Xã hội quần ngư dành thực là gì chí phèo năm 2024

1. Trong số những nhà văn xuất hiện nửa đầu thế kỷ XX thì Nam Cao (1915 – 1951) là một tên tuổi chói sáng. Hành trình sáng tác của Nam Cao trải qua hai thời kỳ trước và sau cách mạng tháng Tám nhưng sự nghiệp văn chương ấn tượng nhất là thời kỳ trước cách mạng. Thời kỳ trước cách mạng Nam Cao đã dồn hết tâm lực và bút lực của mình vào hai đề tài chính đó là người dân quê và người trí thức nghèo. Về đề tài người trí thức , ngoài thiểu thuyết “Sống mòn” thì phải kể đến truyện ngắn “Đời thừa” 1943. Truyện ngắn “Đời thừa” tác giả tập trung phản ánh tấn bi kịch kép của người trí thức đó là bi kịch về sự vỡ mộng văn chương và bi kịch về sự sụp đổ đạo lí sống. Chuỗi bi kịch đau đời này của người trí thức được nhà văn Nam Cao thể hiện một cách sinh động qua nhân vật nhà văn Hộ, một nhân vật chính của tác phẩm.

2.a. Truyện ngắn “Đời thừa” phản ánh tấn bi kịch của người trí thức thông qua nhân vật nhà văn Hộ. Nhà văn Hộ rất có ý thức về nghề nghiệp của mình. Không những thế Hộ còn có khát vọng của một nhà văn chân chính. Nhưng sống trong xã hội chó đểu Họ đã không thể thực hiện được ước mơ khát vọng của mình.

Hộ là một nhà văn nên có bản chất gốc của nhà văn là “mê văn” hơn mọi “lạc thú vật chất” ở đời. Không chỉ mê văn mà Hộ còn có một “hoài bảo lớn” một giấc mộng đẹp về văn chương “đối với hắn lúc ấy, nghệ thuật là tất cả ngoài nghệ thuật không còn gì đáng quan tâm nữa. Hắn băn khoăn nghĩ đến một tác phẩm nó sẽ làm mờ hết các tác phẩm khác ra cùng thời”. Việc một nhà văn viết được một tác phẩm như thế, tác phẩm “sẽ ăn giải noel” không phải là một sự háo danh mà là một ước mơ chân chính rất đáng trân trọng. Khát vọng này có cơ sở để thành hiện thực khi nhà văn Hộ có quan niệm viết đúng “Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có”. Tiếc thay giấc mộng văn chương của Hộ bị cơm áo ghì sát đất làm cho sụp đổ mộng văn chương. Trước khi viết văn Hộ phải làm một con người chân chính. Hộ đã cúi xuống nỗi đau đỉnh điểm của Từ dang cánh tay nhân ái cứu vớt mẹ con Từ và cả gia đình Từ. Cũng từ đó Hộ vướng vào nỗi lo cơm áo “những bận rộn tẹp nhẹp vô nghĩa lí ngốn một phần thời gian của hắn”. Hộ phải xoay lưng ra kiếm tiền, cách kiếm tiền duy nhất của Hộ là viết văn viết báo. Mà muốn có tiền nhanh thì phải viết vội vàng dễ dãi “quấy loãng một thứ văn chương bằng phẳng dễ dãi”. Từ đó những cuốn sách viết vội vàng được in ra, những bài báo nhạt nhẽo người ta quên ngay sau khi đọc. Hộ cảm thấy đau đớn khi phải sản xuất ra hàng giả. Hộ cảm thấy mình “bất lương đê tiện”. Hộ đã tự chà đạp lên khát vọng của mình, Hộ phản bội lại chính mình. Hộ đã thốt lên một cách đau đớn về sự nghiệp văn chương “Thôi thế là hết ta đã hỏng, ta đã hỏng đứt rồi”.

Nhà văn Hộ không chỉ có khát vọng lớn về văn chương mà còn có một quan niệm đúng trong sáng tạo nghệ thuật điều đó hứa hẹn một sự nghiệp văn chương chói sáng. Nhưng rồi “Cuộc đời cơ cực giơ nanh vuốt, cơm áo không đùa với khách thơ” (Xuân Diệu) Hộ đã đành bất lực trong việc thực hiện sự nghiệp của mình. Hộ đã rơi vào bi kịch vỡ mộng văn chương, bi kịch đời thừa trong văn chương.

  1. Nhà văn Hộ không chỉ là một nhà văn chân chính mà còn là một con người chân chính. Hộ lụôn đề cao nguyên tắc sống có tình thương cả trong quan niệm và cả trong đời sống thực hành. Hộ đã từng quan niệm “kẻ mạnh không phải là kẻ dẫm lên vai người khác để thoả mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ người khác trên đôi vai của mình”. Trong sáng tạo văn chương Hộ cũng quan niệm “văn chương phải ca tụng lòng thương, tình bác ái, lẽ công bình”. Trong đời sống thường ngày Hộ thực hành đúng những nguyên tắc đó, Hộ đã cuối xuống nâng cuộc đời từ trên đôi vai nhân ái của mình, Hộ yêu thương mẹ con từ hết mực. Khi Từ ốm “Hộ lo xanh mặt, thức suốt đêm để lo thuốc than cho vợ”. Đi xa về gặp con Hộ “cảm động đến ứa nước mắt”. Hộ đã hy sinh tất cả giấc mộng văn chương để chăm lo cho cái gia đình khốn khổ của mình, đó là một tình thương rất cao cả, rất đáng trân trọng.

Nhưng rồi cuộc sống gia đình ngày càng túng quẩn đã làm bẩn đục bầu tâm lí tình thương của Hộ. Bắt đầu là Hộ “trở nên cau có và gắt gõng” rồi đến những hành động doạ nạt vợ con “là tôi đuổi tất cả mấy mẹ con mình ra khỏi cái nhà này, mấy đứa kia đều đáng đánh vật một nhát cho chết cả, cả con mẹ nữa cũng đáng đánh vật một nhát cho chết cả”. Không dừng lại ở cau có gắt gõng, doạ nạt trừng trộ mà Hộ còn “đánh cả Từ đuổi Từ đi”. Như vậy cảnh sống túng quẩn đã đánh mất bản chất vốn có của Hộ, Hộ đã trở thành một người chồng vũ phu. Đến một lúc Hộ bắt gặp dáng nằm thật là khó nhọc và khổ não” của Từ, Hộ đã bật khóc “nước mắt hắn bật ra như nước một quả chanh mà người ta bóp mạnh” và Hộ đã nhận ra Hộ đã đánh mất mình chà đạp lên nguyên tắc sống có tình thương của mình, một lần nữ Hộ lại thốt lên một cách đau đớn “anh…anh chỉ là một thằng khốn nạn”.

Cái bi kịch thứ nhất của Hộ tuy đau đớn nhưng còn có lí do để an ủi là đã hy sinh cho nguyên tắc sống có tình thương. Nhưng đến bi kịch thứ hai này, bi kịch tự chà đạp lên nguyên tắc sống có tình thương là bi kịch tự Hộ gây ra vì thế Hộ đau xót vô cùng. Một lần nữa Hộ đã rơi vào bi kịch đời thừa, sống kiếp đời thừa.

3. Qua chuỗi bi kịch đau đớn đau đời của nhân vật Hộ, nhà văn Nam Cao muốn gián tiếp nhắn gửi một điều “những người trí thức trong xã hội cũ họ luôn có khát vọng sống tốt đẹp, họ luôn tự ý thức phải vươn lên sống cho có ý nghĩa với cuộc đời, với xã hội nhưng lại phải rơi vào kiếp đời thừa”. Từ đó nhà văn muốn lên án một xã hội đã vô trách nhiệm với người trí thức để cho họ phải rơi vào cảnh sống “mòn đi móc lên mục ra rỉ ra không lối thoát” của kiếp sống đời thừa. Cũng qua diễn tả tấn bi kịch của nhân vật Hộ, nhà văn cho người đọc cảm nhận được cái tài nghệ trong việc diễn tả tâm lí ý thức của nhân vật. Nghệ thuật xây dựng tâm lí nhân vật là một nét thành công đặc sắc của truyện ngắn “Đời thừa”.

Đề: Phân tích tư tưởng nhân đạo của nhà văn Nam Cao trong truyện ngắn Chí Phèo.

1. Nam Cao (1915 – 1951) là một cây bút hiện thực xuất sắc trước cách mạng tháng Tám. Ở thời kỳ này ông tập trung viết về hai đề tài người nông dân và người trí thức nghèo nhưng nhiều nhất vẫn là đề tài người nông dân. Khác với một số nhà văn cùng thời khi phản ánh hiện thực này bằng một giọng văn đầy xúc cảm, còn Nam Cao thì rất lạnh lùng nhưng hơn ai hết tấm lòng nhân đạo của Nam Cao được thể hiện một cách sâu sắc trong từng trang văn của mình. Tác phẩm “Chí Phèo” 1941 là một tác phẩm diễn tả tấn bị kịch bị cự tuyệt quyền làm người của người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Qua việc thể hiện tấn bi kịch này nhà văn đã đau nỗi đau với nhân vật, phát hiện và đề cao phẩm chất lương thiện của người lao động. Đồng thời lên án tố cáo bọn thống trị, bọn mặt người dạ thú đã làm bần cùng hóa và lưu manh hóa người lao động.

2. Nhà văn Nam Cao có nhiều đặc biệt so với các nhà văn khác là thường phát biểu quan điểm nghệ thuật của mình và khi sáng tác thường tuân theo quan điểm nghệ thuật đó. Một trong những quan điểm mà nhà văn thường nhắc tới đó là quan điểm nhân đạo trong sáng tác. Theo Nam Cao một tác phẩm có giá trị là một tác phẩm vừa diễn tả được nỗi đau và niềm vui “ca tụng lòng thương, tình bác ái, lẽ công bình nó làm cho con người gần người hơn”. Từ đó ta thấy ở con người Nam Cao luôn có sự thống nhất giữa quan điểm và hành động, giữa lời nói và việc làm. Tác phẩm của ông dù viết ở dạng nào, bằng lời văn gì thì đều ẩn chứa ở trong đó một tư tưởng nhân đạo, một tình cảm nhân đạo rất kín đáo và cũng rất sâu sắc. Truyện ngắn “Chí Phèo” là một minh chứng hùng hồn cho tấm lòng nhân đạo này của Nam Cao.

  1. Trong tác phẩm “Chí Phèo” cái tôi chủ quan là tác giả ẩn kín trong một giọng văn hơi lạnh lùng nhưng nếu đọc kỹ chúng ta sẽ cảm nhận được nhà văn thông cảm rất sâu sắc đối với số phận của nhân vật. Nhà văn đau với nỗi đau của nhân vật nói riêng, của những người nông dân là nạn nhân của xã hội nói chung.

Nhân vật chính trong tác phẩm là Chí Phèo, Chí Phèo vốn là một người nông dân lương thiện nhưng sống trong xã hội cũ đầy rẫy những bất công Chí Phèo đã rơi vào con đường rượt dốc nhân tính, Chí Phèo đã bị Bá Kiến và nhà tù thực dân biến thành lưu manh rồi trở thành quỷ dữ mất hết nhân tính. Diễn tả quá trình này ta thấy tác giả rất thương với nhân vật của mình. Không chỉ thương cảm cho nhân vật chính của mình là Chí Phèo bị hủy hoại nhân tính mà còn thương cảm đối với đại bộ phận người nông dân là nạn nhân của Chí Phèo cũng là nạn nhân của bọn phong kiến bọn thống trị. Khi tác giả viết “nó phá biết bao cơ nghiệp, đạp đổ bao nhiêu cảnh yên vui, làm đổ nát biết bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của biết bao nhiêu người lương thiện” là chính tác giả đã đau nỗi đau của mọi người. Chí Phèo ở đây vừa là thủ phạm nhưng cũng chính là nạn nhân của giai cấp thống trị.

  1. Sự thể hiện nhân đạo sâu sắc nhất của nhà văn Nam Cao trong tác phẩm này chính là ở chỗ đã phát hiện đề cao, trân trọng phẩm chất lương thiện của người lao động, những mảnh sáng ẩn giấu trong đáy sâu tâm hồn của những con người đã bị tha hóa.

Khi xây dựng nhân vật của mình nhà văn đã bằng nhiều cách để đề cao phẩm chất của người nông dân đó là người lương thiện. Nhân vật Chí Phèo ngay từ đầu truyện nhà văn đã khẳng định đó là một con người lương thiện thứ thiệt. Hắn biết đi ở để làm ăn, hắn biết nhục biết tự trọng khi bà ba Bá Kiến bắt hắn làm điều không hay “hắn thấy nhục hơn là thích”. Trong quá trình bị tha hóa chính Bá Kiến và Thị Nở cũng đều khẳng định hắn là một con người “hiền như đất”. Tác giả đã để cho một tên là kẻ thù Bá Kiến và một người là ân nhân Thị Nở đánh giá nhìn nhận Chí Phèo. Đó là nhằm thể hiện những sự nhận định khách quan về bản chất Chí Phèo, bản chất của người nông dân chứ không phải là nhận định chủ quan của tác giả. Sâu xa hơn nữa tác giả đã phát hiện và đề cao phẩm chất lương thiện đã chìm sâu trong đáy lòng trong tâm hồn của một Chí Phèo tưởng đã mất hết nhân tính. Chí Phèo khi gặp Thị Nở với chất xúc tác và bàn tay người đàn bà và bát cháo hành, Chí Phèo đã bừng tỉnh và điều đầu tiên Chí Phèo nghĩ đó là quá khứ lương thiện của mình “có một gia đình nho nhỏ chồng cuốc mướn cay thuê, vợ dệt vải có tiền mua dăm ba sào ruộng làm ăn” và Chí Phèo khát khao chung sống với Thị Nở, hắn muốn “làm hòa với mọi người”.

  1. Càng thông cảm với nhân vật với bao nhiêu nhà văn càng lên án gay gắt những thủ đoạn bóc lột, những thủ đoạn làm nhục người nông dân của bọn thống trị bấy nhiêu. Nhà văn đã vạch trần những thủ đoạn xảo quyệt thâm hiểm của Bá Kiến đối với người nông dân, phương châm xử thế của Bá Kiến như những cạm bẫy mà người nông dân không thoát ra được. Bá Kiến từng đúc kết “mềm nắn rắn buông”, “nắm thằng có tóc chứ ai nắm thằng trọc đầu”, “dùng những thằng đầu bò trị thằng đầu bò”. Bên cạnh Bá Kiến là Lí Cường, Đội Tảo là bọn người tàn bạo tuy không nói trực tiếp nhưng khi nhắc đến nhà tù thực dân là nhà văn đã gián tiếp vạch trần nhà tù vô nhân đạo của bọn thực dân.
  1. Cái tình cảm nhân đạo mà nhà văn Nam Cao muốn tập trung thể hiện ở tác phẩm này chính là đặt ra một vấn đề nhức nhối cho xã hội rằng có một bộ phận người nông dân đang bị lưu manh hóa hãy cứu lấy họ, đó là tiếng kêu khẩn thiết của tác giả vì người nông dân. Ai đó đã nói “tình thương có hai bàn tay một bàn tay vỗ về nỗi đau, một bàn tay xóa đi nguồn gốc nỗi đau đó”. Cái nhân đạo của Nam Cao là chỉ ra nguồn gốc nỗi đau của người dân quê, đó chính là tư tưởng của nhà văn Nam Cao.

3. Qua tác phẩm “Chí Phèo” nhà văn Nam Cao đã phanh phui cái mâu thuẫn xã hội, từ đó mà cất lên một tiếng kêu khẩn thiết cho người dân quê.

Đề:Phân tích mối quan hệ giữa Chí Phèo với Bá Kiến, Chí Phèo với Thị Nở để làm rõ ý nghĩa xã hội toát ra từ hai mối quan hệ này.

1. Nam Cao là một tác gia lớn, hành trình sáng tác của ông trải qua hai thời kì trước và sau cách mạng nhưng rực rỡ nhất là thời kì trước cách mạng. Ở thời kì trước cách mạng tấm lòng và ngòi bút của Nam Cao luôn hướng về thế giới nông thôn nông dân, ở đó mâu thuẫn giai cấp đến độ căng nhất không thể dung hòa. Trong mối quan hệ với giai cấp thống trị, người nông dân vừa bị bần cùng hóa vừa bị lưu manh hóa. Tác phẩm “Chí Phèo” 1941 là một minh chứng về mối quan hệ giữa giai cấp thống trị với người nông dân. Trong tác phẩm này nhà văn đã nêu lên hai mối quan hệ giữa Chí Phèo với Bá Kiến, Chí Phèo với Thị Nở tuy khác nhau về hình thức nhưng nhằm đi đến khẳng định một điều, trong vòng quay của cỗ máy bóc lột và định kiến xã hội người nông dân bị biến thành phế thải.

2.a. Thế giới nông dân trước cách mạng như Nam Cao nói là thế giới “quần ngư tranh thực”. Người nông dân vừa là con mồi ngon vừa là phương tiện bắt mồi của giai cấp thống trị. Người nông dân Chí Phèo trong tác phẩm trong quan hệ với Bá Kiến là quan hệ cá lớn nuốt cá bé.

Khi Chí Phèo còn trẻ làm canh điền cho ông Lí Kiến sau này là Bá Kiến với mối quan hệ chủ tớ nhưng Chí Phèo cũng không được yên phận làm tôi tớ. Chỉ vì ghen tuông bóng gió mà Bá Kiến đã ngấm ngầm đẩy Chí Phèo vào tù, nhà tù thực dân đã hợp lực với Bá Kiến biến người nông dân lương thiện Chí Phèo thành người lưu manh. Khi đã trở thành kẻ lưu manh Chí Phèo lại bị Bá Kiến lợi dụng làm kẻ tay sai. Vẫn là mối quan hệ chủ tớ, Chí Phèo bị Bá Kiến biến thành kẻ lưu manh quỷ dữ. Trong tác phẩm ngoài phản ánh mối quan hệ ở hai thời kì, tác phẩm còn cụ thể hóa mối quan hệ đó bằng ba lần Chí Phèo đến gặp trực tiếp Bá Kiến. Lần thứ nhất sau khi ở tù về với lòng căm thù nóng hổi Chí Phèo xách vỏ chai đến nhà Bá Kiến để gieo vạ đòi nợ nhưng bị cái ngọt nhạt của Bá Kiến làm tắt đi ngọn lửa đấu tranh của Chí Phèo. Lần thứ hai Chí Phèo xách dao đến nhà Bá Kiến để xin đi ở tù cũng là một cách ra yêu sách với Bá Kiến nhưng Bá Kiến đã khôn khéo biến hắn thành kẻ đâm thuê chém mướn. Lần thứ ba Chí Phèo xách dao đến nhà Bá Kiến để đòi lương thiện hắn cố tỉnh táo để không bị lừa lẫn nữa nhưng đã muộn. Bế tắc cùng đường hắn đã tự kết liễu đời mình trên vũng máu tươi. Nhu vậy cả ba lần Chí Phèo đến nhà Bá Kiến thì cả ba lần Chí Phèo đều bị thất bại thảm hại.

Dù là phản ánh trực tiếp hay gián tiếp về mối quan hệ giữa Chí Phèo với Bá Kiến thì Nam Cao cũng đều chỉ ra rằng người nông dân Chí Phèo trong quan hệ với giai cấp thống trị mà đại diện là Bá Kiến thì luôn thất bại thảm hại. Chí Phèo đã bị biến dạng cả nhân hình lẫn nhân tính, đã trở thành kẻ lưu manh quỷ dữ mất hết nhân tính.

  1. Khác với mối quan hệ giữa Chí Phèo và Bá Kiến là quan hệ giữa kẻ thống trị và bị trị, quan hệ giữa Chí Phèo và Thị Nở là quan hệ giữa người cùng hội cùng thuyền. Trong mối quan hệ này Chí Phèo vừa được phục sinh linh hồn nhờ tấm lòng nhân ái của Thị Nở nhưng cũng vừa bị đẩy đến bế tắc cùng đường vì định kiến xã hội.

Thị Nở xuất hiện khi Chí Phèo ở trạng thái quỷ dữ mất hết nhân tính. Nhưng với tình yêu và bát cháo hành làm chất xúc tát nó như một phép thử, Chí Phèo đã được phục sinh nhân tính, đã được phục sinh linh hồn. Chí Phèo đã thèm khát lương thiện thèm khát hạnh phúc, Thị Nở đã trở thành ân nhân của Chí Phèo.

Nhưng rất đáng tiếc trên ngưỡng cửa trở về với cuộc đời, Chí Phèo bị định kiến xã hội chặn lại. Bà cô Thị Nở không chấp nhận cho Thị Nở lấy một kẻ chuyên rạch mặt ăn vạ. Bà cô không chấp nhận cũng có nghĩa là làng Vũ Đại không chấp nhận, xã hội không chấp nhận. Định kiến tàn ác đó đã buộc Thị Nở dứt tình với Chí Phèo. Chí Phèo đã rơi vào bế tắc không lối thoát.

Người nông dân Chí Phèo không chỉ chịu nỗi đau đời do bọn phong kiến mà đại diện là Bá Kiến gây nên mà còn chịu nỗi đau đời do định kiến tàn ác khắc khe của xã hội. Với hai thế lực này người nông dân Chí Phèo đã rơi vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.

3. Nhắc đến Chí phèo là người ta nghĩ ngay đến Bá Kiến, cũng như nhắc đến Chí Phèo người ta nghĩ ngay đến Thị Nở. Xây dựng mối quan hệ đối lập đối tuyến giữa Chí Phèo với Bá Kiến, Chí Phèo với Thị Nở nhà văn Nam Cao nhằm làm rõ mối xung đột giai cấp ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Ở đó người nông dân vừa là nạn nhân của những thủ đoạn bóc lột nham hiểm tàn bạo vừa là nạn nhân của những định kiến xã hội khắc khe.

Đề: Phân tích nhân vật Chí Phèo để làm rõ tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của một bộ phận người nông dân trước cách mạng.

1. Trên văn đàn Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX Nam Cao là một cây bút hiện thực xuất sắc. Quãng đời sáng tác của Nam Cao không dài nhưng ông đã để lại cho đời một sự nghiệp văn chương phong phú có giá trị. Truyện ngắn “Chí Phèo” 1941 là một kiệt tác của nhà văn Nam Cao. Truyện ngắn xây dựng thành công nhân vật Chí Phèo, một điển hình cho người nông dân trước cách mạng tháng Tám. Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo cũng là bi kịch của một bộ phận người nông dân trước cách mạng.

2.a. Chí Phèo vốn là một nông dân lương thiện. Khí còn nhỏ Chí Phèo sống với bà góa mù, bác phó cối Chí Phèo ít nhiều ảnh hưởng tính cách của người lương thiện. Chí Phèo “run run” từ chối việc làm không hay khi bà ba Bá Kiến yêu cầu chứng tỏ Chí Phèo có lòng tự trọng đó là bản chất của người lương thiện. Khi gặp Thị Nở, Chí Phèo hồi tỉnh nghĩ về ước mơ thời quá khứ “có một gia đình nho nhỏ chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, có tiền mua dăm ba sào ruộng làm ăn”. Qua ước mơ này chứng tỏ tuổi trẻ Chí Phèo là một người nông dân lương thiện thứ thiệt. Chính Bá Kiến, kẻ thù của hắn và Thị Nở, ân nhân của hắn cũng đều khẳng định hắn “hiền như đất”. Qua đó ta thấy Chí Phèo vốn là một người nông dân lương thiện hay nói cách khác là một người nông dân đẹp, hứa hẹn một cuộc đời hạnh phúc nếu sống trong một xã hội bằng phẳng.

  1. Nhưng sống trong xã hội mà Vũ Trọng Phụng gọi là xã hội “chó đểu”, Ngô Tất Tố gọi là xã hội “người ăn thị người ngọt xớt”, còn Nam Cao gọi là xã hội “quần ngư tranh thực” nên Chí Phèo đã trở thành nạn nhân của xã hội đó. Chí Phèo đã bị Bá Kiến và nhà tù thực dân biến thành lưu manh. Khi đi ở tù về Chí Phèo đã bị biến đổi về ngoại hình “cái đàu cạo trọc lóc, răng cạo trắng hớn đôi mắt đen đen cơng cơng.” Và cũng sau khi ở tù về nhân cách Chí Phèo cũng thay đổi, thích cà khịa, thích đập phá, gieo vạ, gây sự với người bán rượu, với Bá Kiến.

Sau khi bị biến thành lưu manh, Bá Kiến tiếp tục sử dụng làm tay sai nên Chí Phèo đã trượt dốc nhân tính thảm hại. Về ngoại hình “trông mặt hắn giống mặt một con vật lạ”. Về nội tâm tính cách thì mất hết nhân tính trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”. Sống trong xã hội vạn ác đó, Chí Phèo từ một người lương thiện đã bị biến thành lưu manh quỷ dữ mất hết nhân tính sống như bản năng cây cỏ.

  1. Khi đã trở thành con quỷ dữ mất hết nhân tính, Chí Phèo bỗng gặp Thị Nở một người nông dân có số phận bất hạnh. Bát cháo hành hòa trộn với tình yêu của Thị Nở đã làm cho con thú Chí Phèo bừng tỉnh rồi hồi tỉnh rồi khát khao lương thiện, khát khao hạnh phúc. Chí Phèo muốn làn hòa với mọi người, hắn thèm lương thiện, rồi cao hơn là hắn muốn sống chung với Thị Nở, lời tỏ tình của hắn “giá mà ở mãi thế này thì thích nhỉ”, “hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui”, đó là lời thỉnh cầu hạnh phúc, đó là lời ước ao có một gia đình nho nhỏ. Nhưng bà cô Thị Nở không chấp nhận mới tình đó cũng có nghĩa là định kiến xã hội không chấp nhận một con người như Chí Phèo “chuyên rạch mặt ăn vạ” lại đi lấy Thị Nở lại trở về làm người. Thị Nở xô ngã Chí Phèo cũng là dứt tình với Chí Phèo cũng có nghĩa là Chí Phèo bị cự tuyệt quyền làm người.

3. Thông qua tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo, tác giả muốn nêu lên tấn bi kịch của một bộ phận người nông dân trước cách mạng mà Chí Phèo là điển hình. Nói cách khác thông qua nhân vật Chí Phèo, nhà văn Nam Cao muốn đặt ra một vấn đề nhức nhối của xã hội là bộ phận người nông dân đang bị lưu manh hóa hãy cứu lấy họ.

Đề: Tóm tắt tác phẩm Chí Phèo và nêu tóm lược nội dung tác phẩm.

  1. Mở đầu tác phẩm Chí Phèo xuất hiện với tư cách của một con người bị xa hội không tiếp nhận vì thế hắn đối lập với xã hội, hắn chửi từ trời đến đất đến làng Vũ Đại, đến những người không chửi nhau với hắn và kể cả người đẻ ra hắn. Như vậy hắn muốn giao tiếp với xã hội những xã hội không ai ra điều.

Tiếp đến tác giả lược thuật về cuộc đời Chí Phèo. Chí Phèo xuất thân là một đứa con hoang tầng lớp dưới đáy cùng của xã hội. Hắn sống với những người nông dân lương thiện như bà góa mù, bác phó cối nên hắn ảnh hưởng tính cách lương thiện. Thời tuổi trẻ hắn là một người nông dân lương thiện nhưng do sự ghen tuông bóng gió, Lí Kiến đã đẩy Chí Phèo vào tù.

Sau bảy, tám năm ở tù hắn trở về làng, khi trở về hắn thay đổi cả nhân hình lẫn nhân tính. Bộ mặt thì xấu xí méo mó quái dị, nội tâm thì thích chửi bới gieo vạ cà khịa. Bá Kiến lợi dụng Chí Phèo làm một kẻ đầu bò để trị những kẻ đầu bò nên Chí Phèo đã trở thành tay sai đắc lực cho Bá Kiến, thực hiện mưu đồ gieo vạ bóc lột của Bá Kiến. Từ một con người lương thiện Chí đã trở thành một con vật lạ, một con quỷ dữ của làng Vũ Đại, của xã hội. Trên bước đường trượt dốc nhân cách không có điểm dừng bỗng Chí Phèo gặp Thị Nở. Hắn được Thị Nở chăm sóc bằng bàn tay của người đàn bà và bát cháo hành nhớ đời, Chí Phèo đã tỉnh ngộ về ý thức làm người. Chí Phèo khát khao chung sống với Thị Nở cũng là khát khao có một gia đình lương thiện hạnh phúc nhưng cánh cửa trở về với cuộc đời làm người của hắn lại một lần nữa bị đóng chặt. Bà cô Thị Nở không chấp nhận hắn lấy Thị Nở vì tội chuyên rạch mặt ăn vạ. Sự từ chối của bà cô cũng chính là sự từ chối của xã hội, xã hội không chấp nhận một người như hắn trở về làm người.

Trong cơn tuyệt vọng hắn đã xách dao đi giết thủ phạm đã đẩy hắn ra khỏi cuộc đời đó là Bá Kiến và trong cơn bế tắc Chí Phèo đã tự kết liễu đời mình. Đó là hướng giải thoát tiêu cực nhưng không thể khác được. Khi Chí Phèo chết đi Thị Nở đã nhìn nhanh xuống bụng mình và nhìn ra cái lò gạch bỏ không xa xa vắng người qua lại. Kết thúc này hé mở ra một điều, những cuộc đời như Chí Phèo vẫn còn tiếp diễn trong cái xã hội “chó đểu” thời bấy giờ.

  1. Truyện ngắn Chí Phèo phản ánh về nỗi khổ nỗi đau đớn của người nông dân trước cách mạng. Nếu như nững tác phẩm cùng thời như “Tắt đèn”, “Bước đường cùng” phản ánh quá trình bần cùng hóa của người lao động thì tác phẩm “Chí Phèo” phản ánh quá trình lưu manh hóa của người nông dân. Phản ánh quá trình lưu manh hóa ông qua tấn bi kịch của nhân vật chính đó là Chí Phèo. Chí Phèo là một điển hình của người nông dântruớc cách mạng bị xã hội phong kiến thực dân làm tha hóa, bị dồn đẩy vào một tấn bi kịch bị cướp quyền làm người. Với nội dung hiện thực phong phú sâu sắc, đặc biệt vạch ra mối mâu thuẫn gay gắt ở nông thôn đương thời và tình trạng tha hóa phổ biến trong xã hội vô nhân đạo đó, với tư tưởng nhân đạo mới mẻ đầy lòng tin vào con người và trình độ nghệ thuật bậc thầy.