Bài tập về nhà có làm sinh viên stress năm 2024

Một cuộc khảo sát lớn đã phát hiện tác động tiêu cực của việc bắt các em học sinh làm quá nhiều bài tập về nhà. Khảo sát này do các nhà nghiên cứu của trường Đại học Standford, Mỹ thực hiện với hơn 4.000 học sinh ở các trường trung học tại California, Mỹ.

"Nghiên cứu của chúng tôi về tác động của bài tập về nhà đang gây thách thức đối với suy nghĩ truyền thống rằng bài tập về nhà chỉ có tốt cho các em", Denise Pope, một giảng viên cấp cao của trường Standford và là đồng tác giả của nghiên cứu được đăng trên tạp chí giáo dục Journal of Experimental Education, nói.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu khảo sát để kiểm tra các nhận thức về bài tập về nhà, tinh thần vui vẻ, thoải mái của học sinh và hành vi nhiệt tình tham gia các hoạt động của học sinh. Ngoài số liệu khảo sát, Pope và các đồng nghiệp còn dùng các câu hỏi mở để khai thác quan điểm của học sinh về bài tập về nhà.

Bài tập về nhà có làm sinh viên stress năm 2024

Các học sinh tham gia khảo sát phải dành trung bình 3,1 giờ để làm bài tập về nhà vào mỗi tối. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra phải làm quá nhiều bài tập về nhà có thể làm giảm tính hiệu quả và thậm chí phản tác dụng. Họ cũng trích dẫn các nghiên cứu trước đây nói rằng việc làm bài tập về nhà chỉ phát huy tốt tác dụng khi các em chỉ phải làm bài tập trong 2 giờ mỗi tối, và khoảng thời gian từ 90 phút đến 2,5 giờ được xem là tối ưu cho các học sinh trung học.

"Bận rộn làm bài tập về nhà khiến học sinh chán nản với việc học, và chỉ làm bài tập đơn giản để cho xong và để lấy điểm", Pope nói. Bà cho biết, nghiên cứu này còn xem xét cả chất lượng bài tập về nhà. Theo đó, bài tập về nhà không đơn giản là "một thói quen cần phải ra bài tập" hàng ngày, mà thay vào đó, bất kỳ bài tập về nhà nào cũng nên có mục đích và lợi ích rõ ràng, chúng phải được soạn thảo, lên giáo án, kích thích học sinh học và phát triển kiến thức cùng các kỹ năng của mình.

Bài tập về nhà có làm sinh viên stress năm 2024

Ngoài ra, nghiên cứu của họ còn phát hiện ra phải làm bài tập về nhà quá nhiều sẽ gây ra các tác động xấu sau:

- Khiến học sinh stress hơn: 56% học sinh xem bài tập về nhà là một nguyên nhân gây căng thẳng. 43% nêu việc phải làm các bài kiểm tra khiến chúng stress. Chỉ chưa đến 1% nói rằng bài tập về nhà không khiến các em căng thẳng hơn.

- Tổn hại sức khoẻ: Trong các câu hỏi mở, nhiều học sinh nói rằng gánh nặng làm bài tập về nhà khiến các em mất ngủ và gặp các vấn đề sức khoẻ khác. Các nhà nghiên cứu đã hỏi học sinh rằng, liệu các em có gặp các vấn đề sức khoẻ như đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ, giảm cân và đau dạ dày không?

- Ít thời gian dành cho bạn bè, gia đình và các hoạt động ngoại khoá: Cả số liệu khảo sát và phản ứng của học sinh đều cho thấy, dành quá nhiều thời gian làm bài tập về nhà nghĩa là các em "không đáp ứng được các nhu cầu phát triển hay các kỹ năng xã hội quan trọng khác". Phải làm bài tập về nhà, các em buộc phải bỏ lỡ các hoạt động khác, không gặp gỡ bạn bè hoặc gia đình và bỏ lỡ cơ hội theo đuổi các sở thích mà các em mong muốn.

Âm nhạc có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng, làm dịu bản thân hoặc kích thích tâm trí và có nhiều lợi ích về mặt nhận thức.

Hầu hết sinh viên trải qua cảm giác căng thẳng cao độ, gây tổn hại đến sức khỏe, hạnh phúc và điểm số. Nguyên nhân phổ biến đến từ trường học, bài tập về nhà, các hoạt động ngoại khóa, thách thức xã hội, những thay đổi (tốt nghiệp, chuyển ra ngoài, sống độc lập), các mối quan hệ và công việc. Trang Verywell Mind chỉ ra 10 biện pháp giảm căng thẳng phù hợp với sinh viên.

Ngủ đủ giấc

Sinh viên với lịch học bận rộn rất hay mất ngủ, dẫn đến làm việc kém hiệu quả, khó tiếp thu và thậm chí gây nguy hiểm cho bản thân khi lái xe. Bạn đừng bỏ qua giấc ngủ, đặt mục tiêu ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi đêm và ngủ trưa khi cần.

Bài tập về nhà có làm sinh viên stress năm 2024

Ảnh: Verywell Mind

Hình dung

Sử dụng hướng dẫn hình ảnh để giảm căng thẳng rất hiệu quả. Hình dung có thể giúp bạn bình tĩnh, tách ra khỏi những gì gây căng thẳng. Bạn cũng có thể sử dụng trực quan hóa để chuẩn bị cho bài thuyết trình và đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra bằng cách hình dung ra bạn sẽ làm tốt như thế nào.

Tập thể dục

Một trong những cách lành mạnh nhất để xả hơi là tập thể dục thường xuyên. Với lịch trình bận rộn, sinh viên có thể tập yoga vào buổi sáng, đi bộ hoặc đi xe đạp đến trường hoặc ôn bài với bạn bè khi đi bộ trên máy chạy bộ tại phòng gym. Bắt đầu ngay bây giờ và duy trì một bài tập thể dục đều đặn trong suốt cuộc đời có thể giúp bạn sống lâu hơn, tận hưởng cuộc sống nhiều hơn.

Tập thở

Khi căng thẳng, bạn thường không suy nghĩ rành mạch như bình thường. Để bình tĩnh lại nhanh chóng hãy tập các bài thở. Bài tập này có thể thực hiện hầu như bất cứ nơi nào để giảm căng thẳng chỉ trong vài phút và đặc biệt hiệu quả để giảm lo lắng trước hoặc ngay cả trong khi làm bài kiểm tra.

Thư giãn cơ bắp

Thư giãn cơ bắp hay còn gọi là PMR, bao gồm việc căng và thả lỏng tất cả cơ cho đến khi cơ thể hoàn toàn nghỉ ngơi. Bằng cách này, bạn có thể giải tỏa căng thẳng khỏi cơ thể trong vài giây, giúp ngủ sâu hơn và thoải mái trước các kỳ thi.

Âm nhạc

Âm nhạc có thể giúp bạn giải tỏa căng thẳng, làm dịu bản thân hoặc kích thích tâm trí và có nhiều lợi ích về mặt nhận thức. Sinh viên có thể nghe nhạc cổ điển trong khi học, nghe nhạc sôi động để đánh thức tinh thần, hoặc thư giãn với sự trợ giúp của những giai điệu chậm rãi yêu thích. Bạn cũng có thể nghe nhạc trong khi đi bộ hay chuẩn bị cho bài kiểm tra.

Bài tập về nhà có làm sinh viên stress năm 2024

Ảnh: USC News

Sắp xếp có tổ chức

Một thực tế là sự bừa bộn sẽ gây căng thẳng, có thể làm giảm năng suất, thậm chí làm bạn mất tiền. Bạn nên giữ cho khu vực học tập tối giản, gọn gàng, điều này làm giảm căng thẳng trong khi học, tiết kiệm thời gian trong tìm kiếm đồ thất lạc và giữ mối quan hệ tốt hơn bạn cùng phòng. Nó cũng giúp sinh viên có cảm giác tích cực về khu vực học tập của mình, khuyến khích học nhiều hơn.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống có thể tăng sức mạnh não bộ hoặc làm bạn cạn kiệt năng lượng tinh thần. Ăn uống lành mạnh được coi là kỹ thuật quản lý căng thẳng và hỗ trợ học tập. Cải thiện chế độ ăn uống có thể giúp bạn tránh những thay đổi tâm trạng, thư giãn tâm trí và nhiều lợi ích hơn nữa.

Tự thôi miên

Tự thôi miên có thể là công cụ quản lý căng thẳng hiệu quả và tăng năng suất học tập. Bạn có thể giúp bản thân giải tỏa căng thẳng khỏi cơ thể và tâm trí, gieo mầm thành công trong tiềm thức của bạn với sức mạnh của tự kỷ ám thị.

Suy nghĩ tích cực

Thói quen lạc quan và suy nghĩ tích cực có thể mang lại sức khỏe, các mối quan hệ và điểm số tốt hơn. Hãy tìm hiểu làm thế nào để huấn luyện bộ não của bạn với những lời tự nhủ tích cực, nghĩ về tương lai tươi sáng. Tuy nhiên, cũng cần tính đến những hạn chế của tinh thần lạc quan để tránh phản tác dụng.