Bà bầu có nên ăn sake

Quả sa kê không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể mà còn giúp ngăn ngừa nhiều bệnh tật nhờ có dược tính cao.

Ăn sa kê giúp kiểm soát chứng huyết áp cao thông qua việc duy trì sự ổn định của các chỉ số huyết áp.

100 gr sa kê chứa 490 mg kali và chỉ 2 mg sodium (chất trong muối ăn) nên giúp giảm huyết áp ở bệnh nhân huyết áp cao. Lượng lớn kali, chất xơ và các hợp chất có lợi cho tim mạch khác đều có trong sa kê, theo trang WebMD.

Chất xơ trong quả sa kê đem lại cảm giác no bụng kéo dài. Sa kê có hàm lượng chất béo, calo thấp song lại giàu protein tăng cường cơ bắp và đốt chất béo.

Muốn tăng cường năng lượng, hãy ăn sa kê. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, 100 gr sa kê cung cấp cho cơ thể hơn 103 kcal năng lượng; 27,12 gr carbohydrate; 4,9 gr chất xơ; 11 gr đường và riboflavin. Ngoài ra, một lạng sa kê chứa 70 ml nước; 1,07 gr protein; 0,23 gr lipid; 27,12 gr carbohydrate; 4,9 gr chất xơ; 11 gr đường; 17 mg canxi; 25 mg magiê; 30 mg phốt pho; 490 mg kali; 2 mg natri; 29 mg vitamin C; 14 mcg folate; 0,1 mg vitamin E...

Ít nhất 3 cuộc nghiên cứu khoa học riêng biệt chỉ ra rằng sa kê có thể trở thành liệu pháp tiềm năng chữa các loại ung thư khác nhau. Các chất phytochemical trong sa kê ức chế hoạt động của tế bào ung thư.

Giảm gàu và kiểm soát tóc rụng. Sa kê rất giàu vitamin, khoáng chất cùng lượng lớn a xít béo omega-3 và omega-6 giúp tóc phát triển và tăng cường sức mạnh của sợi tóc. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Pháp cho thấy bổ sung a xít béo omega-3 và omega-6 cùng các chất chống ô xy hóa trong 6 tháng làm giảm đáng kể rụng tóc và tăng độ dày của tóc. A xít béo omega-3 giúp dưỡng ẩm cho da đầu để chữa trị gàu và giảm gàu cho tóc.

Bà bầu có nên ăn sake

Sa kê cắt miếng có thể đem rán hoặc luộc sơ nấu chè

Ảnh: Shutterstock

\n

Sa kê có an toàn cho thai phụ ?

Mặc dù sa kê đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe song thai phụ tạm thời không nên ăn loại quả này, theo Boldsky. Mang thai là thời điểm cơ thể trải qua nhiều thay đổi.

Theo các chuyên gia Ấn Độ, sa kê có thể không gây ra các vấn đề trong khi mang thai, mặc dù không có đủ bằng chứng khoa học để xác nhận như vậy song tốt nhất, các bà mẹ không nên bổ sung sa kê trong chế độ ăn uống của mình.

Tình trạng ô xy hóa xảy ra khi cơ thể có sự mất cân bằng giữa việc sản xuất các gốc tự do và khả năng chống lại các gốc tự do thông qua hoạt động của những chất chống ô xy hóa, có thể gây ra bệnh tật.

Hàm lượng phong phú a xít béo omega-3 và omega-6 trong sa kê giữ da và tóc khỏe mạnh. Hơn nữa, sa kê cũng chứa vitamin C, chất thiết yếu cho làn da săn chắc. Các chất chống ô xy hóa trong sa kê không chỉ giúp kiểm soát tình trạng ô xy hóa mà còn ngăn ngừa viêm da.

Trị mất ngủ. 100 gr sa kê chứa 25 mg magiê - chất giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Ăn sa kê giúp giảm căng thẳng, qua đó đẩy lùi chứng mất ngủ. Magiê duy trì nồng độ GABA trong cơ thể. GABA là một chất dẫn truyền thần kinh cần thiết để có giấc ngủ ngon. Vì vậy, ăn sa kê ngăn ngừa rối loạn giấc ngủ.

Cải thiện chức năng não bộ. Bộ não là cơ quan quan trọng nhất của cơ thể. Có nhiều loại vitamin, khoáng chất và hợp chất khác nhau mà cơ thể cần để đảm bảo chức năng hoạt động của não. Sa kê giàu kali (chất bổ não), folate (làm giảm nguy cơ mắc Alzheimer) và các vitamin cùng khoáng chất khác giúp não hoạt động tốt.

Chất xơ trong sa kê giúp quá trình tiêu hóa diễn ra suôn sẻ, khi kích thích nhu động ruột và tiết dịch vị dạ dày giúp quy trình nuốt và phá vỡ các hạt thức ăn trong ruột dễ dàng. Thực tế là ăn sa kê ngăn ngừa táo bón, từ đó giảm thiểu nguy cơ ung thư ruột kết.

Bệnh nhân tiểu đường nên ăn sa kê vì giúp hạ chỉ số đường huyết glycemic. Loại quả này cũng có tác dụng làm tăng khả năng chịu glucose, qua đó giúp kiểm soát bệnh tiểu đường.

Cây Sa kê có tên Tiếng Anh là Breadfruit. Đây là một loài cây được dùng phổ biến làm thực phẩm. Bên cạnh đó, Sa kê còn được dùng để làm thuốc. Nó được dùng ở nước ta để trị bệnh gút, sỏi thận, viên gan vàng da, tiểu đường. Bài viết này trình bày cụ thể về Sa kê và công dụng, cách dùng của nó.

Sa kê còn có tên gọi khác là Arbre à painvrai. Tên khoa học là Artocarpus incisa L. Thuộc họ Dâu tằm (Moraceae)

Mô tả cây Sa kê

Sa kê là cây thân gỗ, cao 10-12 m có thể tới 15-20 m. Thân cây thường có đường kính khoảng 90 cm. Tán lá lớn, phiến lá rất to dài 30-50cm, rộng 10- 12cm, chia thùy lông chim nhưng cũng có những lá nguyên hoặc chỉ chia thùy ít nhiều màu xanh lục thẫm bóng, mặt dưới lá nháp.

Bà bầu có nên ăn sake
Hình ảnh toàn cây sa kê

Cụm hoa đực có hình chùy và chỉ có một nhị. Cũng có khi hoa đực tụ họp hình dạng như đuôi con sóc. Cụm hoa cái hình cầu, cũng có khi hình ống. Quả Sa kê là quả kép rất to, gần như tròn hoặc hơi hình trứng, có đường kính 12- 20 cm, vỏ màu xanh lục nhạt hay vàng nhạt. Thịt quả rất nạc và trắng, chứa nhiều bột. Quả Sa kê mọc thành từng chùm vài ba quả không có hạt, nhưng cũng có những quả có hạt chìm trong thịt quả.

Sa kê có chất gì?

Trong bột quả sa kê có 2-3 hoặc 6% nước, 3,2% muối vô cơ, 0,2 đến 1,17% chất béo, 1,1 đến 4,09% chất đạm, 64 đến 85% tinh bột, đường, dextrin, 2-3% độ tro.

Tác dụng trái và lá Sa kê

Theo Y học hiện đại

Hạt Sa kê chứa ba loại lectin khác nhau (Frutalin, Frutapin và Frutackin). Frutalin là một glycoprotein có đặc tính kháng u và có khả năng phát hiện dấu ấn sinh học khối u đã được báo cáo.

Ở phương Tây, quả sa kê có tác dụng gì? Sử dụng cho các bệnh viêm khớp, hen suyễn, đau lưng, chữa lành vết thương, nhiễm trùng tai và các bệnh chứng khác. Tuy nhiên hiện nay không có bằng chứng khoa học nào chứng minh những công dụng này.

Người ta cho rằng Sa kê có thể làm giảm huyết áp bằng cách giảm nhịp tim và làm yếu lực co bóp cơ tim.

Theo Y học dân gian

Theo Y học cổ truyền, rễ Sa kê có tính làm dịu, trị ho. Vỏ cây có tác dụng sát khuẩn. Tác dụng của lá sa kê là tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu. Ở một số nước, rễ cây Sa kê dùng trị bệnh hen và các chứng rối loạn dạ dày, đau răng, bệnh về da. Vỏ sa kê dùng trị ghẻ. Nhựa sa kê được dùng pha loãng trị tiêu chảy và lỵ. Còn lá của Sa kê tươi được dùng với lá đu đủ tươi, giã với vôi để đắp trị nhọt. Ở nước ta, người dân dùng lá sa kê chữa phù thũng, viêm gan vàng da bằng cách nấu lá sa kê tươi để uống.

Từ lâu ở Pháp, người ta đã thu hái quả Sa kê về lùi trong tro nóng hoặc nướng trên than hồng để ăn. Ở Ấn Độ, quả Sa kê thậm chí được coi như một món ăn cao cấp. Người ta cắt quả thành từng lát mỏng, chiên với mỡ hay với bơ, hương vị giống như những miếng bánh mì rán. Ngoài ra, họ còn dùng quả Sa kê nấu món cari, rang, xay thành bột để chế ra nhiều món ăn hằng ngày.

Ở một số nước, người ta dùng quả Sa kê còn xanh cho lên men rồi chế thành món “po poi” giống như pho mát. Đó là một món ăn có giá trị dinh dưỡng cao, phối hợp với bánh bột quả sa kê để làm các loại bánh ngọt, ngon và bổ. Có nơi lại dùng quả sa kê xanh nấu với cá và tôm. Hoặc đem luộc, rồi thái lát phơi khô nấu với gạo. Do đó, thế giới thường biết cây này với tên Breadfruit – “cây bánh mì”.

Bà bầu có nên ăn sake
Quả Sa kê có thể được chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng

Thận trọng khi dùng Sa kê

Khi dùng để làm thực phẩm, quả và hạt của Sa kê là an toàn tuyệt đối. Tuy nhiên không có đủ thông tin có sẵn để biết liệu Sa kê có an toàn như một loại thuốc hay các tác dụng phụ có thể xảy ra hay không. Khi dùng sa kê, bạn nên lưu ý những vấn đề sau:

  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú: Chưa có bằng chứng về việc được sử dụng Sa kê như một loại thuốc trong khi mang thai và cho con bú. Để an toàn, nên tránh sử dụng.
  • Rối loạn đông máu: Có lo ngại rằng Sa kê có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Không sử dụng Sa kê làm thuốc nếu bạn bị rối loạn đông máu.
  • Dị ứng: Quả Sa kê có thể gây ra phản ứng dị ứng ở những người nhạy cảm với chuối hoặc quả sung benjamin.
  • Hạ huyết áp: Sa kê có thể làm giảm huyết áp. Điều này có thể làm cho huyết áp giảm xuống quá thấp ở những người đã có huyết áp thấp.

Bài thuốc từ Sa kê

Hỗ trợ điều trị bệnh tăng huyết áp

Lá sa kê đã vàng (vừa rụng) 2 lá, rau ngót tươi 50 g, lá chè xanh tươi 20 g. Nấu chung, lấy nước uống trong ngày.

Trị bệnh gút, sỏi thận

Lá Sa kê còn tươi 100 g, dưa leo 100 g, cỏ xước khô 50 g. Cho vào nồi nấu tất cả, lấy nước uống trong ngày.

Hỗ trợ điều trị đái tháo đường

Lá sa kê (loại lá đã già) 100 g, quả đậu bắp tươi 100 g, lá ổi non 50 g. Tất cả đem nấu chung cho 70 0ml nước, nấu còn 40 0ml uống thay trà hàng ngày, 15 ngày 1 liệu trình.

Tóm lại, Sa kê là một loại cây quý, ngoài việc được sử dụng làm thực phẩm còn được dùng làm thuốc. Tuy nhiên không có nhiều bằng chứng về việc điều trị bệnh của Sa kê. Tác dụng của trái sa kê là sử dụng để sát khuẩn, tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu, trị ho, sát khuẩn, tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu, trị bệnh hen và các chứng rối loạn dạ dày, đau răng, bệnh về da, ghẻ, tiêu chảy và lỵ. Khi muốn sử dụng Sa kê để trị bệnh, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.