Bác hồ với thị trấn rừng thông thanh hóa năm 2024

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm và sự quan tâm đặc biệt đối với Thanh Hóa. Khi Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Thanh Hóa lần đầu tiên (20-2-1947), Người căn dặn “Tỉnh Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu”. Năm nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thanh Hóa kỷ niệm 70 năm lần đầu tiên Bác Hồ về thăm (20/2/1947 – 20/2/2017). Đây là niềm vinh dự và tự hào đối với đất và người xứ Thanh, bởi sinh thời Người đã nhiều lần trực tiếp về thăm cũng như gửi thư thăm hỏi, đông viên, biểu dương những thành tích của Đảng bộ và nhân dân Thanh Hoá trong sản xuất và chiến đấu.

Bác hồ với thị trấn rừng thông thanh hóa năm 2024
Bác nói chuyện với hơn 1 vạn các đại biểu tầng lớn nhân dân, các dân tộc, tôn giáo, bà con Hoa kiều, cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc tại sận vận động thị xã Thanh Hóa ngày 13-6-1957

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Thanh Hóa luôn là địa phương góp công sức lớn cả người và vật chất chi viện cho quân dân cả nước làm nên Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Sau ngày đất nước thống nhất, Thanh Hóa từ 1 tỉnh thường xuyên thiếu lương thực đã vươn lên trở thành 1 trong những địa phương đứng tốp đầu về sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi. Đặc biệt, trong giai đoạn 2010 - 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thanh Hóa đạt 11,4%, cao nhất trong 30 năm đổi mới. Thanh Hóa đang cố gắng phấn đấu đến năm 2020 trở thành tỉnh khá của cả nước, đến năm 2030 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại.

Bác hồ với thị trấn rừng thông thanh hóa năm 2024
Năm 1960, tại Đại hội đại biểu công đoàn tỉnh Thanh Hóa lần thứ VI, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về dự và phát biểu. Sau đó, Người xuống Sầm Sơn cùng ngư dân kéo lưới

Bác hồ với thị trấn rừng thông thanh hóa năm 2024
Chủ tịch Hồ Chí Minh với bà con xóm Sơn, xã Quảng Vinh, huyện Quảng Xương (nay là phố Vinh Sơn, phường Trường Sơn, thị xã Sầm Sơn) ngày 18-7-1960

Bác hồ với thị trấn rừng thông thanh hóa năm 2024
Bác Hồ bế cậu bé" Phạm Viết Quý (giờ đã gần 60 tuổi)

Bác hồ với thị trấn rừng thông thanh hóa năm 2024
Bác đến thăm Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 57 làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển của Tổ quốc năm 1960

Bác hồ với thị trấn rừng thông thanh hóa năm 2024
Bác Hồ chụp ảnh lưu niệm với Văn phòng Tỉnh ủy Thanh Hóa và các cháu thiếu niên nhi đồng (năm 1961)
Bác hồ với thị trấn rừng thông thanh hóa năm 2024
Bác chia kẹo cho trẻ em ở nhà trẻ cơ quan Tỉnh ủy Thanh Hóa

Bác hồ với thị trấn rừng thông thanh hóa năm 2024
Bác tới thăm HTX tiên tiến Yên Trường, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa

Bác hồ với thị trấn rừng thông thanh hóa năm 2024

Bác hồ với thị trấn rừng thông thanh hóa năm 2024
Bác Hồ nói chuyện với nhân dân Yên Trường. Bác nói sẽ tặng bà con 1 chiếc máy cày vạn năng để nâng cao năng suất lao động.

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Xí nghiệp cơ khí chuyên làm nông cụ của tỉnh Thanh Hóa

Ngày 16/12/1961, Bác trở lại Thanh Hóa. Thời gian ấy, miền Bắc bắt đầu kế hoạch 5 năm, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội đồng thời làm hậu phương lớn để miền Nam kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.Bác đến thăm Nhà máy cơ khí Thanh Hoá, Hợp tác xã Thành Công, rồi Người ân cần đến thăm hỏi các cháu trường mầm non, thăm Hợp tác xã nông nghiệp điển hình Yên Trường (Yên Định). Khi nói chuyện với đồng bào, cán bộ Bác đã khẳng định: “...Tỉnh ta có ngót 12 vạn đảng viên và đoàn viên thanh niên lao động, đó là một lực lượng rất lớn. Cán bộ, đảng viên và đoàn viên thanh niên cần phải thực sự xung phong gương mẫu tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống quan liêu mệnh lệnh, chống lãng phí, tham ô... Ra sức phát triển và củng cố tốt Đảng và Đoàn; đoàn kết toàn dân. Làm được như thế thì Thanh Hoá chắc sẽ trở thành một trong những tỉnh khá nhất ở miền Bắc...”. Và đây cũng là lần cuối Bác về với đất và người xứ Thanh trước khi về cõi vĩnh hằng.

Sau khi Người qua đời, cùng với việc bảo vệ và giữ gìn thi hài Bác, việc xây dựng Lăng của Người trên Quảng trường Ba Đình cũng là một thành tựu đặc biệt của quân và dân ta. Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân tỉnh Thanh Hóa cũng đã chung sức đồng lòng góp công góp của để hoàn thành sớm việc xây dựng Lăng. Đó cũng chính là tấm lòng của những người con xứ Thanh kính dâng lên Bác kính yêu. Vào mùa Hè năm 1973, 1974, đồng bào các dân tộc Kinh, Mường, Thái ở huyện miền núi Bá Thước, Thanh Hoá đã tập trung về công trường đá khai thác đá hồng ngọc quý để gửi về xây Công trình Lăng của Người. Đó là loại đá đỏ - màu cờ Tổ quốc mà không nơi nào có được. Với tinh thần ấy, 4.000 mẫu đá đã được đưa về Hà Nội tạo nên hình tượng hai lá cờ cờ Đảng và cờ Tổ quốc trong Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tiếp đó là những khóm Luồng được tuyển chọn và lấy từ huyện miền núi Lang Chánh, Thanh Hóa về trồng tại hai vườn tre hai bên Lăng của Người. Đến năm 2014, tại Khu Di tích K9 - Đá Chông triển khai xây dựng Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ban Quản lý Lăng đã quay trở lại Bá Thước tìm lại những viên đá đỏ để tiếp tục thi công hai lá cờ Đảng và cờ Tổ quốc trang trí tại đây.

Bác hồ với thị trấn rừng thông thanh hóa năm 2024
Thiếu tướng Nguyễn Văn Cương tiếp và tặng Huy hiệu Bác Hồ cho các thành viên trong Đoàn nhân chứng lịch sử tỉnh Thanh Hóa tham gia xây dựng Công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Bác hồ với thị trấn rừng thông thanh hóa năm 2024
Đoàn đại biểu tỉnh Thanh Hoá tổ chức Lễ báo công dâng Bác nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Bác Hồ lần đầu tiên về thăm Thanh Hoá

70 năm đã trôi qua từ ngày đầu tiên Bác Hồ về thăm tỉnh Thanh Hóa. Hình ảnh của Người trong những lần về với nhân dân tỉnh Thanh Hóa mãi là hình ảnh đẹp, khắc sâu trong trái tim của những người con Thanh Hóa. Tư tưởng đạo đức và tấm gương sáng ngời của Người luôn tỏa sảng và là niềm tin để nhân dân Thanh Hóa luôn cố gắng phấn đấu trở thành một tỉnh “kiểu mẫu”, đạt được nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực như niềm tin và sự mong mỏi của Người lúc sinh thời./.