]\], suy ra \[BC//mp[EFGH]\]

\[AD//EH\] mà \[EH \subset mp\left[ {EFGH} \right]\], suy ra \[AD//mp[EFGH]\]

\[DC//HG\] mà \[HG \subset mp\left[ {EFGH} \right]\], suy ra \[DC//mp[EFGH]\]

b] \[CD//AB\] mà \[AB \subset mp\left[ {ABFE} \right]\], suy ra \[CD//mp[ABFE]\]

\[CD//mp[EFGH]\] đã nói ở câu a]

Vậy \[CD\] song song với hai mặt phẳng \[[ABFE]\] và \[[EFGH]\].

c] Kẻ thêm đường chéo \[BG\] của hình chữ nhật \[BCGF\].

Xét tứ giác \[ABGH\], ta có:

\[AB=GH\] [vì cùng bằng \[CD\]]  [1]

\[AH=BG\] [vì là đường chéo của hai hình chữ nhật bằng nhau] [2]

Từ [1] và [2] suy ra \[ABGH\] là hình bình hành, suy ra \[AH//BG\].

\[AH//BG\] mà \[BG \subset mp\left[ {BCGF} \right]\], suy ra \[AH//mp\left[ {BCGF} \right]\].

Loigiaihay.com

Tailieumoi sưu tầm và biên soạn giải vở bài tập Toán lớp 2 trang 116, 117, 118, 119 Bài 72 Ôn tập hình học chi tiết VBT Toán lớp 2 Tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống. Mời các bạn đón xem:

Giải vở bài tập Toán lớp 2 trang 116, 117, 118, 119 Bài 72 Ôn tập hình học

Video giải vở bài tập Toán lớp 2 trang 116, 117, 118, 119 Bài 72 Ôn tập hình học - Kết nối tri thức

Bài 72 Tiết 1 trang 116 - 117 Tập 2

Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2 trang 116 Bài 1Số?

a] Trong hình bên:

 

Có ……đoạn thẳng;

Có ……hình tam giác;

Có ……hình tứ giác

b] Trong hình bên:

Có ……đoạn thẳng;

Có ……đường cong. 

Trả lời:

a]

Trong hình có những đoạn thẳng sau: AB, BC, AC, CD, DE, EA, BD. 

Trong hình có 1 hình tam giác BCD

Trong hình có 2 hình tứ giác ABDE và ACDE

Vậy, em điền vào chỗ chấm như sau:

Trong hình bên:

 7 đoạn thẳng;

Có 1 hình tam giác;

Có 2 hình tứ giác.

b] 

Trong hình có 4 đoạn thẳng và 8 đường cong. Em điền vào chỗ chấm như sau:

Trong hình bên:

Có 4 đoạn thẳng;

Có 8 đường cong. 

Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2 trang 116 Bài 2Cho các hình A, B, C, D, E như sau:

Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp [theo mẫu]

a] Những hình không là khối trụ: A, ………………

b] Những hình không là khối cầu: …………………

Trả lời:

Quan sát hình, em thấy hình A là khối lập phương, hình B là khối trụ, hình C là khối chóp, hình D là khối hộp chữ nhật, hình E là khối cầu.

Như vậy, em điền kết quả vào chỗ chấm như sau:

a] Những hình không là khối trụ: A, C, D, E

b] Những hình không là khối cầu: A, B, C, D

Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2 trang 117 Bài 3Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp [theo mẫu].

Ba điểm thẳng hàng trong hình vẽ là:

Điểm A, điểm O và điểm D;

Điểm …, điểm … và điểm …;

Điểm …, điểm … và điểm ….

Trả lời: 

Ba điểm thẳng hàng là ba điểm cùng nằm trên cùng một đường thẳng.

Em điền vào chỗ chấm như sau:

Ba điểm thẳng hàng trong hình vẽ là:

Điểm A, điểm O và điểm D;

Điểm E, điểm O và điểm B; 

Điểm E, điểm D và điểm C;

Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2 trang 117 Bài 4: Em hãy vẽ tiếp chiếc lọ hoa [theo mẫu] rồi tô màu trang trí.

Trả lời:

Em dùng thước, nối các chấm tròn lại với nhau thành các đoạn thẳng để tạo thành chiếc lọ hoa.

Em nối và tô màu được hình như sau:

Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2 trang 117 Bài 5Chấm 7 điểm trên ba đường thẳng [hình A] sao cho mỗi đường thẳng có 3 điểm [theo mẫu].

      Trả lời:

Quan sát hình A em thấy có 3 đường thẳng, như vậy để có 7 điểm trên 3 đường thẳng này thì mỗi đường thẳng sẽ có 2 điểm và 1 điểm chung giữa 3 đường thẳng này, nên em được hình như sau:

Bài 72 Tiết 2 trang 118 - 119 Tập 2

Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2 trang 118 Bài 1Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp.

Đo độ dài các đoạn thẳng rồi cho biết đoạn thằng nào dài nhất, đoạn thẳng nào ngắn nhất

Đoạn thẳng dài nhất là ……

Đoạn thẳng ngắn nhất là ……

Trả lời:

Dùng thước đo độ dài lần lượt các đoạn thẳng, cạnh AB dài 5cm, cạnh CD dài 6 cm, cạnh EG dài 7 cm. Vậy em điền vào chỗ chấm như sau:

Đoạn thẳng dài nhất là EG

Đoạn thẳng ngắn nhất là AB

Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2 trang 118 Bài 2Vẽ đoạn thẳng MN dài 8 cm.

Trả lời:

Em dùng thước có chia xăng-ti-mét để vẽ đoạn thẳng MN có 1 điểm trùng với vạch chia số 0 là điểm M, 1 điểm trùng với vạch chia số 8 là điểm N. Em được hình vẽ như sau:

Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2 trang 118 Bài 3Số?

a] Độ dài đường gấp khúc ABC là ……cm.

b] Độ dài đường gấp khúc BCD là ……cm.

a] Độ dài đường gấp khúc ABCD là ……cm.

Trả lời:

Độ dài đường gấp khúc bằng tổng độ dài các đoạn thẳng trong đường gấp khúc đó.

Độ dài đường gấp khúc ABC [gồm 2 đoạn thẳng AB và BC] là: 13 + 14 = 27 [cm]

Độ dài đường gấp khúc BCD [gồm 2 đoạn thẳng BC và CD] là: 14 + 14 = 28 [cm]

Độ dài đường gấp khúc ABCD [gồm 3 đoạn thẳng AB và BC và CD] là: 13 + 14 + 14 = 41 [cm]

Em điền vào chỗ chấm như sau:

a] Độ dài đường gấp khúc ABC là 27 cm.

b] Độ dài đường gấp khúc BCD là 28 cm.

a] Độ dài đường gấp khúc ABCD là 41 cm.

Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2 trang 118 Bài 4Số?

Kiến xám đến đĩa kẹo theo đường MNPQO. Kiến đen đến đĩa kẹo theo đường ABCDEGHO.

a] Độ dài đường đi của kiến xám là ……cm.

b] Độ dài đường đi của kiến đen là ……cm.

c] Tổng độ dài đường đi của hai con kiến là ……cm.

Trả lời: 

Muốn tìm độ dài đường đi của kiến, ta tính độ dài từng đoạn thẳng mà kiến đi qua rồi cộng lại với nhau.

Đường MNPQO gồm 4 đoạn thẳng là MN = 1 cm, NP = 5 cm, PQ = 7 cm, QO = 3 cm [đếm ô vuông]

Độ dài đường đi của kiến xám là: 1 + 5 + 7 + 3 = 16 [cm]

Đường ABCDEGHO gồm 7 đoạn thẳng là AB = 2 cm, BC = 4 cm, CD = 2 cm, DE = 1 cm, EG = 1 cm, GH = 2 cm, HO = 3 cm.

Độ dài đường đi của kiến đen là: 2 + 4 + 2 + 1 + 1 + 2 + 3 = 15 [cm]

Tổng độ dài đường đi của hai con kiến là: 16 + 15 = 31 [cm]

Em điền vào chỗ chấm như sau:

a] Độ dài đường đi của kiến xám là 16 cm.

b] Độ dài đường đi của kiến đen là 15 cm.

c] Tổng độ dài đường đi của hai con kiến là 31 cm.

Vở bài tập Toán lớp 2 Tập 2 trang 119 Bài 5Cây cầu là đường gấp khúc ABCD dài 130 m. Tính độ dài đoạn cầu nằm ngang BC, biết tổng độ dài hai đoạn cầu AB và CD là 80 m

Trả lời: 

Muốn tìm độ dài đoạn cầu nằm ngang BC, em lấy tổng độ dài cây cầu trừ đi độ dài hai đoạn cầu AB và CD, phép tính như sau: 130 – 80 = 50 [m]

Em trình bày lời giải như sau:

Bài giải

Độ dài đoạn cầu nằm ngang BC dài số mét là:

130 – 80 = 50 [m]

Đáp số: 50 m

Video liên quan

Chủ Đề