Ăn thịt ngỗng có tốt không

Thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải, nguyên Viện trưởng Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết thịt ngỗng màu sẫm, hương vị đậm và béo nhưng một số bộ phận không tốt cho sức khỏe.

Nội tạng của ngỗng như gan, mề, lòng... có hàm lượng cholesterol cao. Đây cũng là phần dễ nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn và virus nhiễm bệnh. Trong đó, gan ngỗng chứa mầm bệnh vì tích lũy nhiều kim loại nặng. Khi chế biến, gan phải được nấu chín hẳn, nếu còn tái sẽ không diệt hết được các loại virus gây bệnh. Phụ nữ mang thai, người bị bệnh gout nên hạn chế ăn.

Không nên ăn da ngỗng nhiều, nhất là người mắc bệnh tăng mỡ máu. Theo bác sĩ, phần này chứa nhiều chất béo và hàm lượng cholesterol cao. Da cũng là mặt tiếp xúc với vi khuẩn, virus và chứa một số loại độc tố hòa tan. Người có cơ địa mẫn cảm, dị ứng như hen suyễn, phong thấp có thể bị mẩn ngứa, nổi ban, khó thở sau khi ăn thịt ngỗng.

Phao câu là phần sau cùng của thân ngỗng, kể cả vịt, ngan, gà cũng như một số loài chim, tích tụ nhiều mỡ nhất trong cơ thể con vật. Phần cánh ngỗng béo, thực chất là chất béo của da, cũng nên ăn hạn chế ăn, nhất là những người bị bệnh tim mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ, sỏi thận, sỏi mật, béo phì. Tuy nhiên, nguy cơ gây hại khi ăn những bộ phận đó không đáng kể, trừ trường hợp ăn lượng lớn và ăn trong nhiều ngày.

Thịt ngỗng màu sẫm hơi giống thịt bò, hương vị đậm và béo hơn so với thịt gà hay thịt vịt. Ảnh: Realtree

Lưu ý khi chế biến thịt ngỗng

"Muốn món ăn ngon thì nguyên liệu phải ngon", bác sĩ khẳng định. Bí quyết chọn thịt ngỗng ngon là ngỗng già, phần thịt không quá nhiều mỡ, dày thịt, màu sắc đều màu là đạt. Nên rửa qua thịt ngỗng với nước lạnh, sau đó lấy muối xát quanh thân ngỗng để giảm bớt mùi hôi tanh rồi rửa lại một lần nữa với nước. 

Ngỗng nướng trực tiếp trên bếp lửa hoặc lấy giấy bạc bọc lại cho vào lò nướng, thịt sẽ thơm và chắc. Có thể chế biến những món ăn khác như hấp, quay, xào, tẩm ướp các loại gia vị khác nhau cho phù hợp.

Theo y học cổ truyền, thịt ngỗng có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ ngũ tạng, dưỡng âm ích khí, ngừng tiêu khát,… Dùng thích hợp cho các trường hợp gầy yếu, mỏi mệt, suy nhược cơ thể,... Bài viết này xin giới thiệu một số món ăn bồi bổ chữa bệnh từ thịt ngỗng.

Theo y học cổ truyền, thịt ngỗng có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ ngũ tạng, dưỡng âm ích khí, ngừng tiêu khát… Dùng thích hợp cho các trường hợp gầy yếu, mỏi mệt, suy nhược cơ thể... Bài viết này xin giới thiệu một số món ăn bồi bổ chữa bệnh từ thịt ngỗng.

Trường hợp bị đau bụng, chậm tiêu, đầy hơi: Dùng thịt ngỗng 300g hầm nhừ lấy nước, lấy nước hầm đó cho gạo vào nấu cháo ăn ngày 1 lần. Dùng 3 - 5 ngày.

Cơ thể suy nhược, mất ngủ: Thịt ngỗng 300g, táo nhân 5g, cho vào nồi hầm nhừ, khi ăn thêm gia vị, ăn ngày 1 lần. Dùng 5 - 7 ngày.

Món ăn từ thịt ngỗng tốt cho người gầy yếu, suy nhược cơ thể,...

Dùng trong trường hợp miệng họng khô, khát nước, mệt mỏi ở người bệnh hen, đái tháo đường: Thịt ngỗng 500g, thịt lợn nạc 100g, sơn dược 20g, sa sâm 20g, ngọc trúc 20g. Cho tất cả vào nồi, thêm nước và gia vị vừa ăn, đun nhỏ lửa hầm nhừ. Ăn ngày một lần vào bữa cơm. Cách ngày ăn 1 lần. Dùng 1 tuần là một liệu trình.

Dưỡng âm ích khí, bổ tâm an thần, dùng trong các trường hợp người gầy yếu, tâm thể mỏi mệt, tóc khô, bạc sớm: Thịt ngỗng 500g, khoai tây 150g, long nhãn 50g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Thịt ngỗng rửa sạch, chần qua nước sôi, thái miếng, ướp gia vị; khoai tây gọt vỏ, thái miếng. Cho dầu ăn vào chảo, chờ dầu nóng, đổ thịt ngỗng vào đảo qua, thêm nước đun chín, sau đó cho khoai tây, long nhãn vào hầm cho đến khi thịt nhừ, khoai tây mềm là dùng được. Ăn ngày 1 lần trong bữa cơm. Cách ngày ăn 1 lần. Dùng 1 tuần là một liệu trình.

Bổ tỳ vị nhuận táo,trừ khát, người mệt mỏi ăn ít, gầy yếu: Thịt ngỗng 500g, hoàng kỳ 20g, đảng sâm20g, táo tàu 20g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Thịt ngỗng rửa sạch, thái miếng; các vị thuốc rửa sạch. Cho tất cả vào nồi, thêm nước và gia vị, hầm nhừ. Khi dùng bỏ bã thuốc, ăn thịt, uống canh hầm. Ăn ngày 1 lần. Dùng 5 - 7 ngày.

Dưỡng huyết, bổ huyết, bổ thận: Thịt ngỗng 500g, cẩu khởi tử 30g, quả dâu 30g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Thịt ngỗng rửa sạch, thái miếng, cẩu khởi tử và quả dâu rửa sạch. Cho tất cả vào nồi, thêm gia vị ninh nhừ. Ăn ngày 1 lần. Cách ngày ăn 1 lần. Dùng 1 tuần là một liệu trình.

Nếu không muốn thịt ngỗng gây họa cho cơ thể thì những người này nên hạn chế ăn, thậm chí là không nên ăn thì càng tốt.

Thịt ngỗng rất tốt nhưng không phải tất cả mọi người đều có thể ăn được.

Thịt ngỗng rất giàu chất dinh dưỡng, mang tới nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nó có vị rất ngon, mùi thơm độc đáo nên được nhiều người yêu thích. Mặc dù thịt ngỗng rất tốt nhưng không phải tất cả mọi người đều có thể ăn được, đặc biệt là nhóm 5 người sau đây cần đặc biệt nên tránh.

Ăn thịt ngỗng có bị gì không?

Da ngỗng cũng là phần mà bạn không nên ăn nhiều, nhất là người mắc bệnh tăng mỡ máu vì phần da chứa nhiều chất béo và hàm lượng cholesterol cao. Da ngỗng cũng là mặt tiếp xúc với vi khuẩn, virus và chứa một số loại độc tố hòa tan.

Ăn thịt ngỗng có tác dụng gì?

Theo Đông y, thịt ngỗng kiện tỳ hoà vị bổ hư, chỉ khát. Dùng cho các trường hợp gầy còm, mỏi mệt, suy nhược cơ thể, tiểu đường. Mật ngỗng thanh nhiệt giải độc; trứng ngỗng bổ trung ích khí; lông và màng da chữa bệnh ngoài da, vỏ trứng trị mụn nhọt...

Thịt ngỗng màu gì?

Không thể phủ nhận tác dụng của thịt ngỗng đối với sức khỏe con người nhưng theo thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hải, nguyên Viện trưởng Dinh dưỡng Quốc gia, thịt ngỗng màu sẫm, hương vị đậm và béo nhưng một số bộ phận không tốt cho sức khỏe.

Thịt ngỗng chế biến món gì ngon?

Tổng hợp 15 cách chế biến món ngon từ ngỗng đơn giản hấp dẫn tại....
Ngỗng nướng. ... .
Ngỗng xào lăn. ... .
Thịt ngỗng giả cầy. ... .
Gan ngỗng áp chảo sốt dâu. ... .
Thịt ngỗng xào sả ớt. ... .
Thịt ngỗng xào nấm. ... .
Lườn ngỗng hun khói. ... .
Lườn ngỗng áp chảo..

Chủ Đề