Bài văn tả về tượng đài chiến thắng sông lô năm 2024

Bài văn tả về tượng đài chiến thắng sông lô năm 2024
* 150 anh chị em Hội Kiến trúc sư Hà Nội đã đến tham quan Tượng đài Chiến thắng sông Lô. Ảnh: Đoàn Đức Thành.

TƯỢNG ĐÀI CHIẾN THẮNG SÔNG LÔ

Bài và ảnh: KTS Đoàn Đức Thành

Để ghi nhận công lao đóng góp của quân và dân Đoan Hùng trong kháng chiến chống thực dân Pháp – đặc biệt là trận đánh thắng oanh liệt của bộ đội pháo binh và dân quân chặn đánh đoàn tàu chiến của giặc Pháp tấn công lên Việt Bắc theo dòng sông Lô, tại khu vực Đoan Hùng ngày 24-10-1947 – đầu năm 1984, tỉnh Phú Thọ đã quyết định xây dựng Tượng đài Chiến thắng sông Lô tại khu Gò Đồn, thị trấn Đoan Hùng. Nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo đã thiết kế và chỉ đạo thi công nhóm tượng đài này.

Bài văn tả về tượng đài chiến thắng sông lô năm 2024
* KTS Đoàn Đức Thành và Nhà Điêu khắc Tạ Quang Bạo.

(Xin mời xem tiếp trang sau) …

Bài văn tả về tượng đài chiến thắng sông lô năm 2024
* Sông Lô, nơi diễn ra trận đánh tàu chiến Pháp ngày 24-10-1947. Ảnh: Đoàn Đức Thành. Cuối thập niên 1980 của thế kỷ trước, có dịp lên Truyên Quang công tác, tôi đã lên thăm cụm tượng đài Chiến thắng sông Lô đôi lần. Từ trên đỉnh Gò Đồn, nhìn xuống dòng sông Lô thơ mộng trải dài tít tắp. Từ dưới dòng sông Lô nhìn lên cụm Tượng đài thật hoành tráng. Theo cá nhân tôi, nếu như để cụm tượng đài xoay hướng ngược lại thì hợp lý hơn, nó giải quyết được tầm nhìn từ đường Quốc lộ và trên cầu nhìn vào mặt chính tượng đài. Con đường từ dưới lên tiếp cận với tượng đài ngay từ mặt trước chứ không phải nhìn thấy mặt sau trước khi thấy mặt trước như hiện nay.
Bài văn tả về tượng đài chiến thắng sông lô năm 2024
* Tượng đài Chiến thắng sông Lô, tác giả: Nhà Điêu khắc Ta Quang Bạo. Ảnh: Đoàn Đức Thành.
Bài văn tả về tượng đài chiến thắng sông lô năm 2024
* Tượng đài Chiến thắng sông Lô, tác giả: Nhà Điêu khắc Ta Quang Bạo. Ảnh: Đoàn Đức Thành. Ý đồ của tác giả hướng mặt chính công trình nhìn về sông Lô, là hướng thật của những người đánh trận, nhưng mấy ai có điều kiện đi thuyền dưới sông để cảm thụ tầm nhìn, mà chủ yếu nhìn ngược lại, nên hạn chế sự đóng góp thẩm mỹ rất nhiều. Có thể do không có kinh phí nên có đến một phần tư thế kỷ để nhóm tượng đài phủ bằng một màu xi măng xám xịt, đường lên tạm bợ, không sân vườn nên hiệu quả về mặt thẩm mỹ không cao. May mắn, năm 2007, nhân kỷ niệm 60 năm ngày Chiến thắng sông Lô, tỉnh Phú Thọ đã cho tu sửa chống xuống cấp, khai thác toàn bộ diện tích 4 ha đất khu tượng đài, làm vườn hoa, cổng, đường lên xuống, thay vật liệu mới cho nhóm tượng đài ấm cúng hơn, xứng đáng là di tích lịch sử cấp quốc gia. Trưa ngày 3-4-2010 tôi cùng 150 anh chị em Hội Kiến trúc sư Hà Nội đã đến thăm công trình này của tác giả Tạ Quang Bạo./.

Posted by in Uncategorized Thẻ:Văn hóa

Địa chỉ: Số 5 Lý Thường Kiệt - Hoàn Kiếm - Hà Nội Điện thoại: (+84 24) 39 332 417 © Bản quyền thuộc Thông tấn xã Việt Nam. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Tượng đài chiến thắng sông Lô trên đỉnh gò Đồn nằm sát ngã ba nơi hợp lưu giữa sông Lô và sông Chảy của huyện Đoan Hùng là công trình được xây dựng năm 1987 nhằm đánh dấu chiến công hiển hách, tinh thần chiến đấu anh dũng của quân và dân ta trong trận chiến trên dòng sông Lô lịch sử, bẻ gãy một trong hai gọng kìm quan trọng của thực dân Pháp tấn công lên chiến khu Việt Bắc với âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não của ta đó là Trung ương Đảng và Bác Hồ.

Bài văn tả về tượng đài chiến thắng sông lô năm 2024
Toàn cảnh di tích Tượng đài chiến thắng sông Lô

Ngày 23/10/1947, trước âm mưu của thực dân Pháp đưa một đoàn tàu chiến từ Tuyên Quang xuôi về Hà Nội trên sông Lô để tặng cường lực lượng, vũ khí và lương thực vận chuyển lên chiến khu Việt Bắc. Nhằm đập tan kế hoạch đó, Bộ chỉ huy của ta quyết định tổ chức một trận địa phục kích lớn tại khu vực Đoan Hùng. Để đảm bảo chắc chắn, quân và dân ta phối hợp tác chiến với du kích địa phương làm thủy lôi giả bằng bưởi, một đặc sản nổi tiếng của xã Chí Đám. Hàng trăm quả bưởi được gọt vỏ xanh rồi sơn đen bằng một hỗn hợp dầu luyn, nhọ nồi, bồ hóng. Cứ 10 quả xâu với một quả rơm bện to bằng cái thúng. Dây bưởi dài hàng trăm mét được chăng ngang sông từ cây đa Lã Hoàng sang đầu làng xã Hữu Đô. Bên kia sông, du kích Hữu Đô có nhiệm vụ lập trận địa nghi binh nhằm thu hút máy bay hộ tống của địch bằng cách phân công lực lượng lên tận Sơn Dương, Tuyên Quang chặt nứa tép và củi, cứ 1 đống củi xếp cùng 3 bó nứa tép và 1 chai dầu tây, 10 mét lại xếp một đống, tất cả có 40 đống củi nứa. Ngày 24/10 đội hình tàu địch gồm 5 tàu chiến chở 500 tên lính đi đến đầu làng Lã Hoàng phát hiện thấy những quả thủy lôi bưởi bập bềnh nên đi rất chậm, ngay lúc đó quân và dân ta liên tiếp nã đạn sơn pháo 75ly vào các tàu chiến của địch, đồng thời du kích bên xã Hữu Đô phát hỏa đốt những đống củi nứa và gõ thùng sắt tây liên hồi. Tiếng nổ chát chúa và những cột khói bốc cao đã khiến bọn địch sợ quay đầu bỏ chạy. Kết thúc trận đánh, quân ta đã giành chiến thắng vang dội: Bắn chìm 2 chiếc tàu, bắn hỏng 2 tàu chiến khác, tiêu diệt 350 tên lính Âu Phi. Chiến thắng sông Lô là chiến thắng vang dội mở màn cho những chiến thắng đầu tiên của pháo binh Việt Nam trong những ngày đầu chống Pháp.

Bài văn tả về tượng đài chiến thắng sông lô năm 2024
Quả bưởi Đoan Hùng được sơn đen giả làm thủy lôi thả trên sông khiến quân địch hoảng loạn

Tượng đài chiến thắng sông Lô được xây dựng trên núi Đồn với tổng diện tích 2,64ha. Quy hoạch di tích được tạo mặt bằng và kè đá mang hình cánh cung cao vút về phía trước trông giống như một con tàu đang lao tới phía dòng sông. Hai bên và phía sau là đường dạo tham quan có lan can thấp. Bên trái xây theo đường cong có những đoạn gấp khúc thể hiện ý nghĩa lịch sử: Chiến thắng sông Lô đã bẻ gãy gọng kìm chiến lược của thực dân Pháp. Đó là những đường cong tượng trưng cho những gọng kìm bị cắt vụn bởi những đoạn thẳng ghép lại. Giữa trung tâm là tượng đài chiến thắng sông Lô sừng sững giữa trời mây non nước. Đứng ở đây có thể nhìn bao quát cả một vùng rộng lớn. Đài cao 26m cùng nhóm tượng cao 9m được làm bằng chất liệu bê tông sơn đồng tọa thế vững chắc trước mưa nắng thời gian. Đài chiến thắng mang hình tượng ngọn lửa cháy bất diệt đang toả lên bầu trời nguồn năng lượng vô tận của chiến thắng sông Lô với chất liệu gò đồng. Thân đài được thiết kế rất nhiều góc cạnh đồ sộ và được ốp bằng những viên đá Giếng Đáy lấy từ Quảng Ninh được ghép khít với nhau. Trên 4 mặt xung quanh của đài tưởng niệm có trang trí 8 bức phù điêu bằng gốm Sa mốt miêu tả chiến thắng sông Lô và khái quát một số nét tiêu biểu của truyền thống quê hương và con người Đoan Hùng. Mỗi bức phù điêu là một tác phẩm nghệ thuật với những đường nét điêu khắc công phu được gắn với nhau vô cùng tinh tế. Đây là một công trình nghệ thuật tâm đắc nhất, công phu nhất mà nhà điêu khắc quân đội Tạ Quang Bạo muốn để lại cho thế hệ trẻ sau này.

Bài văn tả về tượng đài chiến thắng sông lô năm 2024
Tầu chiến của thực dân Pháp bị quân và dân ta bắn chìm vào ngày 24/10/1947

Khu di tích Tượng đài chiến thắng sông Lô là công trình lịch sử văn hóa ấn tượng và hoành tráng mang đậm sức biểu cảm nói lên ý nghĩa to lớn về một chiến thắng lừng lẫy. Đây là di tích vô cùng quý giá, góp phần giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống chống giặc ngoại xâm trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của quân và dân Phú Thọ nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung. Chiến tranh đã qua đi nhưng chiến công lịch sử trên dòng Lô vẫn còn mãi với bản trường ca bất hủ cùng dân tộc. Để ghi nhớ mốc son lịch sử ấy ngày 27/9/1997 khu di tích Tượng đài Chiến thắng sông Lô đã được nhà nước công nhận là di tích cấp quốc gia.

Bài văn tả về tượng đài chiến thắng sông lô năm 2024
Sa bàn mô phỏng trận chiến lịch sử trên dòng Lô

Phát huy truyền thống cách mạng của dân tộc Việt Nam nói chung và của quân và dân Phú Thọ nói riêng trong chiến thắng sông Lô lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Đoan Hùng luôn đoàn kết, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng huyện đã đề ra. Hiện nay nền kinh tế của huyện có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt. Quy mô kinh tế tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 7,51% (giai đoạn 2016-2020); giá trị tăng thêm bình quân đầu người đạt 40,1 triệu đồng/năm.

Bài văn tả về tượng đài chiến thắng sông lô năm 2024
Toàn cảnh nhà máy sản xuất giầy da xuất khẩu của Công ty TNHH công nghiệp Hài Mỹ Phú Thọ tại xã Sóc Đăng

Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ và đạt kết quả tích cực. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được củng cố vững chắc, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Bộ mặt nông thôn ngày thêm khởi sắc, tạo sự tin tưởng, phấn khởi trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.