Bài 27 Cảm ứng ở động vật Sinh học 11

Tóm tắt lý thuyết Sinh học 11

Tóm tắt lý thuyết Sinh học 11 bài 27 do VnDoc biên soạn và đăng tải, tài liệu tóm tắt nội dung cơ bản trong sách giáo khoa chương trình Sinh học 11 nhằm hỗ trợ quá trình dạy và học đạt chất lượng cao. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây nhé.

  • Tóm tắt lý thuyết Sinh học 11 bài 26
  • Tóm tắt lý thuyết Sinh học 11 bài 28
  • Tóm tắt lý thuyết Sinh học 11 bài 29

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Tóm tắt lý thuyết Sinh học 11 bài 27 Cảm ứng ở động vật [tiếp] để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tóm tắt nội dung bài học 27 lý thuyết cảm ứng ở động vật [tiếp]. Bài viết cho thấy được nội dung cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh ống như cấu trúc, hoạt động của hệ thần kinh ống... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Sinh học 11 - Lý thuyết Cảm ứng ở động vật [tiếp]

1. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh ống

a. Cấu trúc: Gặp ở động vật có xương sống :cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú được tạo từ số lượng lớn tế bào thần kinh.

- Tạo thành ống sau lưng con vật :Não và tủy sống có chức năng khác nhau, não có 5 phần: bán cầu đại não, não trung gian, não giữa, tiểu não, hành não.

- Đặc biệt não bộ phát triển mạnh và là bộ phận cao cấp nhất tiếp nhận và xử lý hầu hết thông tin đưa từ bên ngoài vào, quyết định mức độ và cách phản ứng

b. Hoạt động của hệ thần kinh ống Hệ thần kinh ống hoạt động theo nguyên tắc phản xạ, giúp động vật thích nghi với môi trường.

- Phản xạ đơn giản:

Thực hiện do cung phản xạ, bởi một số lượng ít tế bào do tủy sống điều khiển

Vd: kim châm

- Phản xạ phức tạp: Phản xạ có sự tham gia của một số lượng lớn tế bào thần kinh và não đặc biệt là vỏ bán cầu đại não

Vd: khi gặp chó dại, rắn độc

SO SÁNH PHẢN XẠ ĐƠN GIẢN – PHẢN XẠ PHỨC TẠP

PHẢN XẠ ĐƠN GIẢN [KHÔNG ĐIỀU KIỆN]

PHẢN XẠ PHỨC TẠP [CÓ ĐIỀU KIỆN]

1/VD: kim nhọn đâm vào ngón tay

2/Cung phản xạ

- Bộ phận tiếp nhận da: Thụ quan đau

- Sợi cảm giác của TK tủy

- Bộ phận xử lí thông tin và quyết định: Tủy sống

- Sợi vận động của TK tủy

- Bộ phận thực hiện: Các cơ ngón tay

3/Đặc điểm

- Cấu tạo bởi số ít tế bào thần kinh

- Do tủy sống và hạch thần kinh

- Mang tính chất di truyền sinh ra đã có

- Đặc trưng cho loài

- Rất bền vững

1/VD: đang đi bất ngờ gặp chó dại

2/Cung phản xạ

- Bộ phận tiếp nhận: Mắt

- Sợi cảm giác

- Bộ phận xử lí thông tin và quyết định: Não

- Sợi vận động

- Bộ phận thực hiện: Cơ chân, tay

3/Đặc điểm

- Số lượng lớn tế bào thần kinh

- Do hệ thần kinh trung ương

- Có tính chất không di truyền sinh ra chưa có phải học tập, rút kinh nghiệm

- Không đặc trưng

- Không bền vững, sẽ dễ dàng mất đi

Bài tập minh họa

Phân biệt cấu tạo hệ thần kinh ống với hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.

Hướng dẫn giải:

Hệ thần kinh dạng lưới: được cấu tạo từ các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau bằng các sợi thần kinh.

Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch được hình thành từ các tế bào thần kinh tập hợp lại thành các hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài cơ thể.

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Tóm tắt lý thuyết Sinh học 11 bài 27 Cảm ứng ở động vật [tiếp]. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cần có trong bài học rồi đúng không ạ? Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Sinh học lớp 11. Và để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số các tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Toán 11, Tiếng Anh 11, Ngữ văn 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Để giúp bạn đọc có thể thuận tiện hơn trong việc chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm tài liệu học tập cũng như giảng dạy, VnDoc mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11 của VnDoc.com để có thêm tài liệu học tập nhé

Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc, những câu hỏi khó trong quá trình học tập, VnDoc.com mời các bạn cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của VnDoc. Chúng tôi sẽ hỗ trợ các bạn trả lời, giải đáp thắc mắc trong thời gian sớm nhất nhé.

  • Tế bào thần kinh tập trung thành ống [phía lưng]; gặp ở động vật có xương sống [cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú]
  • Hệ thần kinh dạng ống gồm 2 phần:
    • Thần kinh trung ương: não và tuỷ sống
    • Thần kinh ngoại biên: dây thần kinh và hạch thần kinh
  • Hoạt động theo nguyên tắc phản xạ.
  • Có 2 loại phản xạ: 
    • Phản xạ không điều kiện do một số tế bào thần kinh nhất định tham gia, thường do tuỷ sống điều khiển
    • Phản xạ có điều kiện do một số lượng lớn thần kinh tham gia, do não bộ điều khiển.
      • Trong đời sống cá thể loại PXCĐK ngày càng tăng,giúp động vật thích nghi với môi trường sống.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Trang 113 - sgk Sinh học 11

Phân biệt cấu tạo hệ thần kinh ống với hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Trang 113 - sgk Sinh học 11

Khi bị kích thích, phản ứng của động vật có hệ thần kinh ống có gì khác với động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch? Cho ví dụ minh họa.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Trang 113 - sgk Sinh học 11

Gho một số ví dụ về phản xạ có điều kiện ở động vật có hệ thần kinh hình ống.

=> Xem hướng dẫn giải

Trắc nghiệm sinh học 11 bài 27: Cảm ứng ở động vật [ tiếp]

  • Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống

    Lý thuyết Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống sinh học 11 đầy đủ, hay nhất

  • Cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống

    Đại diện, cấu tạo của hệ thần kinh dạng ống,

  • Hoạt động của hệ thần kinh dạng ống

    Hệ thần kinh dạng ống hoạt động theo nguyên tắc phản xạ, so sánh phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện, chiều hướng tiến hóa của hệ thần kinh

  • Nghiên cứu hình 27. 1 sau đó điền tên các bộ phận của hệ thần kinh ống vào các ô hình chữ nhật trên sơ đồ.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 111 SGK Sinh học 11.

  • Cho biết cung phản xạ trên gồm những bộ phận nào

    Cho biết cung phản xạ trên gồm những bộ phận nào?

  • Giả sử bạn đang đi chơi, bất ngờ gặp một con chó dại ngay trước mặt.

    Giả sử bạn đang đi chơi, bất ngờ gặp một con chó dại ngay trước mặt.

  • Bài 1 trang 113 SGK Sinh học 11

    Giải bài 1 trang 113 SGK Sinh học 11. Phân biệt cấu tạo hệ thần kinh ống với hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.

  • Bài 2 trang 113 SGK Sinh học 11

    Giải bài 2 trang 113 SGK Sinh học 11. Khi bị kích thích, phản ứng của động vật có hệ thần kinh ống có gì khác với động vật có hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?

  • Bài 3 trang 113 Sinh 11

    Giải bài 3 trang 113 SGK Sinh học 11. Cho một số ví dụ về phản xạ có điều kiện ở động vật có hệ thần kinh hình ống.

  • Trang chủ
  • Lớp 12
  • Lớp 11
  • Lớp 10
  • Lớp 9
  • Lớp 8
  • Lớp 7
  • Lớp 6
  • Lớp 5
  • Lớp 4
  • Lớp 3
  • Lớp 2
  • Lớp 1

Video liên quan

Chủ Đề