1 người được hưởng lương hưu đến bao nhiêu tuổi năm 2024

(Chinhphu.vn) - Vào năm 2023 độ tuổi nghỉ hưu của người lao động nam sẽ là 60 tuổi 9 tháng, lao động nữ sẽ là 56 tuổi.

1 người được hưởng lương hưu đến bao nhiêu tuổi năm 2024

Căn cứ theo Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.

Theo đó, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.(**)

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại (**) nêu trên tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định tại (**) nêu trên tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Như vậy, hiện nay mỗi năm độ tuổi nghỉ hưu của người lao động sẽ tăng lên. Cụ thể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ.

Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.

Theo đó, vào năm 2023 độ tuổi nghỉ hưu của người lao động nam sẽ là 60 tuổi 9 tháng, lao động nữ sẽ là 56 tuổi.

Lưu ý, độ tuổi này áp dụng đối với người lao động trong điều kiện lao động bình thường. Đồng thời, lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu mỗi năm như trên chỉ áp dụng cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.

Người dân làm thủ tục liên quan đến quyền lợi bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội Hoàng Mai, Hà Nội - Ảnh: NAM TRẦN

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi vừa được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội trình Chính phủ đã đề xuất bổ sung nhiều quy định.

Hai điều kiện để nam về hưu 60, nữ 55 tuổi

Theo đó, dự thảo đã bổ sung quy định chuyển tiếp liên quan tới người tham gia bảo hiểm xã hội trước khi luật mới có hiệu lực.

Cụ thể, dự luật quy định người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ trước ngày luật này có hiệu lực thi hành (dự kiến trước ngày 1-1-2025), có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện trở lên được hưởng lương hưu khi đủ 60 tuổi với nam, đủ 55 tuổi với nữ.

Theo lý giải của bộ, quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng lương hưu khi có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 55 tuổi đối với nữ, đủ 60 tuổi đối với nam.

Trên cơ sở đó, thời gian qua các cơ quan, các địa phương đã đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, vận động, thuyết phục người dân tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để được hưởng lương hưu với các điều kiện nêu trên.

Để đảm bảo phù hợp với định hướng tăng tuổi nghỉ hưu chung, đồng thời kế thừa những cam kết của Nhà nước, tránh ảnh hưởng tiêu cực giảm niềm tin của người dân vào chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Vì vậy dự thảo luật bổ sung trong quy định chuyển tiếp với những trường hợp đã tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ trước ngày luật này có hiệu lực thi hành.

Bổ sung chế độ thai sản vào bảo hiểm xã hội tự nguyện

Theo đó, đề xuất sửa đổi quy định về ốm đau thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày cho rõ ràng, tránh có cách hiểu khác nhau về một vấn đề, phù hợp hơn với thực tiễn mở rộng danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định của pháp luật về y tế.

Việc này theo bộ nhằm đảm bảo tốt hơn quyền lợi của người lao động bị ốm đau thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày.

Bên cạnh đó, đề xuất bổ sung quy định tính mức hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau không trọn ngày nhằm phù hợp với thực tiễn và đảm bảo tốt hơn quyền thụ hưởng cho người lao động.

Dự thảo đề xuất mức hưởng trợ cấp ốm đau nửa ngày được tính bằng 1/2 mức trợ cấp ốm đau một ngày.

Khi tính mức hưởng trợ cấp ốm đau với người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau không trọn ngày thì trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ dưới nửa ngày được tính nửa ngày; từ nửa ngày trở lên được tính một ngày.

Lý giải về đề xuất này, bộ nêu rõ theo phản ánh của các địa phương, các doanh nghiệp và người lao động, trong thực tế nhiều người lao động đi khám, chữa bệnh trong ngày sau đó trở lại đơn vị, doanh nghiệp tiếp tục làm việc.

Tuy nhiên theo quy định hiện hành chưa có quy định việc giải quyết chế độ ốm đau đối với trường hợp có thời gian nghỉ việc khám, chữa bệnh dưới 1 ngày.

Điều này chưa đảm bảo quyền thụ hưởng chế độ ốm đau khi người lao động phải nghỉ việc để đi khám, chữa bệnh do cũng không được hưởng tiền lương từ đơn vị, doanh nghiệp.

Cùng với đó bổ sung chế độ thai sản vào chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện. Theo đó, quy định người lao động tham gia bảo hiểm tự nguyện (bao gồm cả nữ và nam) khi sinh con nếu đáp ứng đủ điều kiện (đóng từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con) được hưởng mức trợ cấp 2 triệu đồng/con.

Mức này bằng mức mà ngân sách đang hỗ trợ cho phụ nữ thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số.

Chế độ trợ cấp thai sản của bảo hiểm xã hội tự nguyện do ngân sách đảm bảo, người tham gia sẽ không phải đóng thêm so với hiện hành.

Phụ nữ bao nhiêu tuổi thì được hưởng lương hưu?

Theo đó kể từ ngày 01/01/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động nữ trong điều kiện lao động bình thường là đủ 55 tuổi 04 tháng. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035. Lưu ý: - Độ tuổi này áp dụng đối với người lao động nữ trong điều kiện lao động bình thường.

Tham gia bảo hiểm bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?

Như vậy, quy hiện hành thì để đủ điều kiện hưởng lương hưu, công dân phải có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu theo các quy định nêu trên.

Đóng BHXH 15 năm hưởng lương hưu bao nhiêu?

Theo quy định tại dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) khi đóng BHXH 15 năm, lao động nữ được hưởng lương hưu bằng 45% mức đóng nhưng lao động nam phải đóng BHXH 20 năm. Điều này đồng nghĩa với việc lao động nam đóng BHXH 15 năm chỉ được tính bằng 33,75% mức đóng.

Nghỉ hưu trước tuổi thì được hưởng bao nhiêu phần trăm?

Luật BHXH hiện hành quy định NLĐ được nghỉ hưu sớm tối đa 5 năm, song phải suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%. Đồng thời, mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi, NLĐ bị trừ 2% mức hưởng.