10 tiêu chí xác định hộ nghèo

Thứ tư, 21/09/2022 01:10 Thứ tư, 21/09/2022

Hỏi đáp trực tuyến

Tiêu đề câu hỏi

Điều kiện hưởng chế độ hộ nghèo

Nội dung câu hỏi

Người hỏi: Nguyễn Thị Minh Lương

Tôi năm nay 31 tuổi lấy chồng được 9 năm, do cuộc sống vợ chồng không hạnh phúc nên sau đó tôi chuyển về ở nhờ nhà mẹ đẻ. Tuy chưa ly hôn nhưng tôi đã tách sổ hộ khẩu riêng của tôi và con tôi. Sức khỏe của tôi hiện nay không tốt (bị tim bẩm sinh), nên tôi có nguyện vọng xin được hưởng chế độ hộ nghèo. Năm 2020 trưởng thôn nói đều đã lập danh sách rồi và năm nay cũng vậy. Vậy tôi muốn hỏi trường hợp như tôi có được xét vào diện hộ nghèo không? Điều kiện để xét hộ nghèo như thế nào? Tôi rất mong được sự phản hồi sớm. 

STTNội dungTài liệu đính kém
1

Căn cứ nội dung theo Văn bản số 16/BBT-TTCNTT&TT ngày 10/3/2021 của Ban Biên tập Cổng Thông tin điện tử tỉnh Phú Thọ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Hộ nghèo, hộ cận nghèo là hộ gia đình qua điều tra, rà soát hằng năm ở cơ sở đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo được quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận thuộc danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn. Cụ thể:

 - Hộ nghèo Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;

+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;- Hộ nghèo Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Việc rà soát hộ nghèo được thực hiện theo Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020; Thông tư số 14/2018/TT-BLĐTBXH về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, trong đó có quy định: đối với trường hợp hộ gia đình có phát sinh khó khăn đột xuất thì làm giấy đề nghị xét duyệt bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo gửi đến UBND cấp xã để được xem xét, giải quyết.

10 tiêu chí xác định hộ nghèo
Người dân phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum làm thủ tục nhận tiền vay vốn tín dụng chính sách.  Ảnh: TTXVN

Cụ thể, về chuẩn nghèo sẽ điều chỉnh tiêu chí tại Điều 3 của Nghị định này quy định các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 như sau:

Tiêu chí thu nhập:

- Khu vực nông thôn: 1.500.000 đồng/người/tháng.

- Khu vực thành thị: 2.000.000 đồng/người/tháng.

Tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản:

- Các dịch vụ xã hội cơ bản (6 dịch vụ), gồm: Việc làm; y tế; giáo dục; nhà ở; nước sinh hoạt và vệ sinh; thông tin.

- Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (12 chỉ số), gồm: Việc làm; người phụ thuộc trong hộ gia đình; dinh dưỡng; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin.

Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình giai đoạn 2022 - 2025 quy định:

Chuẩn hộ nghèo:

- Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

- Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

Chuẩn hộ cận nghèo:

- Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.

- Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.

Ông Tô Đức, Vụ trưởng, Chánh Văn phòng quốc gia về giảm nghèo (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho biết: Giai đoạn từ năm 2016-2021, hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân từ 700.000 đồng/người/tháng trở xuống ở khu vực nông thôn. Ở khu vực thành thị, mức này là từ 900.000 đồng trở xuống.

Trong giai đoạn 2022-2025, Việt Nam sẽ áp dụng chuẩn nghèo đa chiều mới với việc tăng mức chuẩn nghèo về thu nhập và xác định thêm chuẩn nghèo mới về việc làm. Theo đó, mức chuẩn hộ nghèo, cận nghèo về thu nhập sẽ lấy chung mốc 1,5 triệu đồng/người/tháng khu vực nông thôn và 2 triệu đồng/người/tháng khu vực thành thị. Hộ nghèo và cận nghèo sẽ khác nhau ở tiêu chí dịch vụ xã hội còn thiếu. Việc điều chỉnh này sẽ khuyến khích địa phương quan tâm đầu tư giảm nghèo cho các hộ dân ở các dịch vụ còn thiếu bên cạnh chiều về thu nhập.

“Việc tăng tiêu chí về mức thu nhập xác định chuẩn nghèo mới và các chiều dịch vụ xã hội sẽ làm tăng số hộ nghèo, cận nghèo. Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ sẽ bao phủ và hỗ trợ thực chất hơn tới đối tượng hộ nghèo, cận nghèo trong giai đoạn từ năm 2022-2025”, ông Tô Đức cho biết.