Weak analogy là gì

Loại suy [analogy phép tương tự] là một công cụ mạnh mẽ của lý luận quy nạp. Khi loại suy, chúng ta tiến hành so sánh những điểm tương đồng quan trọng của 2 sự vật hiện tượng để rút ra kết luận. Nếu áp dụng điều này trong việc lý luận, chúng ta đang dùng một thủ pháp gọi là loại suy quy nạp [inductive analogy].

Đây là một ví dụ:

P1: Ngày nay, những con vật nào có răng sắc nhọn thường là loài ăn thịt

Răng cá sấu, một loài bò sát ăn thịt [Ảnh minh họa.]

P2 : Hộp sọ hóa thạch này có những chiếc răng sắc và nhọn

Ảnh minh họa.

C: Đây là hộp sọ của một loài động vật ăn thịt

Chúng ta vừa quan sát hai đặc điểm tương tự nhau, đó là răng của những loài động vật ăn thịt đang tồn tại hiện nay và răng trên một chiếc hộp sọ của một loài vật nào đó đã tuyệt chủng, rồi kết luận rằng, điều gì đúng với những động vật có hàm răng sắc nhọn hiện nay cũng đúng với loài vật đã tuyệt chủng này. Dĩ nhiên, không có gì ĐẢM BẢO ở đây cả, nhưng điều này có KHẢ NĂNG ĐÚNG CAO. Lý luận này mang tính quy nạp. Chúng ta đã chuyển đổi những kết luận từ một tình huống này sang một tình huống khác, dựa trên những đặc tính giống nhau.

Một cách khái quát hơn, lập luận này có thể được viết như sau:

P1 : A và B đều có chung những đặc tính X, Y và Z

P2 : A có đặc tính W

C : B cũng có đặc tính W

Từ đây, chúng ta dễ dàng nhận thấy ngay một hệ quả đó là nếu 2 sự vật hiện tượng sử dụng trong khi loại suy càng có nhiều đặc tính giống nhau, thì khả năng giống nhau về những đặc tính khác càng cao. Nói ngắn gọn hơn, 2 sự vật hiện tượng càng giống nhau, sự dụng phép loại suy càng có hiệu quả.

Dưới đây là một số ví dụ về loại suy mà ta thường bắt gặp trong đời sống hằng ngày

  • Các nguyên tử giống như những hệ mặt trời thu nhỏ, và các electron giống như những hành tinh tí hon.
  • Giống như các hộ gia đình, các quốc gia không nên chi tiêu nhiều hơn những gì họ kiếm được.
  • Những người sử dụng smartphone hiện nay thật giống những con zombies, họ không có nhận thức gì về thế giới xung quanh họ.
  • Tình yêu cũng giống như ly cà phê sữa, có cả cay đắng và ngọt ngào.

Mỗi một ví dụ này đều có thể được sử dụng để hình thành nên một lập luận

Một phép loại suy tồi là phép loại suy sử dụng 2 sự vật hiện tượng khác xa nhau để so sánh. Hãy xem xét ví dụ sau đây:

Án tử hình giống như một ngọn hải đăng. Nếu như hải đăng giúp các con tàu tránh khỏi những vật cản trên biển thì án tử hình giúp ngăn chặn những tội ác nguy hiểm. Chúng ta không biết có bao nhiêu con tàu đã được những ngọn hải đăng cứu sống, vì vậy chúng ta cũng không thể biết được có bao nhiêu hành phi phạm tội nguy hiểm đã được ngăn chặn bởi án tử hình.

Đây có thể coi là một phép loại suy tồi bởi vì một ngọn hải đăng và án tử hình có rất ít điểm chung. [Mặc dù vậy, không phải là không thể tạo ra một lập luận thuyết phục từ 2 sự vật này]

Giờ đây, đã có bằng chứng chứng minh rằng án tử hình không có chút ảnh hưởng nào đến tỉ lệ tội phạm nguy hiểm.

Vì vậy, nếu phép loại suy nào sử dụng 2 sự vật hiện tượng khác xa nhau thì lập luận dựa trên phép loại suy này sẽ có độ thuyết phục rất thấp.

Làm như vậy tức là chúng ta đang mắc phải lỗi ngụy biện LOẠI SUY BỪA, như kiểu lấy táo đem ra so sánh với cam vậy.

Cách tốt nhất để phản biện lại những lập luận loại suy bừa thế này là rút ra những kết luận kì cục từ chính phép loại suy đó. Ví dụ:

A: Tao thấy thú cưng cũng giống như những đứa trẻ con vậy, chúng ta nên cho phép chúng leo lên giường.

B: Nếu như vậy, chúng ta cũng nên dạy những con thú cưng học đọc, học viết hay cho chúng tiền tiêu vặt chứ?

LƯU Ý: Bạn đang đọc bài viết thuộc series khoá học Triết học và tư duy phản biện. Để có thể nắm bắt được tất cả những lợi ích mà khoá học này đem lại, bạn cần kiên nhẫn học tuần tự từ bài đầu tiên. Click vào đây để đọc bài đầu tiên!

Video liên quan

Chủ Đề