Yêu cầu phòng học bộ môn đối với trường trung học phổ thông:

QUY CHẾCông nhận phòng học bộ môn trường trung học đạt chuẩn quốc gia[Ban hành kèm theo Quyết định số 32/2004/QĐ-BGDĐT ngày 24/9/2004 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT]Chương I : QUY ĐỊNH CHUNGĐiều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng.Quy chế này quy định tiêu chuẩn và quy trình công nhận phòng học bộ môn đạt chuẩn quốc gia trong cáctrường trung học cơ sở, trung học phổ thông [gọi chung là trường trung học] công lập và ngoài công lập thuộchệ thống giáo dục quốc dân.Điều 2. Khái niệm về phòng học bộ môn.1. Phòng học bộ môn là phòng học được trang bị hệ thống thiết bị dạy học bộ môn và hệ thống các thiếtbị nghe nhìn được lắp đặt phù hợp với bộ môn để giáo viên và học sinh sử dụng thuận lợi, đảm bảo chất lượnggiáo dục. 2. Phòng thí nghiệm thực hành bộ môn được trang bị và sử dụng như phòng học bộ môn.Chương II : TIÊU CHUẨN THỨ NHẤT: VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤTĐiều 3. Phòng học bộ môn1. Phòng học bộ môn được thiết kế đúng tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Bàn ghế trongphòng phải là loại chuyên dụng phù hợp với lứa tuổi của từng cấp học và từng bộ môn, đủ về số lượng cho mỗilớp học sinh. Có bảng viết theo quy định.2. Có nguồn điện ổn định, đủ ánh sáng cho học sinh học [đảm bảo tiêu chuẩn ánh sáng do Bộ Y tế quy định].3. Có thiết bị cấp nước đặt ở các vị trí khác nhau theo thiết kế đặc thù từng bộ môn. Phòng học bộ môn Hóa họccần có thêm tủ hút khí độc, có hệ thống xử lý hóa chất sau khi thực hành thí nghiệm.4. Mỗi phòng có hệ thống tủ tường cửa kính để đựng thiết bị dạy học dùng thường xuyên trong các giờ học.5. Hệ thống nghe nhìn được lắp đặt trên bàn giáo viên và ở các vị trí thích hợp. Hình ảnh các nhà khoa học bộmôn được treo ở các vị trí trang trọng trong phòng học bộ môn.6. Có hệ thống cửa sổ kính đảm bảo thông thoáng về mùa hè, kín gió về mùa đông.7. Có phòng chứa thiết bị và chuẩn bị thí nghiệm, thực hành ngay bên cạnh.8. Có hệ thống xử lý nước thải đúng quy định về việc bảo vệ môi trường.9. Có phương tiện chống ẩm, chống mối mọt, phòng cháy chữa cháy nổ. Từng bước trang bị máy điều hòa khôngkhí, máy hút bụi, máy hút ẩm để việc bảo quản và sử dụng trang thiết bị tốt hơn.Điều 4. Số phòng học bộ môn1. Cách tính số phòng học bộ môn của từng môn học: tổng số tiết của môn học ở tất cả các khối, lớp trong tuầnchia cho 30 [lấy tròn số].n = T : 30 [n: số lượng phòng bộ môn, T: Tổng số tiết học/ tuần].2. Các phòng học bộ môn:Trong điều kiện hiện nay và 10 năm tới, các trường cần có các phòng học bộ môn.- Vật lý, Hóa học, Sinh học.- Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Âm nhạc, Mỹ thuật.- Toán học, Tin học, Ngoại ngữ, Công nghệ.- Phòng truyền thống, Nhà tập đa năng [Giáo dục thể chất], phòng Y tế học đường.3. Phòng truyền thống. Nhà tập đa năng [Giáo dục thể chất], phòng Y tế học đường, các phòng này hoạt độngtheo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.4. Diện tích tối thiểu các phòng học bộ môn:- Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ: từ 1,65 đến 1,80 m2/ học sinh [không kể diện tích chuẩn bị].- Phòng học bộ môn các môn lý thuyết và ngoại ngữ: từ 1,45 đến 1,50 m2/ học sinh.- Phòng học bộ môn tin học: từ 2,00 đến 2,50 m2/ học sinh.- Phòng chuẩn bị: từ 16 đến 24m2/phòng.Điều 5. Thiết bị dạy học1. Phải đảm bảo đủ thiết bị dạy học cho từng môn học theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu đã ban hành củaBộ Giáo dục và Đào tạo.2. Có bản hướng dẫn cách sử dụng các thiết bị chuyên dụng.3. Ngoài các thiết bị dạy học quy định, hàng năm phải bổ sung thiết bị dạy học tự làm của giáo viên bộ môn vàhọc sinh. Các trường có điều kiện có thể trang bị bổ sung thêm các bộ thiết bị ngoài định mức quy định theodanh mục thiết bị dạy học tối thiểu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.Chương III : TIÊU CHUẨN THỨ HAI: VỀ NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ CHUYÊN TRÁCHĐiều 6. Nhiệm vụ của cán bộ chuyên trách1. Cán bộ chuyên trách phòng học bộ môn có nhiệm vụ chuẩn bị thiết bị dạy học theo kế hoạch dạy học củatrường, hướng dẫn và giúp học sinh sử dụng thiết bị.2. Hàng tháng, cán bộ chuyên trách phòng học bộ môn có kế hoạch kiểm tra toàn bộ thiết bị trong phòng để bảodưỡng.3. Tất cả các danh mục thiết bị dạy học phải được vào sổ, mô tả, phân loại, sắp xếp có hệ thống theo chươngtrình môn học.4. Mỗi năm cán bộ chuyên trách phòng học bộ môn phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ.5. Giáo viên kiêm nhiệm cũng có nhiệm vụ và được bồi dưỡng về nghiệp vụ như cán bộ chuyên trách phòng họcbộ môn.Chương IV: TIÊU CHUẨN THỨ BA: VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNGĐiều 7. Tổ chức1. Hiệu trưởng nhà trường phân công một lãnh đạo trường trực tiếp phụ trách công tác thiết bị dạy học và chỉ đạohoạt động của phòng học bộ môn.2. Tổ trưởng ch/môn là người trực tiếp theo dõi h/động của phòng học bộ môn và báo cáo với lãnh đạo trường.3. Căn cứ vào Thông tư số 22/2004/TT-BGD&ĐT ngày 28/7/2004 hướng dẫn về loại hình giáo viên, cán bộ,nhân viên ở các trường phổ thông, phòng học bộ môn phải có cán bộ chuyên trách hoặc giáo viên kiêm nhiệm cótrình độ chuyên môn về thực hành thí nghiệm theo môn học phụ trách.a] Đối với các trường trung học chưa tham gia thí điểm vẫn thực hiện theo Quyết định số 243/CP.Trường THCS: 01 người ; Trường THPT: :- có từ 18 lớp trở xuống: 01 ;- có từ 19 lớp trở lên: 02 người.b] Đối với các trường trung học trung học phổ thông và trung học phổ thông kỹ thuật tham gia thí điểm thực hiệntheo Thông tư số 26/2004/TT-BGD&ĐT ngày 10/8/2004.- Trường THPT thực hiện thí điểm phân ban, trung học phổ thông kỹ thuật hạng 1 được bố trí 02 người.- Trường THPT thực hiện thí điểm phân ban, THPT kỹ thuật hạng 2 và hạng 3 được bố trí 01 người.4. Khi chưa có cán bộ chuyên trách mỗi phòng học bộ môn phải bố trí giáo viên kiêm nhiệm.Điều 8. Hoạt động của phòng học bộ môn.1. Phòng học bộ môn h/động theo giờ học của trường. Kế hoạch cụ thể căn cứ vào TKB của nhà trường.2. Nội dung h/động của phòng học bộ môn phải đ/bảo số tiết quy định theo nội dung môn học ở trường PT3. Đảm bảo việc thí nghiệm biểu diễn của GV và thực hành thí nghiệm của học sinh ở các môn có thí nghiệm.4. Có nội quy và lịch sử hoạt động thường xuyên của phòng học bộ môn.Chương V : TIÊU CHUẨN THỨ TƯ: VỀ QUẢN LÝ PHÒNG HỌC BỘ MÔNĐiều 9. Bảo quản1. Phải có hệ thống sổ q/lý p/học bộ môn, có h/sơ SS theo dõi việc nhập và sử dụng các trang t/bị của phòng.2. T/bị d/học trong p/học bộ môn phải được q/lý chặt chẽ, bảo dưỡng t/xuyên để đ/bảo sử dụng thuận tiện lâu dài.3. Cán bộ chuyên trách, giáo viên và học sinh phải thực hiện nội quy của phòng học bộ môn. Các giáo viên bộmôn có trách nhiệm bảo quản khi sử dụng thiết bị dạy học ở phòng học bộ môn.4. Khi có những hư hỏng bất thường các thiết bị dạy học cần khắc phục ngay để kịp thời phục vụ dạy học.Điều 10. Kiểm kê, thanh lý1. Cuối mỗi học kỳ hoặc khi xảy ra sự cố bất thường [thiên tai…] hay khi có sự thay đổi cán bộ quản lý thì cánbộ phụ trách phòng học bộ môn cùng với giáo viên bộ môn tiến hành kiểm kê phòng học bộ môn.2. Tổ trưởng chuyên môn lập danh mục các trang thiết bị của phòng học bộ môn cần hủy bỏ thanh lý, bổ sungcác thiết bị còn thiếu so với yêu cầu để báo cáo với Hiệu trưởng.3. Hàng năm HT nhà trường thành lập đoàn kiểm kê p/học bộ môn theo q/định về kiểm kê tài sản của nhà nước.Chương VI : PHÒNG HỌC BỘ MÔN ĐẠT CHUẨN QUỐC GIAVÀ QUY TRÌNH CÔNG NHẬNĐiều 11. Phòng học bộ môn đạt chuẩn quốc gia.Phòng học bộ môn đạt chuẩn quốc gia: là những phòng học bộ môn đạt đầy đủ 4 tiêu chuẩn nêu tại các chươngII, III, IV, V.Điều 12. Quy trình công nhận phòng học bộ môn đạt chuẩn quốc gia.1. Ban Giám hiệu trường phổ thông căn cứ vào tiêu chuẩn để tự đánh giá và đề nghị cơ quan quản lý trực tiếpkiểm tra [trường trung học cơ sở đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, trường trung học phổ thông đềnghị Sở Giáo dục và Đào tạo].2. Cơ quan quản lý giáo dục quản lý trực tiếp trường phổ thông tiến hành kiểm tra, xem xét để đề nghị Sở Giáodục và Đào tạo tiến hành kiểm tra công nhận.3. Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào hồ sơ tiến hành kiểm tra công nhận.Thành phần đoàn kiểm tra: gồm đại diện các cơ quan chức năng có liên quan do Giám đốc Sở Giáo dục và Đàotạo chỉ định [Phòng chuyên môn nghiệp vụ, Công ty sách - thiết bị trường học, Phòng Tổ chức sở…].Điều 13. Nội dung kiểm tra công nhận và hồ sơ kiểm tra.1. Nội dung kiểm tra của đoàn kiểm tra: - Nghe báo cáo của đơn vị đề nghị.-Kiểm tra đối chiếu từng tiêu chuẩn, khảo sát thực tế tại phòng học bộ môn.-Lập biên bản kiểm tra và kết luận.-Kiến nghị của đoànk iểm tra về việc công nhận hay không nhận phòng học bộ môn.2. Hồ sơ kiểm tra gồm có:-Báo cáo của đơn vị đề nghị về tình hình xây dựng và hoạt động của các phòng học bộ môn.- Biên bản kiểm tra theo 4 tiêu chuẩn của đoàn kiểm tra.- Tờ trình của cơ quan quản lý trực tiếp cho Sở Giáo dục và Đào tạo.Điều 14. Tổ chức thực hiện1. Vụ Giáo dục Trung học chủ trì và phối hợp với các Vụ chức năng căn cứ vào nhiệm vụ được giao giúp Bộtrưởng hướng dẫn, chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện.2. Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục chủ trì và phối hợp với các Vụ chức năng có nhiệm vụ nghiên cứuđề xuất các thiết bị dạy học phù hợp với chương trình và sách giáo khoa của từng cấp học thuộc bậc trung học.3. Viện Nghiên cứu của thiết kế trường học chủ trì và phối hợp với Vụ Giáo dục Trung học có trách nhiệmnghiên cứu thiết kế trình lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tiêu chí kỹ thuật phòng học bộ môn phù hợpvới yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.4. Hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo lập kế hoạch và chỉ đạo xây dựng các phòng học bộ môn và báo cáo về BộGiáo dục và Đào tạo tình hình, kết quả xây dựng phòng bộ môn của địa phương./.KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTHỨ TRƯỞNGNguyễn Văn Vọng – Đã ký

Thông tư số 14/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông

  • Trích yếu: Ban hành Quy định phòng học bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông
  • Số hiệu: 14/2020/TT-BGDĐT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Lĩnh vực: Giáo dục - Đào tạo
  • Ngày ban hành: 26/05/2020
  • Ngày hiệu lực: 11/07/2020
  • Cơ quan BH: Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Người ký: Phạm Ngọc Thưởng
  • Đính kèm: Tải về

Video liên quan

Chủ Đề