Xuất khẩu tư bản trực tiếp là gì

Câu 1. Xuất khẩu tư bản ? Nguyên nhân, các hình thức và biểu hiện mới ?- Xuất khẩu hàng hóa là mang hàng hóa ra nước ngoài để thực hiện giá trị và giá trị thặng dư.- Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài [đầu tư tư bản ra nước ngoài] nhằm mục đích chiếm đoạt giá trị thặng dư ở các nước nhập khẩu tư bản đó.1. Xuất khẩu tư bản: nguyên nhân, bản chất và các hình thứca. Nguyên nhân của xuất khẩu tư bản- Ở các nước tư bản có hiện tượng "thừa tư bản". “Thừa tư bản” ở đây có nghĩa là tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm xuống do cấu tạo hữu cơ [c/v] của tư bản ngày càng tăng.- Nhiều nước lạc hậu về kinh tế bị lôi cuốn vào sự giao lưu kinh tế thế giới nhưng lại rất thiếu tư bản, giá ruộng đất tương đối thấp, tiền lương thấp, nguyên liệu rẻ, nên tỷ suất lợi nhuận cao, rất hấp dẫn đầu tư tư bản.- Thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng lớn.b. Bản chất của xuất khẩu tư bản:Xuất khẩu tư bản là hình thức bóc lột nhiều tầng của CNTB:- Tư bản mà các nhà tư bản xuất khẩu ra nước ngoài vốn là một bộ phận giá trị thặng dư, lao động quá khứ của người công nhân chính quốc bị nhà tư bản bóc lột được biến thành phương tiện để tiếp tục bóc lột giai cấp công nhân ở các nước nhập khẩu tư bản,- Khi tiếp nhận đầu tư, các quốc gia nhập khẩu tư bản phải tạo môi trường đầu tư thuận lợi với nhiều ưu đãi về thuế, sử dụng đất, mua công nghệ, chuyển lợi nhuận và hồi hướng vốn- Tuy nhiên, dòng xuất khẩu tư bản chứa đựng nhiều yếu tố tạo tiền đề cần thiết cho CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân như: vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý sản xuất,… → hầu hết các quốc gia đang phát triển chấp nhận bóc lột của xuất khẩu tư bản.1c. Hình thức xuất khẩu TB:+ Xuất khẩu tư bản trực tiếp [FDI]: là hình thức xuất khẩu tư bản để xây dựng những xí nghiệp mới hoặc mua lại những xí nghiệp đang hoạt động ở nước nhận đầu tư, trực tiếp kinh doanh thu lợi nhuận biến nó thành một chi nhánh của công ty mẹ ở chính quốc. Các xí nghiệp mới hình thành thường tồn tại dưới dạng hỗn hợp song phương hoặc đa phương, nhưng cũng có những xí nghiệp toàn bộ vốn của công ty nước ngoài.VD: Năm 1982 FDI trên toàn thế giới là 57 tỷ USD thì 1990 là 202 tỷ, 2000 là 1271 tỷ. Riêng với nước ta đến cuối năm 2003 thu hút được 41 tỷ USD FDI.Tính đến ngày 15/12/2011, Việt Nam có 13.667 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 198 tỷ USD, trong đó công nghiệp và xây dựng chiếm 54%. Singapore là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký 24 tỷ USD, tiếp theo lần lượt là Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan. Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI với 32,67 tỷ USD còn hiệu lực, tiếp theo là Bà Rịa-Vũng Tàu, Hà Nội, Đồng Nai và Bình Dương.Kinh tế toàn cầu suy thoái đã ảnh hưởng nhiều đến việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài [FDI] của nhiều nước trên thế giới và Việt Nam cũng không thoát khỏi khó khăn này. Nhiều chủ đầu tư xin dừng thực hiện dự án, nhiều dự án lớn khác trong ngành sắt thép, bất động sản, công nghiệp cũng không được triển khai. Ngược lại, trong lúc khó khăn này vẫn có nhiều nhà đầu tư quyết tâm đẩy nhanh việc triển khai dự án đầu tư hoặc tìm kiếm các đối tác khác để cùng nhau phát triển dự án đang thực hiện dở dang: Tập đoàn điện tử Samsung của Hàn Quốc là một trong số ít nhà đầu tư triển khai dự án đúng theo kế hoạch. Hiện dự án nhà máy sản xuất điện thoại di động có vốn đầu tư 670 triệu đô la Mỹ này, đặt tại khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, đã đi vào sản xuất; tập đoàn Sparton của Mỹ chuyên sản xuất các sản phẩm điện tử, điện cơ phục vụ cho ngành hàng không, vận tải, viễn thông, công nghiệp và công nghiệp y tế, khẳng định sẽ tiếp tục mở rộng và tăng sản xuất ở Việt Nam sau bốn năm hoạt động tại khu công nghiệp Việt Nam - Singapore [VSIP], tỉnh Bình Dương; Công ty TNHH Sản phẩm công nghiệp Toshiba Asia thuộc tập đoàn Toshiba [Nhật Bản] đã khởi công 2nhà máy sản xuất các động cơ tại khu công nghiệp Amata, tỉnh Đồng Nai, với quy mô vốn đầu tư lên đến 77 triệu đô la Mỹ. Tương tự, tập đoàn GE Energy [Mỹ] cũng vừa cho khởi công xây dựng nhà máy sản xuất tua bin phát điện bằng sức gió tại khu công nghiệp Nomura, Hải Phòng.+ Xuất khẩu tư bản gián tiếp [FPI]: là hình thức xuất khẩu tư bản được thực hiện dưới hình thức cho chính phủ, thành phố, hay một ngân hàng ở nước ngoài vay tư bản tiền tệ có thu lãi.d. Chủ thể xuất khẩu tư bản: Thực hiện các hình thức xuất khẩu tư bản trên, xét về chủ sở hữu tư bản, có thể phân tích thành xuất khẩu tư bản tư nhân và xuất khẩu tư bản nhà nước.+ Xuất khẩu tư bản nhà nước là nhà nước tư bản độc quyền dùng nguồn vốn từ ngân quỹ của mình để đầu tư vào nước nhập khẩu tư bản; hoặc viện trợ có hoàn lại hay không hoàn lại, để thực hiện những mục tiêu về kinh tế, chính trị và quân sự về kinh tế, xuất khẩu tư bản nhà nước thường hướng vào các ngành thuộc kết cấu hạ tầng để tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư của tư bản tư nhân. Nhà nước tư bản viện trợ không hoàn lại cho nước nhập khẩu tư bản để ký được những hiệp định thương mại và đầu tư có lợi Về chính trị, viện trợ của nhà nước tư sản thường nhằm duy trì và bảo vệ chế độ chính trị “thân cận”, đã bị lung lay ở các nước nhập khẩu tư bản, tăng cường sự phụ thuộc của các nước đó vào các nước đế quốc, thực hiện chủ nghĩa thực dân mới, tạo điều kiện cho tư nhân xuất khẩu tư bản.Về quân sự, viện trợ của tư bản nhà nước nhằm lôi kéo các nước phụ thuộc vào khối quân sự hoặc buộc các nước nhận viện trợ phải cho các nước xuất khẩu lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình + Xuất khẩu tư bản tư nhân là hình thức xuất khẩu tư bản do tư nhân thực hiện. Hình thức này có đặc điểm cơ bản là nó thường được đầu tư vào những ngành kinh tế có vòng quay tư bản ngắn và thu được lợi nhuận độc quyền cao, dưới hình thức các hoạt động cắm nhánh của các công ty xuyên quốc gia.2. Vai trò và biểu hiện mới của xuất khẩu tư bản3a. Vai trò của xuất khẩu tư bản:- Đối với nước xuất khẩu:+ Giải quyết được mâu thuẫn trong nội bộ nền kinh tế của nước xuất khẩu [tìm nơi đầu tư có tỷ suất lợi nhuận cao, bán được hàng hóa, mở rộng thị trường, giảm thiểu nguy cơ khủng hoảng]+ Bành trướng được vị thế trong điều kiện cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt. Việc xuất khẩu tư bản là sự mở rộng quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra nước ngoài, là công cụ chủ yếu để bành trướng sự thống trị, bóc lột, nô dịch của tư bản tài chính trên phạm vi toàn thế giới.- Đối với nước nhập khẩu tư bản:+ Phát triển LLSX [trình độ người lao động, TLSX]+ Cơ cấu đầu tư lớn lên => cơ cấu nền kinh tế thay đổi => cơ cấu ngành nghề, việc làm, thu nhập, tiêu dùng thay đổi,…+ Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, chiến lược sản xuất của nền kinh tế.+ Tập trung sản xuất lớn: hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu dân cư, đô thị lớn+ Mặt trái: nếu không tự chủ về mặt kinh tế sẽ dẫn đến sự lệ thuộc, phụ thuộc vào nền kinh tế nước ngoài, kinh tế trong nước phát triển mất cân đối, ảnh hưởng về tâm lý, thói quen tiêu dùng mới, ô nhiễm môi trường,…b. Những biểu hiện mới của xuất khẩu TB- Trước kia, luồng TB xuất khẩu chủ yếu từ các nước TB phát triển sang các nước kém phát triển [chiếm tỷ trọng trên 70%] thì những thập kỷ gần đây, đại bộ phận dòng đầu tư chảy qua lại giữa các nước TB phát triển với nhau. Tỷ trọng xuất khẩu giữa 3 trung tâm TBCN tăng nhanh, đặc biệt dòng chảy theo hướng từ Nhật Bản vào Mỹ và Tây Âu, cũng như từ Tây Âu chảy sang Mỹ làm cho hướng xuất khẩu TB vào các nước đang phát triển giảm mạnh [1996 chỉ còn 16,8%, hiện nay khoảng 30%]. Sở dĩ có sự chuyển hướng đầu tư như vậy là do:4+ Cuộc CM KH-KT- công nghệ đã tạo ra những biến đổi nhảy vọt trong sự phát triển LLSX. Đầu những năm 80 của thế kỷ 20 những ngành mũi nhọn ra đời: công nghệ sinh học, chế tạo vật liệu mới, bán dẫn, vi điện tử, vũ trụ…tạo ra nhu cầu đầu tư hấp dẫn vì thời gian đầu tạo ra lợi nhuận siêu ngạch lớn.+ Việc tiếp nhận kỹ thuật mới chỉ diễn ra ở các nước TB phát triển vì ở các nước đang phát triển không có kết cấu hạ tầng phù hợp, tình hình chính trị kém ổn định, tỷ suất lợi nhuận của tư bản đầu tư không còn cao hơn trước… [Trước đây, Mỹ là một nước đầu tư lớn nhất thì nay trở thành nước nhận đầu tư lớn nhất. Trước tình hình đó, nhiều nhà lý luận tư sản cho rằng, xuất khẩu TB không còn là thủ đoạn và phương tiện mà các nước giàu dùng để bóc lột các nước nghèo. Theo họ, xuất khẩu TB đã trút bỏ bản chất cũ của nó và trở thành hình thức hợp tác cùng có lợi trong mối quan hệ quốc tế. Sự hợp tác này diễn ra chủ yếu giữa các nước TB phát triển với nhau. Đó là quan niệm hoàn toàn sai lầm].Sự biến động về địa bàn và tỷ trọng đầu tư của các nước TB phát triển không làm cho đặc điểm và bản chất của xuất khẩu TB thay đổi, mà chỉ làm cho hình thức và xu hướng của xuất khấu TB thêm phong phú và phức tạp hơn. Một là, sự xuất hiện các ngành mới có hàm lượng KH - KT cao ở các nước TB phát triển bao giờ cũng dẫn đến cấu tạo hữu cơ của TB tăng cao và điều đó tất yếu dẫn đến tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm xuống. Hiện tượng thừa TB tương đối, hệ quả của sự phát triển đó là không tránh khỏi. Hai là, sự phát triển mạnh mẽ những thiết bị và quy trình công nghệ mới đã dấn đến sự loại bỏ các thiết bị và công nghệ ít hiện đại hơn ra khỏi quá trình SX trực tiếp [do bị hao mòn hữu hình và vô hình]. Đối với nền KT của thế giới đang phát triển thì những TLSX này rất có ích và vẫn là kỹ thuật mới mẻ. Nhằm mục đích thu lợi nhuận ĐQ cao, các tập đoàn TB độc quyền đưa các thiết bị đó sang các nước đang phát triển dưới hình thức chuyển giao công nghệ. Rõ ràng, khi CNTB còn tồn tại thì xuất khẩu TB từ các nước TB phát triển sang các nước đang phát triển là điều không tránh khỏi. Xét trong một giai đoạn phát triển nhất định, có thể diễn ra sự thay đổi tỷ trọng TB đầu 5tư vào khu vực này hay khu vực khác của thế giới, nhưng phân tích một thời kỳ dài hơn ở quy mô thế giới cho thấy, xuất khẩu TB vẫn là vũ khí chủ yếu mà TB độc quyền sử dụng để bành trướng ra nước ngoài. Tình trạng nợ nần của các nước đang phát triển ở châu Á, Phi và Mỹ Latinh là thực tế chứng minh cho kết luận trên.- Chủ thể xuất khẩu TB có sự thay đổi lớn, trong đó, vai trò của các công ty xuyên quốc gia [TNCs] trong xuất khẩu TB ngày càng to lớn. Đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài [FDI]. Chẳng hạn, vào những năm 90, các TNCs đã chiếm tới 90% luồng vốn FDI. Mặt khác, đã xuất hiện nhiều chủ thể xuất khẩu TB từ các nước đang phát triển, mà nổi bật là các NIE châu Á.[Để nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, các công ty xuyên quốc gia đã biến các chi nhánh của mình thành một bộ phận cấu thành của khối KT mới: EU, NAFTA nhằm tránh đòn thuế quan nặng của các đạo luật bảo hộ. Nhật và Tây Âu đã tích cực đầu tư vào thị trường Mỹ bằng cách đó].- Hình thức xuất khẩu TB đa dạng, có sự đan xen giữa xuất khẩu TB và xuất khẩu hàng hóa tăng lên.Chẳng hạn, trong đầu tư trực tiếp xuất hiện hình thức mới như:BOT [Hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao]BTO [Hợp đồng xây dựng-chuyển giao-kinh doanh]BT [Hợp đồng xây dựng-chuyển giao]Sự xuất hiện xuất khẩu TB với các hợp đồng buôn bán hàng hóa dịch vụ, chất xám không ngừng tăng lên.- Sự áp đặt mang tính chất thực dân trong xuất khẩu TB đã được gỡ bỏ dần và nguyên tắc cùng có lợi được đề cao. Xuất khẩu TB luôn thể hiện kết quả hai mặt. Một mặt, nó làm cho quan hệ TBCN được phát triển và mới rộng ra rên địa bàn quốc tế, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình PCLĐ và quốc tế hoá đời sống KT của nhiều nước, là một trong những nhân tố cực kỳ quan trọng tác động từ bên ngoài vào làm cho quá trình CNH ở các nước nhập khẩu TB phát triển nhanh chóng. Song, mặt khác, xuất khẩu TB cũng để lại cho các quốc gia nhập khẩu TB những hậu quả nặng nề như: nền KT phát triển mất cân đối và lệ thuộc, nợ nần 6chồng chất, do bị bóc lột quá nặng nề… Lợi dụng mặt tích cực của xuất khẩu TB, nhiều nước đã mở rộng việc tiếp nhận đầu tư để đẩy mạnh quá trình CNH ở nước mình. Vấn đề đặt ra là phải biết vận dụng mềm dẻo, linh hoạt nguyên tắc cùng có lợi, lựa chọn phương án thiết thực để khai thác nguồn lực quốc tế có hiệu quả.7Câu 2. Những biểu hiện mới của TB Tài chính ? Ý nghĩa của việc nghiên cứu TB Tài chính ?1. Nguồn gốc và bản chất của tư bản tài chínha. Nguồn gốc của tư bản tài chínhSong song với qúa trình tích tụ và tập trung sản xuất, thì trong ngành ngân hàng cũng diễn ra một quá trình tương tự → Hình thành các tổ chức độc quyền ngân hàng.- Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành các tổ chức độc quyền ngân hàng:+ Do yêu cầu của các tổ chức độc quyền công nghiệp:• Các tổ chức độc quyền trong công nghiệp mang lại lợi nhuận độc quyền công nghiệp cao => tiền tệ tạm thời nhàn rỗi lớn => gửi vào ngân hàng kiếm lợi nhuận => quy mô kinh doanh của ngân hàng lớn lên.• Đồng thời, do sự phát triển của khoa học công nghệ, các tổ chức độc quyền công nghiệp cần một lượng vốn khổng lồ để nghiên cứu, ứng dụng triển khai vào sản xuất => đòi hỏi ngân hàng phải có lượng tư bản khổng lồ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất.+ Do yêu cầu của chính các ngân hàng:• Do quá trình tích tụ và tập trung tư bản lớn => quy mô vốn của ngân hàng tăng lên, hình thành những ngân hàng lớn => độc quyền• Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng với nhau => kẻ thắng người thua => độc quyền.- Sự ra đời của các tổ chức độc quyền ngân hàng đã làm thay đổi vai trò của ngân hàng: Từ chỗ là trung gian trong việc thanh toán và tín dụng, nay do nắm được phần lớn tư bản tiền tệ trong xã hội, ngân hàng đã có quyền lực vạn năng chi phối các hoạt động kinh tế xã hội:Các tổ chức độc quyền ngân hàng cho các tổ chức độc quyền công nghiệp vay và nhận gửi số tiền lớn của các tổ chức độc quyền công nghiệp 8trong một thời gian dài, nên lợi ích của chúng quyện chặt vào nhau. Hai bên đều quan tâm đến hoạt động của nhau, tìm cách thâm nhập vào nhau, hình thành nên TB tài chính.- Khái niệm: TB tài chính là sự thâm nhập và dung hợp vàp nhau giữa TB độc quyền trong ngân hàng và TB độc quyền trong công nghiệp.b. Bản chất của tư bản tài chínhDo nắm được phần lớn tư bản tiền tệ và tư bản sản xuất của xã hội, tư bản tài chính khống chế được hoạt động của nền kinh tế một quốc gia → khống chế về chính trị, biến nhà nước tư sản thành công cụ phục vụ lợi ích cho một nhóm nhỏ các nhà tư bản tài chính → quyết định đường lối chính trị, ngoại giao, quân sự của một nước, quyết định chiến tranh và hoà bình của một quốc gia với các nước khác → tư bản tài chính được gọi là bọn đầu sỏ tài chính.Đầu sỏ tài chính thiết lập sự thống trị của mình thông qua chế độ tham dự. Thực chất của chế độ tham dự là một nhà tài chính lớn, hoặc một tập đoàn tài chính nhờ có số cổ phiếu khống chế mà nắm được một công ty lớn nhất với tư cách là công ty gốc [hay là “công ty mẹ”]; công ty này lại mua được cổ phiếu khống chế, thống trị được công ty khác, gọi là “công ty con”; “công ty con” đến lượt nó lại chi phối các “công ty cháu” cũng bằng cách như thế Nhờ có chế độ tham dự và phương pháp tổ chức tập đoàn theo kiểu móc xích như vậy, bằng một lượng tư bản đầu tư nhỏ, các nhà tư bản độc quyền tài chính có thể khống chế và điều tiết được một lượng tư bản lớn gấp nhiều lần. Như vậy chỉ bằng một số TB nhất định một đầu sỏ tài chính có thể chi phối được những lĩnh vực sản xuất → tập đoàn tư bản tài chính ra đời.Ngoài “Chế độ tham dự”, đầu sỏ tài chính còn sử dụng những thủ đoạn như: lập công ty mới, phát hành trái khoán, kinh doanh công trái, đầu cơ chứng khoán ở sở giao dịch, đầu cơ ruộng đất để thu được lợi nhuận độc quyền cao.- Thống trị về kinh tế là cơ sở để bọn đầu sỏ tài chính thống trị về chính trị và các mặt khác. Về mặt chính trị, bọn đầu sỏ tài chính chi phối mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước, biến nhà nước tư sản thành công cụ phục vụ lợi ích cho chúng. Sự thống trị của bọn tài phiệt đã làm nảy sinh chủ nghĩa 9phát xít, chủ nghĩa quân phiệt và nhiều thứ chủ nghĩa phản động khác, cùng chạy đua vũ trang gây chiến tranh xâm lược để áp bức, bóc lột các nước đang phát triển và chậm phát triển.2. Biểu hiện mới của Tư bản tài chính - Hình thành các tập đoàn tư bản tài chính: mua lại và sáp nhập trở thành công cụ cơ bản để các cty xuyên quốc gia khổng lồ chiếm lĩnh và khai thác thị trường thế giớiSự thay đổi diễn ra ngay trong quá trình liên kết và thâm nhập vào nhau giữa tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp. Ngày nay, phạm vi liên kết được mở rộng ra nhiều ngành, do đó các tập đoàn tài chính thường tồn tại dưới hình thức những tổ hợp đa dạng kiểu công - nông - thương - tín - dịch vụ hay công nghiệp - quân sự - dịch vụ quốc phòng. - Cơ chế thống trị và tác nghiệp của tư bản tài chính hiện đại: phạm vi hoạt động của các tập đoàn tài chính mở rộng từ lĩnh vực sản xuất, lưu thông phân phối sản phẩm sang lĩnh vực tiêu dùng, bảo hiểm tạo mối quan hệ ràng buộc liên tục và kéo dài giữa người lao động vào tư bản; quyền sở hữu tách rời quyền quản lý và sử dụng tư bản tạo điều kiện tăng tính xã hội hoá của tư bản Nội dung của sự liên kết cũng đa dạng hơn, tinh vi hơn, phức tạp hơn. Vai trò kinh tế và chính trị của tư bản tài chính ngày càng lớn, không chỉ trong khuôn khổ quốc gia mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ tới các nước khác trên thế giới .Các tập đoàn tư bản tài chính đã thành lập các ngân hàng đa quốc gia và xuyên quốc gia, tạo điều kiện cho các công ty xuyên quốc gia thâm nhập vào các nước khác, đặc biệt là Ngân hàng Thế giới [World Bank] và Quỹ tiền tệ quốc tế [International Monetary Fund]. Hoạt động của các tập đoàn tài chính quốc tế đã dẫn đến sự ra đời các trung tâm tài chính của thế giới như Nhật Bản, Mỹ, Cộng hoà Liên bang Đức, Hồng Kông, Singapore…10Câu 9. Nguyên nhân ra đời và bản chất của CNTB độc quyền nhà nước? Phân tích quan điểm của Lênin “Chủ nghĩa TB độc quyền nhà nước là sự chuẩn bị đầy đủ nhất những tiền đề vật chất của CNXH” ?1. Nguyên nhân ra đời và bản chất của CNTB ĐQNN*/ Khái niệm: CNTB độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền với sức mạnh của nhà nước tư sản thành một cơ chế thống nhất nhằm làm giàu cho các tổ chức độc quyền và duy trì sự thích ứng của quan hệ sản xuất TBCN trước sự phát triển không ngừng của LLSX do cuộc cách mạng khoa học - công nghệ thúc đẩy.a. Nguyên nhân ra đời của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước*/ Nguyên nhân kinh tế:- Sự tích tụ và tập trung tư bản ngày càng lớn thì tích tụ và tập trung sản xuất ngày càng cao, do đó đẻ ra những cơ cấu kinh tế to lớn, đòi hỏi một sự điều tiết xã hội đối với sản xuất và phân phối, một sự kế hoạch hoá tập trung từ một trung tâm. Nói cách khác, sự phát triển cao hơn nữa của trình độ xã hội hóa LLSX mâu thuẫn với gay gắt với hình thức chiếm hữu tư nhân TBCN đòi hỏi có 1 hình thức mới của QHSX để LLSX có thể tiếp tục phát triển trong điều kiện còn sự thống trị của CNTB => dẫn đến yêu cầu khách quan là nhà nước phải đại biểu cho toàn xã hội quản lý nền sản xuất. Nhà nước phải dùng các công cụ khác nhau để can thiệp, điều tiết nền kinh tế.- Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đòi hỏi 1 lượng vốn khổng lồ, do đó để đáp ứng được yêu cầu về vốn các tổ chức độc quyền phải câu kết với nhà nước. Ngược lại, thấy được lợi ích của cách mạng khoa học công nghệ, nhà nước cũng cần phải liên kết với các tổ chức độc quyền để triển khai và ứng dụng khoa học công nghệ.- Đến CNTBĐQ, cơ chế tác động vào nền kinh tế là cạnh tranh và độc quyền do đó đòi hỏi nhà nước phải can thiệp vào nền kinh tế => hình thành CNTBĐQNN11- Nhà nước tư sản đi trước một bước để ký kết các hiệp định, viện trợ phát triển cho các quốc gia đang và chậm phát triển, tạo môi trường cứng và mềm để các nhà tư bản tăng cường buôn bán và đầu tư ra nước ngoài.- Xu thế toàn cầu hóa là tất yếu khách quan nhưng nó cũng làm gia tăng sự bành trướng của các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia. Sự bành trướng của các công ty này vấp phải hàng rào dân tộc và xung đột lợi ích với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường thế giới => Đòi hỏi có sự điều tiết các quan hệ chính trị, kinh tế quốc tế của nhà nước tư sản. */ Nguyên nhân chính trị - xã hội - Cuộc chiến tranh đế quốc đã thúc đẩy nhà nước tư sản và các tổ chức độc quyền liên kết với nhau.- Sự thống trị của độc quyền đã làm sâu sắc thêm sự đối kháng giai cấp giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản và nhân dân lao động. Nhà nước phải có chính sách để tạm thời xoa dịu và giải quyết những mâu thuẫn đó: Trợ cấp thất nghiệp, điều tiết thu nhập quốc dân, phát triển phúc lợi xã hội,… - Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc mới ra đời và các nước đế quốc già dẫn đến nhà nước tư sản phải liên kết với các tổ chức độc quyền để khắc phục những mâu thuẫn đó.- Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước trên thế giới phát triển mạnh mẽ dẫn đến sự ra đời của hàng loạt những quốc gia độc lập ở Châu Á, Phi, Mỹ la tinh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thi hành chủ nghĩa thực dân mới, cuộc đấu tranh chống CNXH cũng đòi hỏi sự can thiệp trực tiếp của nhà nước => thúc đẩy quá trình chuyển biến CNTBĐQ sang CNTB ĐQNN.- Sự phát triển của phân công lao động xã hội đã làm xuất hiện một số ngành mà các tổ chức độc quyền tư bản tư nhân không thể hoặc không muốn kinh doanh vì đòi hỏi một tầm nhìn chiến lược cao, đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm và ít lợi nhuận [nhất là với những ngành thuộc kết cấu hạ tầng như năng lượng, giao thông vận tải, giáo dục, nghiên cứu khoa học cơ bản, bảo vệ môi trường ]. Nhà nước tư sản đảm nhiệm kinh doanh những ngành đó, tạo điều kiện cho các tổ chức độc quyền tư nhân kinh doanh các ngành khác có lợi hơn → vai trò kinh tế của nhà nước được mở rộng.12- Sự tích tụ và tập trung tư bản cao dẫn đến mâu thuẫn giữa các tổ chức độc quyền với nhau, mâu thuẫn giữa tư bản độc quyền với các tổ chức kinh doanh vừa và nhỏ… trở nên gay gắt cần có sự điều tiết, can thiệp của nhà nước….Như vậy CNTB độc quyền nhà nước không phải là một chế độ kinh tế mới so với CNTB, lại càng không phải chế độ tư bản mới so với CNTB độc quyền. CNTB độc quyền nhà nước chỉ là CNTB độc quyền có sự can thiệp, điều tiết của nhà nước về kinh tế, là sự kết hợp sức mạnh của tư bản độc quyền với sức mạnh của nhà nước về kinh tế.b. Bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước- Sự liên kết giữa nhà nước tư sản và các tổ chức độc quyền khiến cho sức mạnh của các tổ chức độc quyền nhân lên gấp bội. Sự kết hợp này là một tất yếu khách quan giữa kinh tế [tổ chức độc quyền] và chính trị [bộ máy nhà nước tư sản]. Ở đây, nhà nước trở thành 1 tập thể tư bản khổng lồ là chủ sở hữu của những xí nghiệp, tiến hành kinh doanh, bóc lột lao động làm thuê như một nhà tư bản thông thường. Nhà nước phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền, điều này phù hợp với bản chất của nhà nước, là công cụ phục vụ lợi ích cho giai cấp thống trị, ở đây là phục vụ lợi ích cho một nhóm nhỏ những nhà đại tư bản.- Vai trò kinh tế của nhà nước được mở rộng ra và trở thành nhân tố trực tiếp bảo đảm cho quá trình tái sản xuất TBCN diễn ra trôi chảy trong điều kiện bùng nổ cách mạng khoa học - công nghệ và quá trình tư bản hoá kinh tế mở rộng.- Sự kết hợp giữa các tổ chức độc quyền với nhà nước tư sản hình thành một hệ thống các thể chế và thiết chế kinh tế thống nhất, vừa bảo đảm lợi ích cho các tổ chức độc quyền vừa duy trì được sự thích ứng của quan hệ sản xuất TBCN với sự phát triển không ngừng của LLSX.Như vậy, CNTB ĐQNN là hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất TBCN trước sự phát triển mạnh mẽ của LLSX cả về trình độ và tính chất xã hội hóa nhằm duy trì sự tồn tại của CNTB, làm cho CNTB thích nghi với những điều kiện lịch sử mới. Đó là bản chất của CNTB ĐQNN.132. Vai trò của CNTB độc quyền nhà nước đối với vận mệnh lịch sử của CNTBa. CNTB ĐQ nhà nước tạm thời làm dịu mâu thuẫn của quá trình TSX XH của TB nhưng lại mở rộng quy mô và làm sâu sắc thêm mâu thuẫn cơ bản của CNTB- Những biện pháp điều tiết quá trình TSX XH của nhà nước đã tác dụng ít nhiều đối với việc làm dịu những mâu thuẫn vốn có của nền SX TBCN:Một là, việc SX có tổ chức, có kế hoạch trong các xí nghiệp TBCN không còn đối lập gay gắt với tình trạng vận động tự phát, rối loạn vô chính phủ của toàn bộ nền SX XH.Nhà nước tư sản đã sử dụng các phươg tiện thông tin, kỹ thuật hiện đại để thu thập tình hình SXKD, tiêu thụ hàng hóa và xử lý kịp thời bằng hệ thống công cụ, giải pháp hành chính và chính sách KT đồng bộ nhằm ngăn ngừa kịp thời, có hiệu quả những mất cân đối gây ra các cú sốc KT và định hướng sự vận động của nền KT vào các mục tiêu KT-XH. Tuy các chương trình và kế hoạch KT không mang tính pháp lệnh, song nó có tác dụng chỉ đường, hướng dẫn các xí nghiệp đi vào quỹ đạo vận động chung của nền KT. Nhờ đó mà mâu thuẫn giữa sự mở rộng SX và giới hạn chật hẹp của thị trường đã dịu bớt tính gay gắt.Hai là, từ sau chiến tranh TG 2, các chương trình phát triển KH-KT-Cnghệ của nhà nước làm cho trình độ của người lao động được nâng cao, NSLĐ tăng. Thêm vào đó là chính sách điều tiết qua thuế thu nhập và thực hiện các chương trình bảo đảm XH toàn diện đã làm tính đối kháng giai cấp dịu bớt.Ba là, quá trình toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng buộc các quốc gia phải giải quyết những vấn đề chung như: hiểm họa của chiến tranh TG, ô nhiễm môi trường, tệ nạn XH, cũng như các cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ.Trong những không gian và thời gian nhất định, những mâu thuẫn vốn có đó đã giảm mức độ gay gắt của các cuộc khủng hoảng kinh tế đã có xu hướng dịu đi, đặc biệt là mức độ thiệt hại mà chúng gây ra trong phạm vi một 14nước không lớn như thời kỳ trước Chiến tranh TG 2. Các chỉ số kinh tế cơ bản vẫn bảo đảm ở mức độ có thể chấp nhận được. Chẳng hạn, tốc độ tăng GDP của các nước TB phát triển ở mức 2,9 % [thời kỳ 1982-1990], 1-2% thời kỳ 1991 – 1999. Cũng trong thời kỳ đó lạm phát ở mức 5,5% và 1,1 – 2,8%, thất nghiệp 6,9% và 6-7%. Năng suất lao động 3,3% và 1,0 – 3%, cán cân ngoại thương tăng [1998: 65 tỷ USD, 1999: 4,2 tỷUSD][5].Từ đó nảy sinh nhiều ảo tưởng về “CNTB điều tiết”, “CNTB không có khủng hoảng”.Thực tế CNTB ĐQ nhà nước là một hình thức vận động mới của QHSX TBCN cao hơn với thời kỳ tư bản tự do cạnh tranh thống trị,chứ không phải là một sự thay đổi về chất. Do đó, các quy luật vốn có của CNTB không bị thủ tiêu mà chỉ có những biểu hiện mới. Khủng hoảng kinh tế, lạm phát, thất nghiệp và những căn bệnh của chủ nghĩa tư bản vẫn tồn tại từ sau Chiến tranh TG 2 đến nay, CNTB đã trải qua 5 cuộc khủng hoảng chu kỳ: 1948 -1949; 1957-1958; 1969-1972; 1980-1982; 1991-1992; 1997-1998; cùng với các cuộc khủng hoảng đó cuộc khủng hoảng trung gian: 1953-1954; 1960-1961; 1966-1967; 1974-1975, khủng hoảng năng lượng và cơ cấu, khủng hoảng môi trường. Tốc độ phát triển kinh tế lên xuống bấp bênh và trì trệ đi liền với lạm phát [… thất nghiệp, nghèo khổ, phân cực xã hội vấn là căn bệnh không tránh khỏi].- Có thể nói, sự điều tiết của CNTB ĐQ nhà nước đối với quá trình TSX có tác dụng làm dịu những mâu thuẫn vốn có của quá trình TSX và trong chừng mực nhất định còn có tác dụng kích thích SX phát triển. Song, nó lại tạo ra những mâu thuẫn mới, làm cho mâu thuẫn vốn có phát triển với quy mô rộng lớn hơn, có lúc gay gắt hơn và ngày càng mang tính toàn cầu. Điều đó cũng thể hiện rõ việc bành trướng quốc tế của các công ty xuyên quốc gia dưới sự điều tiết quá trình KT đối ngoại của CNTB ĐQ nhà nước và trong những biện pháp điều tiết của CNTB ĐQ nhà nước quốc tế. Trong quá trình điều tiết này, mâu thuẫn cơ bản được quốc tế hoá, làm cho mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư bản độc quyền quốc tế, giữa các nước đế quốc với các nước đang phát triển, giữa các nước đế quốc với nhau có lúc trở nên hết sức gay gắt.15Tuy nhiên, đứng về mặt kinh tế - kỹ thuật, các biện pháp điều tiết quá trình TSX của CNTB ĐQ nhà nước là những biện pháp mang tính tất yếu trong điều kiện LLSX phát triển cao độ. Đó là những bài học kinh nghiệm trong việc quản lý kinh tế thị trường trên tầm vĩ mô.b. Phân tích quan điểm của Lênin: “CNTB ĐQ nhà nước là sự chuẩn bị tiền đề vật chất đầy đủ nhất cho CNXH”- Sự ra đời của CNTB ĐQ nhà nước thúc đẩy quá trình sở hữu của nhà nước, những TLSX chủ yếu có tính chất quyết định đối với quá trình TSX được tập trung trong tay nhà nước với những tỷ lệ khác nhau ở những nước khác nhau, làm cơ sở vật chất cho quá trình điều tiết. Đồng thời, nền KT đã vận động dưới sự điều tiết từ một trung tâm ở những mức độ nhất định.- Chính cơ sở vật chất – kỹ thuật của một nền SX lớn và phương thức quản lý để bảo đảm sự tồn tại, phát triển hơn nữa một nền SX TBCN nhằm thu lợi nhuận cao cho giai cấp TB độc quyền là tiền đề vật chất đầy đủ nhất cho CNXH. V.I.Lênin nhận xét: “Biện chứng lịch sử chính là ở chỗ này: chiến tranh đã thúc đẩy nhanh chóng phi thường sự chuyển hoá của CNTB ĐQ thành CNTB ĐQ nhà nước… CNTB ĐQ nhà nước là sự chuẩn bị vật chất đầy đủ nhất trong CNXH”, sự chuẩn bị vật chất là “đỉnh cao” về kỹ thuật TBCN hiện đại về tổ chức có kế hoạch, nếu thay thế nhà nước tư sản bằng nhà nước vô sản thì sẽ có tất cả các điều kiện để xây dựng CNXH.CNTB đã đẩy những mâu thuẫn KT - XH của CNTB lên một nấc thang và quy mô mới làm cho CMVS trở thành tất yếu để thực hiện sự thay thế CNTB bằng xã hội cao hơn.- Làm cho sự phát triển không đều giữa các ngành, các lĩnh vực, các quốc gia tăng lên.- Thất nghiệp tăng lên: CM KH- CN đưa tới tự động hoá, người máy…làm cho lao động chân tay bị sa thải nhiều nhưng lại thiếu cán bộ kỹ thuật, cán bộ khoa học. Đây là một mâu thuẫn mới trong nền kinh tế. Theo thống kê, hiện nay trên thế giới có trên 40 triệu người thất nghiệp các dạng. ở Nhật Bản tỷ lệ thất nghiệp chiếm 5,8% [năm 2000], Tây Âu 8,8% [năm 2000]16- Do chạy theo lợi nhuận độc quyền cao nên CNTB ĐQ nhà nước đã ra sức khai thác cạn kiệt tài nguyên, làm ô nhiễm môi trường sinh thái đến mức báo động. Thế giới đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm môi trường to lớn.Theo một số chuyên gia về môi trường thì chính Mỹ là quốc gia đang đứng đầu thế giới về sử dụng tài nguyên thiên nhiên và chiếm tới 27% mức ô nhiễm môi trường. Song chính Mỹ cũng là nước không chịu ký nghị định xanh Kyôtô về việc cắt giảm các khí độc hại cho môi trường.- CNTB ĐQ nhà nước vẫn không ngừng chạy đua vũ trang, tăng cường chi phí quân sự, hình thành các tổ hợp công nghiệp chế tạo vũ khí giết người hàng loạt, gây thiệt hại to lớn về tiền của.Sau chiến tranh TGiới 2 đến nay, chi phí quân sự của TG đạt con số khổng lồ, ước tính hàng nghìn tỷ USD một năm [bằng thu nhập của Trung Quốc, Ấn Độ và châu Phi cộng lại], 90% phát minh khoa học là dành cho quân sự.- Sự phân cực giàu nghèo ngày càng tăng lên ở các nước TB cũng như trên toàn thế giới.Nếu như năm 1911, khoảng cách cách các nước giàu và các nước nghèo trên Tgiới là 11 lần, thì đến năm 1960 đã tăng lên 30 lần, năm 1990 là 60 lần và 1997 lên tới 74 lần thì hiện nay con số đó đã lên tới 100 lần.Hiện nay, trên thế giới có tới gần 1 tỷ người nghèo khổ, riêng Mỹ được coi là nước giàu có nhất thế giới cũng vẫn tồn tại gần 40 triệu người nghèo khổ, Tây Âu là 15 triệu người nghèo khổ.Sự chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng, 20% số người nghèo nhất chiếm 3,8% tổng thu nhập trong khi đó 30% số người giàu chiếm tới 48%. Như vậy, chênh lệch giàu nghèo lên tới 100 lần.17

Video liên quan

Chủ Đề