1 km bằng bao nhiêu hải lý?

Chắc chắn các bạn đã từng nghe đến khái niệm hải lý trong nghiên cứu về các vùng biển và ngành địa lý, nhưng không có nhiều người am hiểu định nghĩa này và cách quy đổi sang các đơn vị thông thường như ki lô mét, mét,… như thế nào. Để có thể tìm được câu trả lời cho thắc mắc này, các bạn hãy cùng THPT Lê Hồng Phong tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Related Articles

  • Chân Hoàn là ai? Hình mẫu Chân Hoàn trong lịch sử

    20 giờ ago

  • Madihu là ai? Tác phẩm âm nhạc “Có em” của Madihu

    20 giờ ago

  • Hoàng Thần Tài là ai? Ý nghĩa biểu tượng Hoàng Thần Tài trong Phật giáo

    20 giờ ago

  • Võ Hà Linh là ai? Võ Hà Linh và con đường trở thành YouTuber

    20 giờ ago

1 hải lý bằng bao nhiêu km?

Quy đổi 1 hải lý bằng bao nhiêu km?

Trong lịch sử ngành hàng hải thế giới, có rất nhiều tranh cãi và thắc mắc về giá trị chính xác trong đo lường của hải lý. Mỗi giá trị đưa ra đều có cơ sở kết luận nhất định và có bằng chứng khoa học rõ ràng, tuy nhiên để kết luận giá trị chính xác của 1 hải lý bằng bao nhiêu km hoặc bao nhiêu m thì vô cùng khó. 

  • Vào năm 1866, Hoa Kỳ dựa trên hình tự cầu Clarke để kết luận một hải lý có độ dài tương đương với 1,853.248m
  • Năm 1954, nước Anh dựa trên nguyên lý dặm Admiralty để xác định một hải lý bằng 1,853.184m
  • Hiện nay, các công ước quốc tế đều thừa nhận giá trị của 1 hải lý bằng với 1852m

Dựa vào những thông tin trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy: 

  • 1 hải lý = 1852 m
  • 1km = 1000 m

Từ kết quả trên, câu trả lời cho thắc mắc 1 hải lý bằng bao nhiêu km chính là 1 hải lý = 1.852km. Nếu muốn quy đổi các đơn vị giá trị hải lý sang ki lô mét thì các bạn chỉ cần nhân giá trị đó với 1.852 là có được kết quả cần tìm. 

Bảng quy đổi một số giá trị hải lý sang các đơn vị đo độ dài thường gặp

Hải lýmkmDặm Anh118521.8521.151237043.7042.302355565.5563.453474087.4084.604592609.265.75561111211.1126.90671296412.9648.05781481614.8169.20891666816.66810.359101852018.5211.51

Hải lý là gì?

Trong từ điển quốc tế, hải lý là nautical mile, định nghĩa một đơn vị đo lường đặc thù chỉ được sử dụng trong một vài lĩnh vực nhất định. Một cái tên khác của đơn vị đo này là dặm biển vì nó thường sử dụng để đo khoảng cách trên biển. Tuy nhiên, định nghĩa chính xác nhất của hải lý là một phút cùng của vĩ độ cùng kinh kinh tuyến và khoảng một phút vòng cung kinh độ tại vòng xích đạo. 

Với định nghĩa chính là độ dài của cung kinh tuyến trên bề mặt trái đất, hải lý có đặc tính khác với các đơn vị đo độ dài thông thường như km, m,… vì trên biển khó có thể xác định phương hướng rõ ràng. Thông thường, hải lý được ký hiệu là M, nhưng ở một vài lĩnh vực khác thì hải lý cũng được ký hiệu là NM hoặc nmi.

Thông thường, ứng dụng chính của khái niệm hải lý là sử dụng trong ngành hàng hải và hàng không quốc tế. Do đó, chúng ta thường cần quy đổi 1 hải lý bằng bao nhiêu km khi đọc các nghiên cứu, văn bản hoặc tài liệu học thuật liên quan đến các ngành nghề này. Ngoài ra, trong một số lĩnh vực thăm dò ở các cực trái đất cũng có sử dụng hải lý làm đơn vị đo tham khảo. 

Tổng quan về vùng biển Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia nằm ở khu vực ven biển giáp với biển Đông và có vị trí địa chính trị, địa kinh tế vô cùng quan trọng. Từ Bắc vào Nam, chiều dài đường bờ biển của Việt Nam là hơn 3260km, đứng thứ 27 trong danh sách 157 quốc gia có đường bờ biển trên thế giới. So với diện tích đất liền, chỉ số chiều dài bờ biển xấp xỉ 0.01 tương đương với 100km đất liền thì có 1km đường bờ biển. 

Trong 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, có tới 28 tỉnh có biển và gần một nửa dân số đang tập trung sinh sống ở các tỉnh ven biển và khu vực đồng bằng duyên hải miền Trung. Do đó, ngành hàng hải của nước ta vô cùng phát triển. Để có thể đảm bảo chủ quyền biển đảo cũng như phát triển các ngành kinh tế liên quan đến nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, chúng ta cần nắm rõ các khái niệm hải lý cũng như cách quy đổi 1 hải lý bằng bao nhiêu km.

Theo công ước quốc tế về biển, vùng biển của Việt Nam được chia thành các vùng như sau:

  • Vùng nội thủy: Đây là vùng nước nằm phía trong đường cơ sở của Việt Nam, được xem như lãnh thổ của Việt Nam trên khu vực biển Đông với chủ quyền toàn vẹn, đầy đủ và tuyệt đối. Đường cơ sở của nước ta bao gồm 10 đoạn nối liền 11 điểm nằm ở ven bờ lục địa. 
  • Lãnh hải: Lãnh hải là khu vực vùng nước nằm ngoài đường cơ sở, nối liền các điểm nhô ra xa nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của đảo ven bờ tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất. Quy mô lãnh hải của Việt Nam rộng 12 hải lý.
  • Vùng tiếp giáp lãnh hải: Đây là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý. Khu vực này hợp với 12 hải lý lãnh hải tạo thành vùng biển rộng 24 hải lý tính từ đường cơ sở thể hiện vùng lãnh hải hợp pháp của Việt Nam.
  • Vùng đặc quyền kinh tế: Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nằm tiếp liền với khu vực lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở thể hiện chiều rộng lãnh hải Việt Nam. Ở khu vực này, người dân Việt Nam có quyền thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý toàn bộ tài nguyên thiên nhiên ở vùng nước, vùng đáy biển và vùng đất dưới đáy biển.
  • Thềm lục địa: Khu vực này bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa. 

Bây giờ, các em học sinh đã có câu trả lời: 1 hải lý bằng bao nhiêu km, cũng như biết thêm một số thông tin về chủ quyền biển đảo của tổ quốc Việt Nam.

Các em học sinh có thể truy cập website THPT Lê Hồng Phong để tìm hiểu những bài viết hữu ích, phục vụ cho quá trình học tập và thi cử.

Một vĩ độ bằng bao nhiêu hải lý?

Với một điểm được lựa chọn trên bề mặt trái đất. Sẽ thực hiện các xác định đối với mốc cần tính toán với: Chiều dài của một độ cung trong khác biệt về vĩ độ với hướng Bắc – Nam tầm 60 hải lý [tương ứng với 69 dặm Anh, 111 kilomet] ở bất cứ vĩ độ nào.

12 hải lý là bao nhiêu km?

Bảng Hải lý quốc tế sang Kilômet.

25km bằng bao nhiêu hải lý?

Bảng Kilômet sang Hải lý quốc tế.

Tại sao gọi là hải lý?

Đây là đơn vị được sử dụng để đo khoảng cách trên biển [hàng hải]. Hải lý là một phút cung của vĩ độ cùng kinh tuyến và khoảng một phút vòng cung kinh độ tại vòng xích đạo. Ký hiệu của đơn vị hải lý được Tổ chức Thủy văn quốc tế và Văn phòng Quốc tế về cân nặng và đo lượng quy định là M.

Chủ Đề