3 vật liệu thường dùng để làm vật cách điện là

Câu hỏi: Vật cách điện là gì?

Lời giải:

- Các vật không cho dòng điện chạy qua gọi là vật cách điện.

-Ví dụ các vật bằng cao su, sứ, nhựa, giấy khô, gỗ khô… như: sách, vở, cốc thuỷ tinh, cốc nhựa,

Cùng Top lời giải tìm hiểu về bài học Chất dẫn điện và chất cách điện – Dòng diện trong kim loại nhé

I – CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN

-Chất dẫn điệnlà chất cho dòng điện đi qua. Chất dẫn điện gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận dẫn điện. Từ đó ta có thể nói vật dẫn điện là vật được tạo bởi chất [vật liệu] dẫn điện và cho dòng điện đi qua.

-Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Chất cách điện gọi là vật liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận cách điện. Từ đó ta có thể nói vật cách điện là vật được tạo bởi chất [vật liệu] cách điện và không cho dòng điện đi qua.

-Chất dẫn điện [cách điện] được gọi là vật dẫn điện [cách điện] khi được dùng để làm các vật hay bộ phân dẫn điện [cách điện].

Ví dụ:

+ Các kim loại, dung dịch muối, axit, nước thường dùng … là các vật liệu dẫn điện.

+ Nước nguyên chất, gỗ khô, không khí, nhựa, chất dẻo, cao su, … là cac vật liệu cách điện ở điều kiện thường.

II – DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI

- Kim loại là chất dẫn điện.

- Trong kim loại có các electron thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại. Các electron đó gọi là electron tự do.

- Trong mạch kín có dòng điện chạy qua, các êlectrôn tự do trong kim loại bị cực âm đẩy đồng thời bị cực dương hút.

- Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.

III. Phương pháp giải bài tập

Dạng 1: Nhận biết vật dẫn điện, vật cách điện

Để nhận biết vật dẫn điện hay vật cách điện ta dựa vào đặc điểm sau:

+ Vật dẫn ddienj cho dòng điện đi qua

+ Vật không dẫn điện không cho dòng điện đi qua

Dạng 2: Xác định chiều chuyển động của các electron tự do trong kim loại

+ Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do

+ Khi mắc vào mạch kín có dòng điện chạy qua thì các electron tự do bị cực âm đẩy và cực dương hút. Tức là dòng electrong tự do sẽ chuyển động từ âm sang dương

Vậy, trong dây kim loại có dòng điện chạy qua thì các electron tự do sẽ di chuyển từ cực âm qua vật tiêu thụ điện và về cực dương của nguồn điện

IV. Bài tập vận dụng

Câu 1.Quan sát và nhận xét:

Hãy quan sát hình hoặc các vật thật tương ứng và cho biết chúng gồm:

1. Các bộ phận dẫn điện là....

2. Các bộ phận cách điện là...

Bài giải:

1. Các bộ phận dẫn điện là: Dây tóc, dây trục, hai đầu dây đèn, hai chốt cắm, lõi dây của phích cắm.

2. Các bộ phận cách điện là: Trụ thủy tinh, thủy tinh đen của bóng đèn, vỏ nhựa của phích cắm, vỏ dây của phích cắm.

Câu 2.Hãy kể tên ba vật liệu thường dùng để làm vật dẫn điện và ba vật liệu thường dùng để làm vật cách điện.

Bài giải:

-Các vật liệu thường dùng để làm vật dẫn điện: Đồng, sắt, nhôm, chì, vônfram, thiếc .... [các kim loại]

-Các vật liệu thường dùng để làm vật cách điện: Nhựa [chất dẻo], thủy tinh, cao su, không khí, gỗ khô, vải khô, chân không...

Câu 3.Hãy nêu một số trường hợp chứng tỏ rằng không khí ở điều kiện bình thường là chất cách điện.

Bài giải:

Có thể là một trong các trường hợp sau:

-Trong mạch điện thắp sáng bóng đèn pin, khi công tắc ngắt, giữa hai chốt công tắc là không khí, đèn không sáng. Vậy bình thường không khí là chất cách điện.

-Trong mạch điện thắp sáng bóng đèn compac, khi công tắc ngắt, giữa hai chốt công tắc là không khí, đèn không sáng. Vậy bình thường không khí là chất cách điện.

-Các dây tải điện đi xa, không có vỏ bọc cách điện, tiếp xúc trực tiếp với không khí. Giữa chúng không có dòng điện nào chạy qua không khí.

Câu 4.Hãy nhớ lại xem trong nguyên tử, hạt nào mang điện tích dương, hạt nào mang điện tích âm.

Bài giải:

-Hạt nhân của nguyên tử mang điện tích dương, các electron mang điện tích âm.

Câu 5.Hãy nhận biết trong mô hình này:

-Kí hiệu nào biểu diễn các electron tự do?

-Kí hiệu nào biểu diễn phần còn lại của nguyên tử. Chúng mang điện tích gì? Vì sao?

Bài giải:

-Trong hình 20.3 SGK các electron tự do là các vòng nhỏ có dấu "-", phần còn lại của nguyên tử là những vòng lớn có dấu "+". Phần này mang điện tích dương. Vì nguyên tử khi đó thiếu [mất bớt] electron.

Câu 6.Hãy cho biết các electron tự do bị cực nào của pin đẩy, bị cực nào của pin hút.

Kết luận: Các ... trong kim loại .... tạo thành dòng điện chạy qua nó.

Bài giải:

-Electron tự do mang điện tích âm bị cực âm đẩy, bị cực dương hút.

-Kết luận: Các electron tự do trong kim loại dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện chạy qua nó.

Câu 7.Vật nào dưới đây là vật dẫn điện?

A. Thanh gỗ khô

B. Một đoạn ruột bút chì

C. Một đoạn dây nhựa

D. Thanh thủy tinh

Bài giải:

-Chọn B: Một đoạn ruột bút chì

Câu 8.Trong các dụng cụ và thiết bị điện thường dùng, vật liệu cách điện được sử dụng nhiều nhất là:

A. Sứ C. Nhựa

B. Thủy tinh D. Cao su

Bài giải:

Chọn C: Nhựa

Câu 9.Trong vật nào dưới đây không có các electron tự do?

A. Một đoạn dây thép

B. Một đoạn dây đồng

C. Một đoạn dây nhựa

D. Một đoạn dây nhôm.

Bài giải:

Chọn C. Một đoạn dây nhựa.

Hay nhất

Vật dẫn điện:đồng, nhôm, sắt,

Vật cách điện: cao su, nhựa, sứ

Chất dẫn điện và chất cách điện dòng điện trong kim loại. Bài C2 trang 56 sgk vật lý 7. Hãy kể tên ba vật liệu thường dùng

C2. Hãy kể tên ba vật liệu thường dùng để làm vật dẫn điện và ba vật liệu thường dùng để làm vật cách điện.

– Các vật liệu thường dùng để làm vật dẫn điện: đồng, sắt, nhôm, chì, vônfram, thiếc….[các kim loại]

– Các vật liệu thường dùng để làm vật cách điện: nhựa [chất dẻo], thủy tinh, cao su, không khí, gỗ khô, vải khô, chân không…

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Hãy kể tên ba vật liệu thường dùng để làm vật dẫn điện và ba vật liệu thường dùng để làm vật cách điện.

Các câu hỏi tương tự

  • Toán lớp 7
  • Ngữ văn lớp 7
  • Tiếng Anh lớp 7

Những câu hỏi liên quan

Hãy kể tên ba vật liệu thường dùng để làm vật dẫn điện và ba vật liệu thường dùng để làm vật cách điện.

Ba vật liệu thường dùng để làm vật cách điện là:

A. Sứ, thủy tinh, nhựa  

B. Nilông, sứ, nước nguyên chất  

C. Sơn, gỗ, cao su  

D. Nhựa bakelit, không khí

Câu 32: Ba kim loại thường dùng để làm vật dẫn điện là:

A.Chì, vônfram, kẽm                                 B. Thiếc, vàng, nhôm       

C. Đồng, nhôm, thép                                   D. Đồng, vônfram, bạc

Câu 33: Ba vật liệu thường dùng để làm vật cách điện là:

A.Sứ, thuỷ tinh, nhựa                                         B. than chì, gỗ, cao su        

C.  không khí, nilông, nước                                  D. sứ, nhôm, nhựa

Câu 34: Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện, người ta chế tạo thiết bị nào dưới đây ?

A. Băng kép dùng trong bàn là điện                                           C. Mô tơ điện            

B. Máy điện thoại                                                                       D. Đồng hồ quả lắc có lắp pin

Câu 35: Khi có dòng điện chạy qua các vật dẫn thì các vật dẫn bị………………….

A. đốt nóng và phát sáng          B. nóng lên         

C. đổi màu                                D. mềm và cong đi

Câu 36: Vật nào dưới đây có thể gây ra tác dụng từ?

A. Mảnh nilon được cọ xát mạnh           

B. Sợi dây cao su có hai đầu nối với hai cực của pin

C. Một pin còn mới đặt riêng trên bàn    

D. Một cuộn dây dẫn có dòng điện chạy qua

1.có mấy loại điện tích ?những điện tích loại naò thì đẩy nhau,hút nhau?

2.có 1 vật đã nhiễm điện ,làm thế nào đẻ biết được nó nhiễm điện dương hay âm

3.chất dẫn điện là gì?chất cách điện là gì?hãy kể các vật liệu thường dùng để làm vật dẫn điện,cách điện trong các dụng cụ điện mà em biết?

4.sử dụng các ký hiệu quy ước vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 nguồn điện 2 pin,2 bóng đèn mắc nối tiếp,các dây nới và 1 công tắc K trong trường hợp đèn sáng

*nhắc đến bóng đèn ms nhớ,dạo này có ai ở trường đc lm bóng đèn sáng như tui ko

5.lấy vd chứng tỏ dòng điện có tác dụng từ,nhiệt,phát sáng,hóa học,sinh lí

Câu 77: Vật dẫn điện là vật:

A. Có khối lượng riêng lớn                     C. Có các hạt mang điện

B. Cho dòng điện chạy qua                     D. Có khả năng nhiễm điện

Câu 78: Ba vật liệu thường dùng để làm vật cách điện là:

A. Sứ, thuỷ tinh, nhựa                             B. sơn, gỗ, cao su

C. không khí, nilông                                D. sứ, nhôm, nhựa

Câu 79: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào biểu hiện tác dụng sinh lý của dòng điện?

A. Dòng điện qua cái quạt làm cánh quạt quay.

B. Dòng điện qua bếp điện làm cho bếp điện nóng lên.

C. Dòng điện chạy qua bóng đèn làm bóng đèn sáng lên.

D. Dòng điện qua cơ thể gây co giật các cơ.

Câu 81: Ampe kế nào dưới đây là phù hợp nhất để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn pin [cho phép dòng điện có cường độ lớn nhất là 0,35A].

A. Ampe kế có giới hạn đo: 2A

B. Ampe kế có giới hạn đo: 100mA

C. Ampe kế có giới hạn đo: 0,5A

D. Ampe kế có giới hạn đo: 1A

Câu 82: Trường hợp nào dưới đây đổi đơn vị sai?

A. 1,28 A = 1280mA                   B. 32mA = 0,32 A

C. 0,35 A = 350 mA                    D. 425 mA = 0,425 A

Câu 83:Chọn đáp án đúng: Vật nào dưới đây là vật dẫn điện ?

A. Một thanh gỗ khô.                 B. Một thanh đồng.

C. Một thanh nhựa.                    D. Một thanh thuỷ tinh

Câu 84: Chọn đáp án đúng: Đơn vị đo cường độ dòng điện là:

A. Vôn.                           B. Ampe.

C. Vôn kế.                      D. Ampe kế.

Câu 85: Chọn đáp án đúng: Vật bị nhiễm điện có khả năng gì?

A. Hút các vật nhẹ.                           B. Đẩy các vật nhẹ.

C. Vừa hút vừa đẩy.                         D. Không hút không đẩy.

Câu 86: Chọn đáp án đúng: Có thể làm cho vật nhiễm điện bằng cách nào?

A. Bỏ vật vào nước nóng.                  B. Hơ nóng vật.

C. Cọ xát.                                           D. Làm lạnh vật.

Câu 87: Chọn đáp án đúng: Biểu thức nào đúng đối với đoạn mạch gồm hai đèn mắc nối tiếp?

A. I=I1+I2                B. I=I1=I2              C.U=U1=U2                D.U=U1-U2

Câu 88: Chọn đáp án đúng: Dòng điện có tác dụng sinh lý vì nó có thể:

A. làm nóng dây tóc đèn.                                  B. làm biến dạng đồ vật.

C. phân tích dung dịch muối đồng.                   D. làm co giật cơ thể sinh vật.

Câu 89: Chọn đáp án đúng: Phát biểu nào sau đây là đúng đối với đoạn mạch gồm hai đèn mắc song song?

A. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên các đèn.

B. Cường độ dòng điện trên các đèn là bằng nhau.

C. Hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn là bằng nhau.

D. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch luôn nhỏ hơn hiệu điện thế của mỗi đèn.

Câu 90: Khi đặt hai vật cùng nhiễm điện âm gần nhau, giữa chúng có xu hướng?

A. Hút nhau                             B. Đẩy nhau

C. Vừa hút vừa đẩy                  D. Cả A, B, C đều sai

Câu 91: Các vật hay vật liệu nào sau đây là dẫn điện ở điều kiện bình thường?

A. Đoạn ống nhựa                      B. Mảnh sứ

C. Không khí                              D. Đoạn thanh đồng

Câu 92: Đơn vị đo cường độ dòng điện là?

A. Ampe                           B. Ampe kế             C. Vôn                           D. Vôn kế

Câu 93: Mỗi nguồn điện đều có ?

A. Một cực                       B. Hai cực                C. Ba cực                      D. Bốn cực

Hãy kể tên những bộ phận làm bằng vật liệu dẫn điện trong các đồ dùng điện mà em biết. Chúng làm bằng vật liệu dẫn điện gì?

Video liên quan

Chủ Đề