Ý nghĩa lớn nhất trong thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên là

Ý nghĩa lớn nhất của chiến dịch Tây Nguyên là gì? Diễn biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Tây Nguyên là gì? Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc này, VnDoc.com mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết.

Chiến dịch Tây Nguyên 1975

  • 1. Tình hình chung của chiến dịch Tây Nguyên
  • 2. Kết quả của chiến dịch Tây Nguyên
  • 3. Diễn biến chiến dịch Tây Nguyên
  • 4. Ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Tây Nguyên

Câu hỏi: Ý nghĩa lớn nhất của chiến dịch Tây Nguyên là?

A.Giải phóng được Tây Nguyên rộng lớn với hơn 60 vạn dân.

B.Đây quân đội Sài Gòn vào tình trạng tuyệt vọng.

C.Từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên, ta phát triển thành Tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.

D. Toàn bộ sư đoàn 23 của quân Sài Gòn bị tiêu diệt.

Lời giải:

Đáp án: C.Từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên, ta phát triển thành Tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.

Giải thích:

- Ý nghĩa lớn nhất của chiến dịch Tây Nguyên được đặt trong sự phát triển của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

- Chiến thắng này đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước sang giai đoạn mời, từ tiến công chiến lược phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.

1. Tình hình chung của chiến dịch Tây Nguyên

- Hình thức của chiến dịch Tây Nguyên là chiến dịch tiến công.

- Không gian tác chiến chủ yếu là khu vực Tây Nguyên. Và bao gồm các tỉnh như Đắc Lắc, Phú Bổn, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Đức.

- Không gian phát triển tiến công bao gồm Duyên hải Trung Trung Bộ, và các tỉnh như Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.

- Thời gian diễn ra chiến dịch Tây Nguyên là từ ngày 4/3 đến 3/4/1975.

Lực lượng tham chiến:

+ Quân ta bao gồm: 4 sư đoàn bộ binh 10, 320, 316, 968. 4 trung đoàn bộ binh 25, 95a, 95b, 271. Trung đoàn đặc công 198, Trung đoàn tăng – thiết giáp 273 và một số đơn vị binh chủng kỹ thuật.

+ Quân địch bao gồm: Sư đoàn bộ binh 23; Lữ đoàn dù số 3; Trung đoàn bộ binh 40; 8 binh đoàn biệt động quân; Lữ đoàn tăng – thiết giáp 2; 30 tiểu đoàn bảo an và các đơn vị binh chủng chuyên môn khác.

2. Kết quả của chiến dịch Tây Nguyên

Kết quả của chiến dịch Tây Nguyên là quân dân ta đã tiêu diệt Sư đoàn 23, Lữ đoàn 8, Lữ đoàn thiết giáp 2, Trung đoàn 40, 8 liên đoàn biệt động quân. Và một số tiểu đoàn bảo an, tổng cộng hơn 30.000 tên địch. Ta giải phóng toàn bộ khu vực Tây Nguyên và giải phóng được Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.

3. Diễn biến chiến dịch Tây Nguyên

Mùa xuân năm 1975, Nam Tây Nguyên được chọn làm hướng đột phá của chiến lược cho cuộc tổng tiến công. Ý định ban đầu của chiến dịch Tây Nguyên được mở ra là giải phóng vùng Nam Tây Nguyên.

Sau những hoạt động nghi binh tích cực, thu hút quân địch về hướng Bắc. Thì từ ngày 4/3/1975, quân ta bước vào tác chiến, chặn đứt giao thông của địch trên trục đường 19 và 21. Và chia cắt các tập đoàn của địch ở Tây Nguyên và đồng bằng.

Ngày 8/3, Sư đoàn 302 tiêu diệt cứ điểm Cẩm Ga, chiếm giữ đường 14 của khu vực này. Từ đó chia cắt chiến dịch quân địch ở Bắc và Nam của Tây Nguyên.

Từ ngày 9 đến 10/3, quân ta chính thức bước vào tác chiến chiến dịch Tây Nguyên. Sư đoàn 10 tiêu diệt căn cứ Đức Lập.

Ngày 10/3, Sư đoàn 316, Trung đoàn 95b và Trung đoàn 198 đã đồng loạt mở 5 mũi tiến công vào thị xã Buôn Ma Thuột. Đây là một trận đánh then chốt chủ yếu, sau hơn một ngày chiến đấu quyết liệt, thì trưa 11/3 quân ta giải phóng được thị xã.

Từ ngày 14 đến 18/3, Sư đoàn 10 và Trung đoàn 25 đã tiến công lực lượng địch đổ bộ trực thăng trên đường 21, phía Đông Bắc thị xã Buôn Ma Thuột. Và tiêu diệt Sư đoàn 23 và Liên đoàn biệt động quân 21, rồi đập tan ý đồ phản kích của địch.

Sau khi thất bại, trước tình huống không còn lực lượng ứng cứu. Thì ngụy quyền Sài Gòn buộc phải rút bỏ Bắc Tây Nguyên để bảo toàn lực lượng của Quân đoàn 2. Khoét sâu vào sai lầm của địch, quân ta tung Sư đoàn 320 vào tập kích tập đoàn của địch đang rút chạy trên đường 7.

Từ ngày 17 đến 23/3, quân ta tiêu diệt hầu hết lực lượng gồm 1 trung đoàn bộ binh, 5 liên đoàn biệt động quân, 3 thiết đoàn và các đơn vị khác của địch. Quân ta giải phóng được Cheo Reo, Củng Sơn.

Từ ngày 18 đến 24/3, Sư đoàn 968, Trung đoàn 95a, và Trung đoàn 271 đã tiến vào giải phóng những thị xã Kon Tum, Gia Nghĩa, Pleiku.

Phát triển từ thắng lợi, ngày 2/3 đến 3/4, các sư đoàn Tây Nguyên đã tiến xuống duyên Hải Trung Trung Bộ. Và tiêu diệt được Lữ đoàn dù 3, Trung đoàn 40, Liên đoàn 24. Giải phóng các tỉnh Bình Khê, Phú Yên, Nha Trang, Cam Ranh và kết thúc chiến dịch.

4. Ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Tây Nguyên

Chiến dịch Tây Nguyên, mở đầu Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 thắng lợi vang dội có ý nghĩa to lớn cả về chính trị và quân sự. Xét trên phương diện nghệ thuật thì Chiến dịch Tây Nguyên có bước phát triển nhảy vọt, thể hiện nét độc đáo của bài học kinh nghiệm về nghệ thuật mở đầu cuộc Tổng tiến công chiến lược mùa Xuân 1975:

Thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên đã tạo ra sự thay đổi căn bản về so sánh lực lượng và thế chiến lược có lợi cho ta, còn địch bị động, bị suy sụp và tan rã về chiến lược, dẫn đến co cụm và bị động đối phó trên các chiến trường. Chiến thắng Tây Nguyên đã mở ra thời cơ tổng tiến công chiến lược trên toàn miền nam để quân và dân ta tiếp tục thực hiện các đòn tiến công quân sự lớn, phát triển cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Chiến thắng Tây Nguyên là sự khởi đầu dẫn đến sự suy sụp, tan rã về chiến lược của quân Ngụy. Với chiến thắng này, đã tạo điều kiện thuận lợi để quân ta chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước sang giai đoạn mới: từ tấn công chiến lược ở Tây Nguyên phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam.

VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Ý nghĩa lớn nhất của chiến dịch Tây Nguyên là gì? Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Tây Nguyên. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Lịch sử lớp 12 nhé. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tài liệu học tập các môn tại các mục Toán lớp 12, Địa lý lớp 12, Ngữ văn lớp 12...

01/06/2020 1,248

A. Là nguồn cổ vũ mạnh mẽ để quân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.

B. Làm cho tinh thần địch hốt hoảng, mất khả năng chiến đấu.

C. Chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nuớc sang giai đoạn mới: từ tiến công chiến luợc phát triển thành tồng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.

Đáp án chính xác

D. Đó là thắng lọi lớn nhất, oanh liệt nhất trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Ý nghĩa lớn nhất của chiến dịch Tây Nguyên là gì?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Lịch sử 12 do Top Tài Liệu biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

A. Là nguồn cổ vũ mạnh mẽ để quân ta tiến lên giải phỏng hoàn toàn miền Nam

B. Làm cho tinh thần địch hốt hoảng, mất khả năng chiến đấu.

C. Chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước sang giai đoạn mới : Từ tiến công chiến lược phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam

D. Đó là thắng lợi mở đầu, có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Trả lời:

Đáp án đúng C. Chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước sang giai đoạn mới : Từ tiến công chiến lược phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam

Ý nghĩa lớn nhất của chiến dịch Tây Nguyên là chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước sang giai đoạn mới : Từ tiến công chiến lược phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam

– Hình thức của chiến dịch Tây Nguyên là chiến dịch tiến công.

– Không gian tác chiến chủ yếu là khu vực Tây Nguyên. Và bao gồm các tỉnh như Đắc Lắc, Phú Bổn, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Đức.

– Không gian phát triển tiến công bao gồm Duyên hải Trung Trung Bộ, và các tỉnh như Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.

– Thời gian diễn ra chiến dịch Tây Nguyên là từ ngày 4/3 đến 3/4/1975.

Lực lượng tham chiến:

+ Quân ta bao gồm: 4 sư đoàn bộ binh 10, 320, 316, 968. 4 trung đoàn bộ binh 25, 95a, 95b, 271. Trung đoàn đặc công 198, Trung đoàn tăng – thiết giáp 273 và một số đơn vị binh chủng kỹ thuật.

+ Quân địch bao gồm: Sư đoàn bộ binh 23; Lữ đoàn dù số 3; Trung đoàn bộ binh 40; 8 binh đoàn biệt động quân; Lữ đoàn tăng –  thiết giáp 2; 30 tiểu đoàn bảo an và các đơn vị binh chủng chuyên môn khác.

Ngày 4-3, ta đưa Trung đoàn 95A và Sư đoàn 3, Quân khu 5 ra cắt đường 19, con đường huyết mạch từ miền Trung lên Tây Nguyên, để chia cắt giữa Tây Nguyên với đồng bằng ven biển miền Trung và cũng để lừa địch cho rằng ta cắt đường 19 là chuẩn bị đánh Pleiku, Kon Tum.

Ngày 5-3, ta đưa tiếp Trung đoàn 25 ra cắt đường 21 ở đoạn Khánh Dương, không cho địch cơ động từ Khánh Hòa, Nha Trang lên Buôn Ma Thuột. Ngày 7-3, Sư đoàn 320 cắt tiếp đường 14 từ Pleiku đi Buôn Ma Thuột ở khu vực Thuần Mẫn. Bằng kế hoạch chia cắt này, ta đã làm cho địch từ nhiều trở nên ít, từ mạnh trở nên yếu, đã tạo lập được một thế trận vừa kìm địch, vừa chia cắt địch, vừa trói chặt địch ở Buôn Ma Thuột.

Đến ngày 7-3-1975, còn cách 3 ngày nữa ta mới nổ súng tấn công, nhưng Buôn Ma Thuột đã bị cô lập hoàn toàn với các nơi khác và ở thế  “cá nằm trên thớt” trong mưu kế của ta. Chính nhờ dự kiến chính xác các tình huống, thế trận của ta luôn luôn chủ động, luôn luôn vững chắc.

Ở trận Buôn Ma Thuột, Quân ủy Trung ương và Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên đã nhận định từ trước tới nay, ở các điểm nóng lớn, địch thường sử dụng một trong 2 sư đoàn dự bị chiến lược của chúng, đó là Sư đoàn Dù và Sư đoàn Thủy quân lục chiến đi ứng cứu. Để kìm chân 2 sư đoàn này, ta đã đưa Quân đoàn 2 ra áp sát phía Tây Huế, đồng thời, chỉ đạo Quân đoàn 4 đẩy mạnh hoạt động ở hướng Đông Bắc Sài Gòn, ngăn không cho địch đưa lính dù ở Thượng Đức và lính thủy quân lục chiến ở Trị Thiên đi ứng cứu. Như vậy, địch chỉ còn lực lượng tại chỗ của Quân đoàn 2, với lực lượng này, ta đủ khả năng đối phó, ta tổ chức khống chế chặt 2 sân bay của địch ở Buôn Ma Thuột là sân bay Thị xã và sân bay Hòa Bình, không cho chúng lấy 2 sân bay này làm nơi đổ quân ứng cứu.

Một kế hoạch đánh địch đến tái chiếm Buôn Ma Thuột cũng được ta chuẩn bị sẵn. Đúng như dự đoán của ta: Chiều 12-3 và các ngày tiếp theo, địch đã huy động một lượng máy bay trực thăng lớn nhất từ trước tới nay đổ lực lượng của Sư đoàn 23 xuống phía Đông Buôn Ma Thuột, nhưng lực lượng này đã rơi vào trận địa đón sẵn của Sư đoàn 10. Sau 5 ngày chiến đấu [từ 14 đến 18-3 ], toàn bộ lực lượng của Sư đoàn 23 đến phản kích tái chiếm Buôn Ma Thuột đã bị quân ta đánh cho tơi tả. Chính sau trận đại bại này của Sư đoàn 23 ở phía Đông Buôn Ma Thuột đã làm cho Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn Nguyễn Văn Thiệu mất hết nhuệ khí.

Qua 20 ngày đêm chiến đấu, đến ngày 24-3-1975, chiến dịch Tây Nguyên đã giành thắng lợi hoàn toàn. Quân, dân miền Nam đánh bại cuộc phản kích của Sư đoàn 23 Việt Nam cộng hòa, tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ lực lượng rút chạy trên đường số 7, tiêu diệt và làm tan rã Quân đoàn 2, Quân khu II, giải phóng Tây Nguyên, nhanh chóng phát triển xuống các tỉnh ven biển miền Trung.

Video liên quan

Chủ Đề