Bài tập trắc nghiệm Hóa 9 chương phi kim

Preview

A. LÝ THUYẾT I. Tính chất vật lý – Ở điều kiện thường, phi kim tồn tại ở cả 3 trạng thái: trạng thái rắn như lưu huỳnh, cacbon, photpho, iot,…; trạng thái lỏng như brom; trạng thái khí như oxi, nito, clo, hiđro… – Phần lớn các nguyên tố phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt, và có nhiệt độ nóng chảy thấp. Một số phi kim độc như clo, brom, iot,… II. Tính chất hóa học 1. Tác dụng với kim loại – Oxi tác dụng với kim loại tạo thành oxit. VD: 2Cu + O2  2CuO 3Fe + 2O2  Fe3O4 -Phi kim khác tác dụng với kim loại tạo thành muối. VD: 2Fe + 3Cl2  2FeCl3 Cu + S  CuS 2. Tác dụng với phi kim khác – Tác dụng với oxi tạo oxit VD: C + O2  CO2 S + O2  SO2 4P + 5O2  2P2O5 – Tác dụng với hiđro. VD: 2H2 + O2  2H2O H2 + Cl2  2HCl H2 + S  H2S 4. Mức độ hoạt động hóa học của phi kim – Mức độ hoạt động mạnh hay yếu của phi kim dựa vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hiđro. Flo, oxi, clo là những phi kim hoạt động mạnh, flo là phi kim hoạt động mạnh nhất. Lưu huỳnh, cacbon, photpho, silic là những phi kim hoạt động yếu VD: Khi tác dụng với sắt, Cl2 tạo muối Fe [III], O2 tạo oxit Fe hóa trị II và III, S chỉ tạo muối Fe hóa trị II ⟹ Mức độ hoạt động Cl2 > O2 > S B. BÀI TẬP ÁP DỤNG 1. Điền đúng [Đ], sai [S] vào các câu nói về tính chất của phi kim. a] Phi kim không dẫn điện, không dẫn nhiệt. b] Phi kim không có ánh kim. c] Chỉ phi kim mới tạo ra oxit axit. d] Phi kim có nhiệt độ nóng chảy thấp. e] Phi kim không tác dụng với axit để giải phóng H2. Giải: Các câu đúng là d, e; Các câu sai là a, b, c. 2. Hợp chất khí với H của phi kim R có dạng RH3. Trong hợp chất đó R chiếm 82,35% khối lượng. Hỏi R là phi kim nào? Giải: Nhắc lại công thức tính % khối lượng của nguyên tố trong hợp chất Giả sử hợp chất là AxByCz Vậy đơn chất là N2. 3. Đốt cháy hoàn toàn a gam photpho trong bình chứa 13,44 lít khí oxi [đktc] để tạo thành 28,4 gam điphotpho pentaoxit. Giá trị của a là A. 9,2.        B. 12,1.            C. 12,4.              D. 24. Giải: Chú ý: khi có số liệu về sản phẩm [khối lượng, số mol, thể tích,…] thì ta luôn tính theo sản phẩm, bài toán này cho số liệu của oxi để bẫy vì oxi ở trường hợp này dư. 4P + 5O2  2P2O5 Đáp án C.

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 9 Bài 25: Tính chất của phi kim chọn lọc, có đáp án. Tài liệu có 6 trang gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm cực hay bám sát chương trình sgk Hóa học 9. Hi vọng với bộ câu hỏi trắc nghiệm Tính chất của phi kim có đáp án này sẽ giúp bạn ôn luyện trắc nghiệm để đạt kết quả cao trong bài thi trắc nghiệm môn Hóa học 9.

Giới thiệu về tài liệu:

- Số trang: 6 trang

- Số câu hỏi trắc nghiệm: 30 câu

- Lời giải & đáp án: có

Mời quí bạn đọc tải xuống để xem đầy đủ tài liệu Trắc nghiệm Tính chất của phi kim có đáp án – Hóa học lớp 9:

Tính chất của phi kim

Bài 1: Để so sánh mức độ hoạt động mạnh, yếu của phi kim thường được xem xét qua khả năng phản ứng của phi kim đó với:

A. Hiđro hoặc với kim loại

B. Dung dịch kiềm

C. Dung dịch axit

D. Dung dịch muối

Lời giải

Để so sánh mức độ hoạt động mạnh, yếu của phi kim thường được xem xét qua khả năng phản ứng của phi kim đó với hiđro hoặc với kim loại

Đáp án: A

Bài 2: Mức độ hoạt động hóa học mạnh hay yếu của phi kim được xét căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với

A. oxi và kim loại.

B. hiđro và oxi.

C. kim loại và hiđro.

D. cả oxi, kim loại và hiđro.   

Lời giải

Mức độ hoạt động mạnh hay yếu của phi kim căn cứ vào khả năng của phi kim đó phản ứng với cả oxi, kim loại và hiđro.

Đáp án: D

Bài 3: Để chuyển 11,2 gam Fe thành FeCl3 thì thể tích khí clo [đktc] cần dùng là

A. 6,72 lít.

B. 3,36 lít.

C. 4,48 lít.

D. 2,24 lít.

Lời giải

nFe = 0,2 mol

2Fe + 3Cl2

 2FeCl3

0,2 → 0,3 mol

=> V = 0,3.22,4 = 6,72 lít

Đáp án: A

Bài 4: Hỗn hợp khí X gồm O2, Cl2, CO2 SO2. Để thu được O2 tinh khiết, người ta dẫn X qua:

A. nước brom

B. dd NaOH

C. dd HCl

D. nước clo

Lời giải

Để thu được O2 tinh khiết, người ta dẫn X qua dung dịch NaOH vì Cl2, CO2 và SO2 đều có phản ứng

2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

Đáp án: B

Bài 5: Để phân biệt SO2 và SO3 có thể dùng một hóa chất sau:

A. dd BaCl2

B. dd NaOH

C. dd H2SO4

D. dd Ba[OH]2

Lời giải

Để phân biệt SO2 và SO3 có thể dùng dung dịch BaCl2. SO2 không hiện tượng còn SO3 tạo kết tủa trắng

SO3 + H2O → H2SO4

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2HCl

Đáp án: A

Bài 6: Cho 10,8 gam kim loại M hóa trị III tác dụng với khí clo dư thì thu được 53,4 gam muối. Hãy xác định kim loại M?

A. Fe               B. Cr

C. Al                D. Mg

Lời giải

2M + 3Cl2 → 2MCl3

Theo PT: 

=> M là Al

Đáp án: C

Bài 7: X là nguyên tố phi kim có hóa trị III trong hợp chất với hiđro. Biết thành phần phần trăm khối lượng của hiđro trong hợp chất là 17,65%. X là nguyên tố:

A. C                B. N

C. S                D. P

Lời giải

Gọi phi kim cần tìm là X

=> hợp chất hiđro của X là: XH3

Ta có: phần trăm khối lượng của hiđro trong hợp chất là 17,65%

=> X là nguyên tố N

Đáp án: B

Bài 8: Hỗn hợp X gồm Zn, Mg và Fe. Hòa tan hết m gam X vào dung dịch HCl thu được 11,20 lít khí [đktc]. Mặt khác, để tác dụng vừa hết m gam X cần 12,32 lít clo [đktc]. Khối lượng của Fe trong hỗn hợp là

A. 2,8 gam

B. 5,6 gam

C. 8,4 gam

D. 11,2 gam

Lời giải

Gọi số mol của Zn, Mg và Fe lần lượt là x, y và z mol

TN1: tác dụng với dung dịch HCl tạo 0,5 mol khí H2

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

 x mol             →           x mol

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

 y mol             →             y mol

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

 z mol             →         z mol

⇒∑nH2 = x + y + z = 0,5 [1]

TN2: tác dụng với 0,55 mol Cl2

Zn + Cl2 → ZnCl2

x  →  x

Mg + Cl2 → MgCl2

y  →   y

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

z  →   1,5z

⇒∑nCl2 = x + y + 1,5z = 0,55 [2]

Lấy [2] trừ [1] => 0,5z = 0,55 – 0,5 => z = 0,1 mol

=> mFe = 0,1.56 = 5,6 gam

Đáp án: B

Bài 9: Dãy các nguyên tố được sắp xếp đúng theo chiều tính phi kim tăng dần:

A. O,F, P.

B. P, O, F.

C. F, O, P.

D. O, P, F.

Lời giải

Tính phi kim: P < O < F

Đáp án: B

Bài 10: Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở trạng thái

A. Lỏng và khí

B. Rắn và lỏng

C. Rắn và khí

D. Rắn, lỏng, khí

Lời giải

Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng, khí

Đáp án: D

Bài 11: Dãy gồm các phi kim thể khí ở điều kiện thường

A. S, P, N2, Cl2

B. C, S, Br2, Cl2

C. Cl2, H2, N2, O2

D. Br2, Cl2, N2, O2

Lời giải

Dãy gồm các phi kim thể khí ở điều kiện thường là: Cl2, H2, N2, O2

Loại A vì S ở thể rắn

Loại B và D vì Br2 ở thể lỏng

Đáp án: C

Bài 12: Dãy gồm các nguyên tố phi kim là

A. C, S, O, Fe

B. Cl, C, P, S

C. P, S, Si, Ca

D. K, N, P, Si

Lời giải

Dãy gồm các nguyên tố phi kim là Cl, C, P, S

Đáp án: B

Bài 13: Dãy phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit là

A. S, C, P

B. S, C, Cl2

C. C, P, Br2

D. C, Cl2, Br2

Lời giải

Dãy phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit là S, C, P

S + O2

SO2

C + O2

 CO2

4P + 5O2 

 2P2O5

Loại B, C và D vì Cl2 và Br2 không phản ứng với O2

Đáp án: A

Câu 14: Cho 6,6 gam CO2 đi qua 200ml dung dịch KOH 1M. Sau phản ứng kết thúc, thu được những sản phẩm muối nào?

A. Muối trung hòa K2CO3

B. Muối axit KHCO3

C. Cả hai loại muối

D. Không xác định được

Đáp án: C

Câu 15: Hỗn hợp gồm các khí: CO, CO2, SO3 có thể nhận biết sự hiện diện các chất khí bằng cách:

A. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch BaCl2

B. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch BaCl2, sau đó qua dung dịch nước vôi trong.

C. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch nước vôi trong.

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: B

Câu 16: Cho a mol P2O5 vào dung dịch chứa 0,015 mol NaOH. Dung dịch sau phản ứng chứa 2 muối NaH2PO4 và Na2HPO4 với số mol bằng nhau. Gái trị của a là:

A. 0,010                          

B. 0,015             

C. 0,005     

D.0,002

Đáp án: C

Câu 17: Hỗn hợp khí X gồm O2 Cl2, CO2 SO2. Để thu được O2 tinh khiết, người ta dẫn X qua:

A. nước brom              

B. dd NaOH                

C. dd HCl                  

D. nước clo

Đáp án: B

Câu 18: Có 4 lọ đựng 4 khí riêng biệt: oxi, hidro, clo và khí cacbonic. Bằng cách nào trong các cách sau đây để phân biệt mỗi khí trên [tiến hành theo trình tự sau];

A. Dùng nước vôi trong dư

B. Dùng nước vôi trong dư, dùng quỳ tím ấm

C. Dùng tàn đom đóm, dùng quỳ tím ẩm

D. Dùng quỳ tím ẩm, dùng nước vôi trong

Đáp án: C

Câu 19: Sản phẩm của phản ứng khi đốt cháy hoàn toàn lần lượt lưu huỳnh, hiđro, cacbon, photpho, trong khí oxi dư là :

A. SO2 , H2­­O, CO2 , P2O5­                              

B. SO3 , H2­O, CO2 , P2O5

C. SO2 , H2O, CO , P2O5                               

D. SO3 , H2O, CO , P2O5

Đáp án: A

Câu 20: Cho sơ đồ biến đổi sau: Phi kim → Oxit axit [1] → Oxit axit [2] → Axit 

Dãy chất phù hợp với sơ đồ trên là:

A. S → SO2 →SO3 → H2SO4                       

B. C → CO → CO2 → H2CO3       

C. P →P2O3 → P2O5 →H3PO3                      

D. N2 → NO →N2O5 →HNO3

Đáp án: A

Bài giảng Hóa học 9 Bài 25: Tính chất hóa học của phi kim

Video liên quan

Chủ Đề