1 tháng được nghỉ bao nhiêu ngày

Bạn đọc Lê Thu hỏi: Dù chưa làm việc hết năm, nhưng tôi có thể xin cộng dồn phép cả năm để nghỉ một lần được hay không?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động làm đủ 12 tháng sẽ được nghỉ phép, hưởng nguyên lương với số ngày cụ thể sau đây:

12 ngày làm việc: Người làm công việc trong điều kiện lao động bình thường.

14 ngày làm việc: Người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

16 ngày làm việc: Người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Trong đó, danh mục các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được thống kê chi tiết tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH.

Tuy nhiên, nếu làm việc lâu năm cho người sử dụng lao động thì người lao động còn được tính phép thâm niên. Cụ thể theo Điều 114 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động cứ làm việc đủ 5 năm cho 1 doanh nghiệp thì được cộng thêm tương 1 ngày vào tổng số ngày phép năm.

Khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định: Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 3 năm một lần.

Theo đó, việc nghỉ phép hằng năm của người lao động sẽ được thực hiện theo lịch nghỉ hằng năm mà người sử dụng lao động đã quy định. Mặc dù do người sử dụng lao động quy định nhưng trước khi ban hành lịch nghỉ phép năm, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của người lao động.

Tuy nhiên, để người lao động có thể thực hiện linh hoạt quyền nghỉ phép hằng năm của mình, quy định trên cũng cho phép các bên thỏa thuận để nghỉ phép năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 3 năm một lần.

Điều này đồng nghĩa rằng, người lao động nếu có nhu cầu thì có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc dồn phép cả năm để nghỉ một lần.

Tuy nhiên, việc có giải quyết cho người lao động nghỉ dồn phép cả năm hay không còn phụ thuộc vào người sử dụng lao động. Nếu người sử dụng lao động đồng ý, người lao động có thể nghỉ toàn bộ phép của năm mà vẫn được trả đủ lương trong những ngày nghỉ.

Trường hợp người sử dụng lao động không đồng ý thì người lao động chỉ có thể thực hiện theo lịch nghỉ đã quy định. Nếu cố tình nghỉ nhiều ngày liên tục từ 5 ngày làm việc trở lên mà không được người sử dụng lao động chấp thuận, người lao động có thể bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo Điểm e Khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2019.

Quy định của pháp luật đối với người lao động luôn là một trong những vấn đề được quan tâm rất nhiều trên thực tế. Đặc biệt là những vấn đề liên quan đến quyền lợi của người lao động về chế độ nghỉ ngơi, làm việc.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan nhằm trả lời cho câu hỏi: 1 tháng được nghỉ ốm tối đa bao nhiêu ngày?

1 tháng được nghỉ ốm bao nhiêu ngày?

Căn cứ quy định tại khoản 1 – Điều 25 – Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội, cụ thể:

Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

Bên cạnh đó, khoản 1 – Điều 26 – Luật BHXH năm 2014, quy định về thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hằng tuần, cụ thể:

– Đối với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng tối đa trong năm:

+ 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.

+ 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.

+ 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

– Đối với người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0.7 trở lên, thì được hưởng:

+ 40 ngày nếu đã đóng Bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.

+ 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.

+ 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

Cùng với đó, quy định tại khoản 3 – Điều 85 – Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, cụ thể:

Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không phải đóng Bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng Bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

So sánh nghỉ ốm hưởng BHXH và nghỉ ốm hưởng nguyên lương

Thứ nhất: Giống nhau

– Đối tượng áp dụng:

+ Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời gian, hợp đồng lao động xác định thời hạn.

+ Cán bộ, công chức, viên chức.

+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân…

+ Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

– Điều kiện hưởng:

+ Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải tai nạn loa động, phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế [trừ trường hợp ốm đau, tai nạn do tự hủy hoại sức khỏe, say rượu, sử dụng ma túy,..

+ Phải nghỉ việc để chăm con dưới 07 tuổi ốm và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.

+ Lao động nữ đi làm trước thời hạn nghỉ sinh con thuộc một trong hai trường hợp trên.

Thứ hai: Khác nhau

– Thời gian nghỉ:

+ Nghỉ ốm hưởng Bảo hiểm xã hội:

Như chúng tôi đã trình bày ở phía trên.

+ Nghỉ ốm hưởng nguyên lương:

Để được nghỉ ốm đau hưởng nguyên lương, thay vì xin nghỉ ốm, người lao động sẽ xin nghỉ phép năm. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm như sau:

12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật người làm nghề, công việc năng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Với người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ hàng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

– Mức hưởng:

+ Nghỉ ốm hưởng Bảo hiểm xã hội:

Mức hưởng chế độ ốm đau tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Đối với trường hợp người lao động nghỉ ốm dài ngày vẫn tiếp tục điều trị sau thời hạn 180 ngày thì mức hưởng dẽ được tính thấp hơn.

+ Nghỉ ốm hưởng nguyên lương:

Người lao động nghỉ ốm hưởng nguyên lương trùng với ngày nghỉ phép năm nên sẽ hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động. Mức hưởng bằng nguyên giá trị lương như khi người lao động đi làm, bằng 100% lương.

Như vậy, 1 tháng được nghỉ ốm tối đa bao nhiêu ngày? Đã được Công ty Luật Hoàng Phi trả lời chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã phân tích một số nội dung về chế độ nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội và nghỉ ốm hưởng nguyên lương. Chúng tôi mong rằng với những nội dung liên quan đã trình bày ở trên sẽ giúp ích được quý bạn đọc.

Chủ Đề