Vợ bộ trưởng bộ công thương là ai

Tóm tắt tiểu sử Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên

VTV.vn - Tân Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên từng đảm nhiệm các vị trí như Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bình, Phó Trưởng ban Tuyên giáo TƯ.

Sáng 8/4, Quốc hội khóa XIV đã phê chuẩn việc bổ nhiệm ông Nguyễn Hồng Diên giữ chức Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Trước đó, Quốc hội đã phê chuẩn việc miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Công Thương đối với ông Trần Tuấn Anh.

Báo điện tử VTV trân trọng giới thiệu Tiểu sử tóm tắt của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên:

- Ngày sinh: 16/3/1965

- Nam/Nữ: Nam

- Dân tộc: Kinh

- Quê quán: Xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình

- Ngày vào Đảng: 24/02/1985 Ngày chính thức: 24/08/1986

- Trình độ đào tạo:

+ Giáo dục phổ thông: 10/10

+ Học hàm, học vị: Cao cấp Thanh vận, Cử nhân Lịch sử - Giáo dục, Cử nhân Kinh tế, Tiến sĩ Quản lý hành chính công.

+ Lý luận chính trị: Cao cấp

+ Ngoại ngữ: Tiếng Anh C, Nga [học đại học bằng tiếng Nga]

- Khen thưởng:

+ Huân chương Lao động hạng Ba [năm 2006], hạng Nhì [năm 2011], hạng Nhất [năm 2017].

+ Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ [năm 2000, 2008, 2014, 2016].

+ Bằng khen của Bộ Quốc phòng, Quân khu III, Ban Tuyên giáo Trung ương.

+ Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng.

+ Nhiều huy chương, kỷ niệm chương khác.

- Kỷ luật: Không

- Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, XIII

- Đại biểu Quốc hội khóa XIV

- Bộ trưởng Bộ Công Thương

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

7/1982 - 7/1985: Bí thư Chi đoàn thôn Tịnh Xuyên, Phó Bí thư Đoàn xã Hồng Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Huyện đoàn Hưng Hà khóa VII, Ủy viên Ban Chấp hành Tỉnh đoàn Thái Bình khóa X.

8/1985 - 7/1986: Sinh viên khóa Cao cấp IV - Trường đoàn Cao cấp Trung ương Hà Nội, Ủy viên Ban Chấp hành Đoàn Trường, Bí thư Đoàn khóa cao cấp IV.

8/1986 - 8/1991: Sinh viên Đại học Thanh niên Liên Xô, Bí thư Đoàn trường, Phó Bí thư, Quyền Bí thư Thành đoàn lưu học sinh TP Matxcơva - Liên Xô.

9/1991 - 10/1991: Cán bộ Ban Tổ chức Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

10/1991 - 5/1992: Cán bộ tổng hợp Tỉnh đoàn Thái Bình.

5/1992 - 02/1996: Phó Bí thư Thường trực Tỉnh đoàn Thái Bình khóa XII

02/1996 - 12/2000: Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình khóa XV, Bí thư Tỉnh đoàn khóa XII, XIII; Trưởng Ban Văn hóa-Xã hội, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XIII; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa VI, VII; Ủy viên Ủy ban Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam khóa III, IV; Chủ tịch Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Thái Bình khóa I; Ủy viên Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Bình khóa XIX, XX.

12/2000 - 3/2003: Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình khóa XV, XVI; Bí thư Đảng ủy, Chánh Văn phòng Tỉnh ủy Thái Bình; Trưởng Ban Văn hóa-Xã hội, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XIII.

9/2001 - 7/2002: Học Cao cấp lý luận chính trị tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

3/2003 - 9/2005: Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Bình khóa XVI, Bí thư Huyện ủy Vũ Thư khóa XII, XIII, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Vũ Thư khóa XVII. Tổ trưởng đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XIV - khu vực Vũ Thư.

10/2005 - 02/2007: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình khóa XVII, Bí thư Huyện ủy Vũ Thư khóa XIII, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Vũ Thư khóa XVII. Tổ trưởng đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XIV - khu vực Vũ Thư.

02/2007 - 9/2010: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình khóa XVII, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Bình. Tổ trưởng đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XIV-khu vực Vũ Thư.

10/2010 - 5/2011: Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thái Bình khóa XVIII.

6/2011 - 3/2015: Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thái Bình khóa XVIII; Bí thư Ban cán sự Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình nhiệm kỳ 2011-2016.

3/2015 - 9/2015: Phó Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình khóa XVIII; Bí thư Ban cán sự Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016.

10/2015 - 01/2016: Phó Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình khóa XIX; Bí thư Ban cán sự Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016.

01/2016 - 5/2016: Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII; Phó Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình khóa XIX; Bí thư Ban cán sự Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016.

6/2016 - 4/2018: Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII; Phó Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình khóa XIX; Bí thư Ban cán sự Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình nhiệm kỳ 2011-2016.

5/2018 - 7/2018: Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII; Phó Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình khóa XIX; Ủy viên Đảng ủy Quân khu 3; Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh Thái Bình; Bí thư Ban cán sự Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình. Đại biểu Quốc hội khóa XIV, Ủy viên Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội.

8/2018 - 4/2020: Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII; Phó Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình khóa XIX; Ủy viên Đảng ủy Quân khu 3; Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh Thái Bình; Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVI.

Từ tháng 5/2020 đến nay: Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII; Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam [kiêm nhiệm]; Đại biểu Quốc hội khóa XIV, Ủy viên Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Từ 08/4/2021: Từ kỳ họp 11, Quốc hội khóa XIV được bầu làm Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Tiểu sử các tân Phó Thủ tướng và tân Bộ trưởng mới được phê chuẩn bổ nhiệm:

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong


Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 2 Phó Thủ tướng và 12 Bộ trưởng, trưởng ngành

VTV.vn - 2 Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Lê Văn Thành và 12 Bộ trưởng, trưởng ngành đã được Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm vào sáng 8/4.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online và VTVGo!

Từ khóa:

tân bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh, ban Tuyên giáo, Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Công thương, Nguyễn Hồng Diên

Ông Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Công Thương, vừa gửi thư xin lỗi toàn dân vì lạm dụng quyền lực, dùng công xa đón vợ con ở phi trường, buộc hàng trăm người khác phải chờ khi chuyến bay VN262 từ Sài Gòn ra Hà Nội, đến phi trường Nội Bài hôm 4 tháng 1.

Suốt tuần vừa qua, cho dù cả mạng xã hội lẫn hệ thống truyền thông sôi sùng sục vì chuyện này nhưng xét cho đến cùng, quý tử của ông Trần Đức Lương, cựu Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và vợ ông ta đều không có lỗi…

***

Nếu hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam thật sự sòng phẳng về quyền và trách nhiệm, chắc chắn không có chuyện Bộ Công Thương dành đến hai công xa, làm sẵn thẻ ra vào khu vực đặc biệt có giá trị dài hạn để cả hai công xa này có thể đưa - đón ông Anh tại chân cầu thang lên - xuống phi cơ bất cứ lúc nào [1].

Trả lời tờ Tuổi Trẻ, ông Trần Hoài Phương, Giám đốc Cảng vụ Hàng không miền Bắc, khẳng định, việc cấp thẻ ra vào khu vực đặc biệt dưới hình thức dài hạn để đưa – đón ông Anh tại chân cầu thang lên - xuống phi cơ là chuyện tất nhiên vì có… qui phạm pháp luật xác nhận ông Anh là một trong những người có… đặc quyền thụ hưởng đãi ngộ đó.

Theo Thông tư số 45/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao thông – Vận tải thì tại Việt Nam có tới vài trăm viên chức được đãi ngộ như thế: Các Ủy viên Bộ Chính trị, các Bí thư BCH TƯ đảng CSVN, các Ủy viên BCH TƯ đảng CSVN, các Bộ trưởng và cá nhân giữ chức vụ tương đương trở lên, các Bí thư, Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, các Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, Thứ trưởng Giao thông - Vận tải, Thứ trưởng Công an, Thứ trưởng Quốc phòng, Phó Tổng Tham mưu trưởng, Cục trưởng Cục tác chiến Bộ Tổng Tham mưu, Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam – là những đối tượng có quyền thụ hưởng đãi ngộ đưa đón như ông Anh [2].

***

Dẫu hiến pháp minh định sẽ đối đãi bình đẳng với tất cả công dân nhưng Việt Nam có không ít qui định pháp luật, công khai phân định thứ hạng trong xã hội như Thông tư số 45/2017/TT-BGTVT. Chẳng riêng chuyện đưa – đón khi sử dụng phi cơ, trên thực tế, giới lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền tại Việt Nam từ trung ương đến địa phương mặc nhiên được dành cho đặc quyền “ăn trên, ngồi trước”.

Tháng 3 năm ngoái, Ban Bí thư của BCH TƯ Đảng CSVN tiếp tục cải sửa “Quy định về Chăm sóc cán bộ cao cấp”, những cá nhân đang hoặc đã từng là: Tổng Bí thư. Chủ tịch Nhà nước. Chủ tịch Quốc hội. Thủ tướng. Các Ủy viên Bộ Chính trị. Các Bí thư BCH TƯ Đảng. Các Phó Chủ tịch Nhà nước. Các Phó Chủ tịch Quốc hội. Các Phó Thủ tướng. Chủ tịch Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam. Các Đại tướng. Các Ủy viên BCH TƯ Đảng CSVN. Trưởng các ban của BCH TƯ Đảng CSVN. Lãnh đạo các đoàn thể chính trị - xã hội. Các Bộ trưởng. Bí thư các tỉnh - thành phố trực thuộc Trung ương. Các Thượng tướng. Phó các ban của BCH TƯ Đảng CSVN, phó các đoàn thể chính trị - xã hội. Các Thứ trưởng. Các Phó Bí thư, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND các tỉnh - thành phố trực thuộc trung ương và các chức vụ tương đương – được hưởng chính sách bảo vệ, chăm sóc sức khỏe riêng, tùy vị trí mà được kiểm tra sức khỏe hàng ngày, hàng tuần, hai lần/tuần, tháng/lần, tại tư gia hoặc nơi làm việc, hàng năm phải… nghỉ dưỡng sức, được ngân sách đài thọ khi cần đi khám bệnh – chữa bệnh ở ngoại quốc. Cũng theo quy định vừa dẫn, Giám đốc những bệnh viện được chỉ định khám bệnh, chữa bệnh cho cán bộ cao cấp phải “bố trí đủ nhân viên y tế đúng tiêu chuẩn” cho các khoa, phòng dành riêng để điều trị cán bộ cao cấp [3].

Đến tháng 11 năm ngoái, “Quy định về Chăm sóc cán bộ cao cấp” của Ban Bí thư thuộc BCH TƯ Đảng CSVN được luật hóa. Khi thông qua Luật Bảo vệ bí mật nhà nước, Quốc hội khóa 14 “nhất trí” xác định – “thông tin về sức khỏe của lãnh đạo cao cấp” là “bí mật nhà nước” [4].

Trước nay, giới lãnh đạo hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương tại Việt Nam vẫn thường xuyên được đưa đi khám bệnh – chữa bệnh ở rất nhiều nơi trên thế giới và vì vậy, chuyện bảo mật những thông tin về tình trạng sức khỏe của giới này chắc chắn không nhằm ngăn chặn tai, mắt ngoại nhân. Xét về bản chất, việc biến “thông tin về sức khỏe của lãnh đạo cao cấp” trở thành “bí mật nhà nước”, chỉ nhằm răn đe, ngăn chặn dân chúng Việt Nam chia sẻ thông tin, tham gia bình luận về những vấn đề có liên quan đến sức khỏe các “công bộc” của họ. Làm “lộ bí mật nhà nước” là tội hình sự, có thể bị phạt đến 15 năm tù.

***

Theo dõi diễn tiến scandal liên quan đến ông Trần Tuấn Anh, nhiều người tin rằng, ông đang bị một số đồng chí đâm sau lưng tuy nhiên ông không lẻ loi, một số đồng chí khác đã tìm đủ cách giúp ông “giải độc dư luận”, hết phân bua con ông sốt, đến biện giải chính ông bệnh nên mới có chuyện điều công xa đón vợ con,…

Trận bão dư luận mà ông Anh vẫn chưa thoát ra khỏi tâm bão cho thấy, rất nhiều người quên rằng, ở Việt Nam lúc nào cũng có vài trăm cá nhân như Trần Tuấn Anh, vừa bô bô mọi thứ ở Việt Nam là “của dân”, mọi việc là “do dân, vì dân”, vừa thản nhiên “ăn trên, ngồi trước”.

Liệu việc một bộ trưởng lạm dụng quyền lực, dùng công xa đón vợ con tại chân cầu thang máy bay có nghiêm trọng hơn tình trạng nhiều bộ trưởng, nhiều bí thư, chủ tịch sắp xếp đưa vợ con đi theo các “đoàn công tác tại nước ngoài” hay dùng công xa đi học, đi chợ, đi chùa, đi chơi,... vẫn xảy ra hết ở chỗ này tới ở chỗ khác, hết lúc này tới lúc khác?

Nếu hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam không vận hành theo kiểu như trước nay, không xem dân chúng như gia cầm, gia súc và không tìm đủ cách để duy trì quyền chăn dắt, chắc chắn sẽ không có những cá nhân dám hành xử ngạo mạn như ông Trần Tuấn Anh.

Ông Anh chỉ là “điểm”, không phải “diện”. Nếu vẫn chỉ chú tâm vào “điểm” thì sự phẫn nộ dẫu chính đáng cũng vẫn nằm trong… “định hướng” không của nhóm này thì cũng của nhóm khác và xét về mức độ bất lương, bất xứng thì chẳng nhóm nào chịu thua nhóm nào!

Tiến trình lựa chọn - quy hoạch “cán bộ cấp chiến lược” để lãnh đạo cả hệ thống chính trị, lẫn hệ thống công quyền Việt Nam nhiệm kỳ 2021 – 2026, của đảng CSVN, chắc chắn sẽ tạo ra nhiều scandal khác. Bao giờ thì người Việt đủ tỉnh táo để thôi không “húc” theo định hướng của bất kỳ nhóm nào mà mục tiêu cuối cùng vẫn chỉ nhằm duy trì quyền chăn dắt họ? Bao giờ thì người Việt biết đòi để giành về cho mình quyền lựa chọn, đặt để những cá nhân xứng đáng vào vị trí lãnh đạo quốc gia, không chấp nhận một hệ thống bất toàn khăng khăng làm thay và tạo ra hết chuyện quái đản này tới chuyện quái đản khác?

Chú thích

[1] //tuoitre.vn/bo-cong-thuong-ong-tran-tuan-anh-khong-biet-co-cong-van-dua-don-vo-con-20190109083856066.htm

[2] //thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-thong-Van-tai/Thong-tu-45-2017-TT-BGTVT-sua-doi-Thong-tu-01-2016-TT-BGTVT-Chuong-trinh-an-ninh-hang-khong-367991.aspx

[3] //thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Quyet-dinh-121-QD-TW-2018-cong-tac-bao-ve-cham-soc-suc-khoe-can-bo-cap-cao-376488.aspx

[4] //nld.com.vn/thoi-su/thong-tin-ve-suc-khoe-lanh-dao-dang-nha-nuoc-la-bi-mat-20181115171541072.htm

Video liên quan

Chủ Đề