Wipo là tổ chức gì

Tổ chức liên chính phủ được thành lập trên cơ sở Công ước stốckhôm ngày 14.7.1967 và là cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc.

Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới đến nay đã có khoảng 110 quốc gia thành viên và Việt Nam đã tham gia tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới từ năm 1986.

Tiền thân của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới là Văn phòng Liên hợp quốc tế về bảo hộ sở hữu trí tuệ được thành lập năm 1893. Mục đích của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới là tăng cường và bảo hộ pháp lý sở hữu trí tuệ trên toàn thế giới thông qua hợp tác quốc tế, bảo đảm sự hợp tác về mặt hành chính của các liên minh được thành lập trên cơ sở các điều ước đa phương (Công ước Pari về bảo hộ sở hữu công nghiệp năm 1883, Thỏa ước Madrid về đăng ký nhãn hiệu hàng hoá năm 1891, Công ước Becnơ về bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật năm 1886); nghiên cứu, soạn thảo các biện pháp bảo hộ quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp.

Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới phối hợp hoạt động với Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) và Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) để

giúp đỡ các nước đang phát triển trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp.

Các cơ quan của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới gồm có đại hội đồng là cơ quan tối cao, bao gồm tất cả các quốc gia thành viên, có nhiệm vụ định ra phương hướng .hoạt động của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới qua các thời kỳ, bổ nhiệm tổng giám đốc và uỷ ban phối hợp với nhiệm vụ tư vấn cho các cơ quan của các liên minh.

WIPO là gì? Đây là tên viết tắt của tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới và được biết là một cơ quan chuyên môn trực thuộc liên hợp quốc với chức năng liên quan tới các hoạt động sở hữu trí tuệ. Vậy tổ chức này có chức năng, hoạt động và cơ cấu như thế nào? Tất cả sẽ được Marketingtrongtamtay chia sẻ với bạn thông qua bài viết dưới đây!

Định nghĩa WIPO là gì?

WIPO là gì trong tiếng Việt? WIPO là từ viết tắt của cụm từ World Intellectual Property Organization, nghĩa là Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới. Công ước thành lập Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới được kí tại Stockholm vào ngày 14/07/1967, có hiệu lực từ ngày 26/04/1970. Vào ngày 17/12/1974, WIPO đã trở thành tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc, có trụ sở đóng tại Geneva, Thụy Sĩ.

Wipo là tổ chức gì

Định nghĩa WIPO – World Intellectual Property Organization (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, tổ chức này đã tồn tại từ năm 1883 và vào năm 1886, cùng với việc thông qua Công ước Berne và Công ước Paris. Năm 1893, hai văn phòng này đã được hợp nhất thành BIRPI, chính là các chữ cái đầu của tên gọi theo tiếng Pháp là Ủy ban quốc tế thống nhất về bảo hộ sở hữu trí tuệ, tổ chức tiền thân của WIPO sau này.

WIPO được thành lập ngày đầu tiên năm 1967 với mục tiêu ban đầu là thúc đẩy hoạt động trí tuệ trên toàn thế giới nhằm đảm bảo lợi ích và phát triển cộng đồng.

Sơ lược tổng quan về Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO:

– Thành lập: 14 tháng 7, 1967

– Trụ sở: Genève, Thụy Sĩ

– Lãnh đạo: Tổng giám đốc Francis Gurry

– Loại hình: Cơ quan chuyên ngành

– Trang web: http://www.wipo.int/

>>> Đọc thêm: WTO là gì? 

Mục tiêu thành lập tổ chức WIPO

Từ việc hiểu được khái niệm WIPO là gì, có thể nói, sự cần thiết phải có một tổ chức quốc tế để quản lý vấn đề sở hữu trí tuệ trên thế giới xuất phát từ bản thân những yếu tố đặc thù của những đối tượng này. Bởi lẽ, quyền sở hữu trí tuệ bị giới hạn bởi yếu tố lãnh thổ, chúng tồn tại và được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ quốc gia theo các quy định của pháp luật nước đó. Tuy nhiên, các sản phẩm trí tuệ chứa đựng những ý tưởng sáng tạo thường dễ dàng và cần phải được truyền bá từ quốc gia này sang quốc gia khác.

Wipo là tổ chức gì

Chức năng và hoạt động

Nhiệm vụ của tổ chức WIPO là gì? WIPO có chức năng thông qua hợp tác quốc tế nhằm thúc đẩy việc sáng tạo, khai thác, truyền bá và bảo hộ các sản phẩm trí tuệ của con người, phục vụ cho sự tiến bộ về kinh tế, văn hóa, xã hội của toàn nhân loại.

Tổ chức sở hữu trí tuệ có vai trò đóng góp vào việc cân bằng giữa một bên là sự khuyến khích tính sáng tạo trên toàn thế giới bằng cách bảo hộ đầy đủ những lợi ích tinh thần và vật chất của người sáng tạo, một bên là bảo đảm sự hợp lý trong việc tiếp cận tới các lợi ích kinh tế, văn hóa – xã hội đem lại từ sự sáng tạo đó.

Cơ cấu tổ chức

Công ước thành lập tổ chức WIPO đã quy định thiết chế này bao gồm bốn cơ quan: Đại hội đồng, Ủy ban điều phối, Hội nghị và Văn phòng quốc tế WIPO (ban thư ký).

  • Đại hội đồng: cơ quan tối cao của WIPO, gồm tất cả những quốc gia là thành viên của WIPO và là thành viên của ít nhất một trong các Liên minh.
  • Hội nghị: gồm tất cả các nước là thành viên của WIPO, dù họ có là thành viên của một trong các Liên minh hay không.
  • Ủy ban điều phối: gồm những quốc gia thành viên của WIPO, đồng thời cũng là thành viên của Ủy ban điều hành của Liên minh Paris hoặc Liên minh Berne hoặc cả hai tổ chức này.
  • Văn phòng quốc tế WIPO (Ban thư ký): đứng đầu cơ quan này chính là Tổng giám đốc.

Sứ mệnh và hoạt động của WIPO

WIPO ra đời và có sứ mệnh giải quyết những thách thức liên quan tới các vấn đề sở hữu trí tuệ trên toàn thế giới gồm quản lý vấn đề liên quan tới hệ thống bằng sáng chế và bản quyền quốc tế nhằm giảm khoảng cách giữa các nước đang phát triển với nhau.

Ngoài ra WIPO còn là một diễn đàn toàn cầu về các dịch vụ cũng như chính sách về sở hữu trí tuệ cụ thể như:

  • WIPO cung cấp dịch vụ về đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng như tranh chấp về sở hữu trí tuệ ở phạm vi quốc tế giúp tiết kiệm thời gian, chi phí
  • WIPO cung cấp hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin phong phú, đa dạng về sở hữu trí tuệ và phục vụ nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu của mọi đối tượng
  • WIPO thường xuyên có hoạt động trao đổi, hợp tác với các nước thành viên và các tổ chức trong chính phủ nhằm hỗ trợ, thúc đẩy, bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ để tạo động lực phát triển kinh tế xã hội.
  • WIPO xây dựng hệ thống cơ quan điều hành và ủy ban chuyên môn tạo điều kiện cho các nước thành viên có cơ hội trao đổi, thảo luận.

Tầm quan trọng của việc thành lập WIPO

Như chúng ta đã biết thì sở hữu trí tuệ thường bị giới hạn quyền và pháp lý bởi yếu tố lãnh thổ và nó tồn tại và được thực thi theo luật lệ ở mỗi quốc gia. Hơn nữa thì các sản phẩm trí tuệ còn chứa đựng các ý tưởng sáng tạo và dễ bị sao chép sang các quốc gia, vùng lãnh thổ khác. Vì thế, việc thành lập ra tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO là điều vô cùng cần thiết.

WIPO được thành lập ra vì tính cấp thiết phải có tổ chức quốc tế quản lý, giải quyết các vấn đề về sở hữu trí tuệ. Đa phần, tên của hiệu ước được lấy từ địa điểm mà hiệp ước đó được kí kết ví dụ như công ước Paris, Công ước Berne,… WIPO được lập ra để quản lý các hiệu ước này.

Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản về khái niệm WIPO là gì cũng như vai trò và cơ cấu của tổ chức này. Mong rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích khi bạn đang tìm hiểu về tổ chức WIPO. Có thể thấy, vấn đề sở hữu trí tuệ là điều vô cùng quan trọng và liên quan trực tiếp tới quyền sáng chế và khẳng định bản quyền của tác giả. Sự ra đời của tổ chức WIPO là vô cùng cần thiết vì nó góp phần thực hiện, giám sát các nước thành viên trong việc thực hiện nghiêm túc vấn đề sở hữu trí tuệ cho mọi người.