Vô ý giết người bao nhiêu năm tù

Có rất nhiều trường hợp do vô ý mà dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như chết người.

Tiêu biểu nhất như vụ việc ca sĩ Châu Việt Cường vô ý làm chết người hay vụ việc Bác sĩ Hoàng Công Lương còn nhiều tranh cãi.

Chính do sự vô ý, không để ý của họ dẫn đến hậu quả thương tâm. Mặc dù không phải là cố ý gây ra hậu quả này nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Tại Điều 128 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định trách nhiệm hình sự cụ thể.

Vậy khi nào thì là vô ý làm chết người? Hình phạt ra sao? Luật Quang Huy sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề này:



Căn cứ vào Điều 11 Bộ luật hình sự quy định về vô ý phạm tội như sau:

Điều 11. Vô ý phạm tội

Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;

2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Có thể xác định ra làm 02 loại vô ý phạm tội bao gồm:

  • Vô ý do quá tự tin
  • Vô ý do cẩu thả

Tội vô ý làm chết người

2. Hình phạt của tội vô ý làm chết người

Vô ý làm chết người là tội xâm phạm đến tính mạng của con người.

Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, hình phạt của tội danh này là cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn.

Tội vô ý làm chết người hiện nay chỉ quy định về hình phạt chính, không có hình phạt bổ sung.

Hình phạt được quy định phụ thuộc vào số người chết do hành vi của người phạm tội, cụ thể:

2.1 Phạt tù từ 05 năm đến 12 năm

Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2.2 Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm

Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

Khi quyết định hình phạt, Tòa án ngoài việc căn cứ vào số người chết mà còn cân nhc tính chất và mức độ nguy him cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Đây là hành vi gây chết người do vô ý, Toà án có thể xem xét đến các tình tiết trong vụ án, việc vô ý gây chết người này là do quá tự tin hay cẩu thả, có bị ảnh hưởng của các yếu tố khách quan khác hay không.

Nhân thân là một trong những yếu tố rất quan trọng để Toà án quyết định đến hình phạt của người phạm tội. Ví dụ như người phạm tội là phụ nữ đang có thai hay là người cao tuổi sẽ được Toà án cân nhắc lại về hình phạt áp dụng.

Các tình tiết giảm nhẹ hay tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 51, 52 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 cũng sẽ khiến người phạm tội có thể bị giảm hoặc tăng khung hình phạt.

Do vậy, để xác định được chính xác hình phạt của mình hoặc người thân của mình, bạn nên cung cấp đầy đủ thông tin vụ án cho những Luật sư giàu kinh nghiệm, điển hình như các Luật sư của Luật Quang Huy.

Chúng tôi có rất nhiều Luật sư trước đây từng là Thẩm phán, từng xét xử rất nhiều vụ án hình sự, bên cạnh đó, cũng có thời hạn chúng tôi đã là Luật sư biện hộ cho nhiều vụ án trên khắp cả nước.

Để được tư vấn nhanh nhất, đừng ngần ngại, hãy liên hệ cho Luật sư qua Tổng đài trực tuyến 19006588.

Hình phạt tội vô ý làm chết người

3. Cấu thành tội phạm Tội vô ý làm chết người

Tội vô ý làm chết người sẽ phải thỏa mãn 04 yếu tố cấu thành tội phạm sau đây:

3.1 Mặt khách quan của Tội vô ý làm chết người

3.1.1 Hành vi khách quan

Vô ý làm chết người là trường hợp người phạm tội tuy thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được hoặc người phạm tội không thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả chết người, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó và hậu quả là làm người chết.

Hành vi có thể được thực hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.

Những hành vi hành động có thể: Thực hiện các hành động như trêu đùa quá mức ở những nơi nguy hiểm dẫn đến chết người, làm việc cẩu thả dẫn đến chết người, hay đã dự phòng trước phương án cứu chữa nhưng hậu quả chết người vẫn xảy ra…

Những hành vi dưới dạng không hành động: là không làm việc mà bản thân cần làm để giúp đỡ một người khiến cho họ bị chết.

3.1.2 Hậu quả

Đây là tội phạm có cấu thành vật chất nên bắt buộc của tội phạm này là hậu quả chết người xảy ra.

Nếu hậu quả chết người không xảy ra thì không có đủ căn cứ để kết tội.

3.2 Mặt chủ quan của Tội vô ý làm chết người

3.2.1 Yếu tố lỗi

Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội với lỗi vô ý.

Vô ý vì cẩu thả là trường hợp do cẩu thả mà người phạm tội không thấy trước khả năng gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước.

Tiêu chuẩn để xác định một người phải thấy trước và có thể thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội là căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể lúc xảy ra sự việc, một người bình thường cũng có thể thấy trước; ngoài ra còn phải căn cứ vào độ tuổi, trình độ nhận thức, trình độ văn hoá, tay nghề.v.v…

Vô ý vì quá tự tin là trường hợp người phạm tội thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, nhưng tin rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được, nhưng hậu quả đó vẫn xảy ra.

3.2.2 Mục đích

Mục đích không phải yếu tổ quyết định đến cấu thành tội phạm của tội này. Trên thực tế, mục đích của các hành vi vô ý gây chết người đều không phải là tước đi mạng sống của người khác. Hay nó cách khác họ không có mục đích cụ thể.

3.3 Chủ thể thực hiện Tội vô ý làm chết người

Người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ. Theo quy định tại Điều 12 BLHS thì người từ đủ 16 tuổi trở lên sẽ phải chịu trách nhiệm về tội phạm này.

3.4 Khách thể của Tội vô ý làm chết người

Tội phạm này xâm phạm đến quyền được bảo vệ về tính mạng của người khác.

Giả dụ, nếu bạn hoặc người thân của bạn không đủ các yếu tố cấu thành tội phạm như chúng tôi đã nêu ở trên, bạn hoặc người thân của bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự cho tội vô ý làm chết người.

Do vậy, nếu bạn đang còn những vướng mắc liên quan đến cấu thành tội phạm của tội vô ý làm chết người, hãy liên hệ trực tiếp cho chúng tôi qua Tổng đài 19006588.


  • Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Trên đây là toàn bộ giải đáp của chúng tôi về cấu thành và mức xử phạt Tội vô ý làm chết người theo quy định mới nhất của luật hình sự hiện hành.

Luật Quang Huy là công ty có kinh nghiệm không chỉ trong việc tư vấn luật Hình sự mà còn có bề dày kinh nghiệm trong vai trò là Luật sư biện hộ cho nhiều vụ án Hình sự trong cả nước.

Nếu nội dung tư vấn còn chưa rõ, có nội dung gây hiểu nhầm hoặc có thắc mắc cần tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể kết nối tới HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được Luật sư tư vấn luật hình sự tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./.

Vô ý làm chết người là hành vi của một người làm cho người khác bị chết với lỗi vô ý.

Theo điều 11 Bộ luật Hình sự [BLHS], vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

- Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;

- Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Trong đó, tiêu chuẩn để xác định một người phải thấy trước và có thể thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội là căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể khi xảy ra sự việc, độ tuổi, trình độ nhận thức, trình độ văn hóa,…

Lưu ý: Để tránh nhầm lẫn và xử phạt một cách công bằng, cần phân biệt hành vi vô ý làm chết người với hành vi tương tự cũng gây hậu quả chết người là hành vi giết người do vượt quá phòng vệ chính đáng.

Khác với hành vi vô ý làm chết người, giết người do vượt quá phòng vệ chính đáng được thực hiện do lỗi cố ý. Cụ thể, theo Điều 10 BLHS, cố ý trong phạm tội là phạm tội trong các trường hợp:

- Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;

- Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Như vậy, cần chú ý phân biệt hành vi vô ý làm chết người với hành vi tương tự khác cũng gây hậu quả chết người ở yếu tố lỗi của người phạm tội.

Đồng thời, vô ý làm chết người là hành vi xâm phạm đến quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng của con người. Vì vậy, người thực hiện hành vi này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Thế nào là vô ý làm chết người theo quy định của pháp luật? [Ảnh minh họa]

Vô ý làm chết người bị xử lý ra sao?

BLHS 2015 quy định Tội vô ý làm chết người tại Điều 128, cụ thể:

“1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.”

Như vậy, người phạm tội vô ý làm chết người có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, phạt tù đến 10 năm.

Ngoài ra, người dưới 14 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự với Tội vô ý làm chết người. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự với Tội vô ý làm chết người áp dụng mức phạt tù từ 03 - 10 năm.

Đối với người vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, không áp dụng mức phạt với Tội vô ý làm chết người tại Điều 128 như trên.

Hành vi này được quy định riêng tại Điều 129 về Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính. Cụ thể, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 01 - 05 năm. Nếu phạm tội làm chết 02 người trở lên thì bị phạt tù từ 05 - 12 năm.

Bên cạnh đó, người phạm tội tại điều 129 còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 - 05 năm.

Những thông tin trên đã giải đáp cho câu hỏi: Thế nào là vô ý làm chết người và Tội vô ý làm chết người bị xử phạt ra sao? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ 1900 6192 để được hỗ trợ.

>> Giết người khi nào thì bị tử hình?

Video liên quan

Chủ Đề