Bảng cân đối phát sinh là gì

Chào các em!
Ở những phần trước, chúng ta đã nói đến sơ đồ chữ T, cũng như nhắc lại về Bảng hệ thống tài khoản và các tính chất, và hai phương trình tối quan trọng trong kế toán.

Ở phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về Bảng cân đối số phát sinh!

Vậy, Bảng cân đối số phát sinh là gì?

Trước khi lập bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu số liệu ghi trong sổ sách, cũng như chứng từ, để đảm bảo sự chính xác trong việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế.

Tuy nhiên, không có ai trên đời thật sự hoàn hảo cả. Việc mắc sai sót trong việc ghi chép sổ sách kế toán là điều thường gặp hằng ngày. Chính vì lẽ đó, chúng ta thường dùng tới Bảng cân đối số phát sinh để kiểm tra tính chính xác của số liệu, trước khi lập Bảng cân đối kế toán, cũng như Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ở cuối một kỳ kế toán nào đó.

Để lập được bảng cân đối số phát sinh, chúng ta thường dựa vào sơ đồ chữ T của các tài khoản tương ứng từ 111 đến 911.

Bảng cân đối số phát sinh
  1. Kết cấu của Bảng cân đối số phát sinh như sau:
    + Cột “Số [STT]”: Dùng để đánh số tuần tự cho các tài khoản được sử dụng từ tài khoản đầu tiên đến hết

    + Cột “Tài khoản”: Dùng để ghi số hiệu tài khoản [Từ 1XX –> 911]

    + Cột “Số dư đầu kỳ”: Dùng để ghi số dư đầu kỳ của các tài khoản tương ứng [Nếu số dư đầu kỳ bên Nợ thì ghi vào cột “Nợ”, bên Có thì ghi vào cột “Có”.]

    + Cột “Số phát sinh trong kỳ”: Ghi tổng số phát sinh [tăng, giảm] trong kỳ của các tài khoản tương ứng. [Tổng phát sinh bên Nợ thì ghi vào cột “Nợ”, bên Có thì ghi vào

    cột “Có”.]

    + Cột “Số dư cuối kỳ”: Ghi số dư cuối kỳ [tăng, giảm] trong kỳ của các tài khoản tương ứng. [Số dư cuối kỳ bên Nợ thì ghi vào cột “Nợ”, bên Có thì ghi vào cột “Có”.]

  2. Các tính chất cần có của một Bảng cân đối số phát sinh:
    + Xét theo tổng thể thì: Tổng số bên Nợ và bên Có của từng cột số dư đầu kỳ, số phát sinh, số dư cuối kỳ nhất thiết phải bằng nhau [3 = 4, 5 = 6, 7 = 8].

    + Xét theo từng tài khoản trên từng dòng thì: Số dư cuối kỳ phải bằng số dư đầu kỳ cộng phát sinh tăng trừ phát sinh giảm. Nếu không xảy ra như trên thì trong ghi chép, tính toán chắc chắn có sai sót.

  3. Những tác dụng của bảng cân đối số phát sinh: + Nhìn vào bảng có thể đánh giá tổng quát về tình hình tài sản, nguồn vốn và quá trình kinh doanh của đơn vị.+ Cung cấp tài liệu để lập bảng cân đối kế toán.

    + Cung cấp tài liệu cho việc phân tích hoạt động kính tế.

Bây giờ, chúng ta hãy cùng xem ví dụ sau:

Như vậy, chúng ta có thể thấy:

  • Ở câu 2 [định khoản], “Có” được ghi lùi vào so với “Nợ”.
  • Ở câu 1 & 3 [Sơ đồ chữ T và bảng cân đối số phát sinh]:

    • Các tài khoản tài sản [1XX, 2XX, trừ tài khoản 214] có: Số dư đầu kỳ, Tổng phát sinh tăng và Số dư cuối kỳ nằm bên “Nợ”, trong khi Tổng phát sinh giảm nằm bên “Có”.
    • Các tài khoản 214 [Hao mòn TSCĐ] và nguồn vốn [3XX, 4XX] có: Số dư đầu kỳ, Tổng phát sinh tăng và Số dư cuối kỳ nằm bên “Có”, trong khi Tổng phát sinh giảm nằm bên “Nợ”.
    • Các tài khoản được sắp xếp có thứ tự theo tính lưu động giảm dần. [Sẽ được nói rõ ở phần Bảng cân đối kế toán]
    • Ở bảng cân đối số phát sinh:
      • Các tài khoản được sắp xếp theo thứ tự Tài sản và Nguồn vốn. [trừ 214]
      • Số tiền ở hai cột “Nợ” và “Có” của các cột “Số dư đầu kỳ” [màu vàng], “Số phát sinh trong kỳ” [màu cam]“Số dư cuối kỳ” [màu xanh lá] bằng nhau.
      • Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Tổng phát sinh tăng [nằm bên “Nợ” hoặc “Có” tương ứng với TK Tài sản hoặc Nguồn vốn] – Tổng phát sinh giảm [nằm bên “Nợ” hoặc “Có” tương ứng với TK Tài sản hoặc Nguồn vốn]

Chúc các em học tốt!
  Micheal Winters

  Kiểm tra số liệu là yêu cầu tất yếu khách quan của kế toán. Trong quá trình ghi chép hàng ngày kế toán phải kiểm tra, đối chiếu giữa số liệu chi tiết với số tổng cộng, giữa chứng từ với số sách nhằm bảo đảm cho việc ghi chép phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách chính xác.

Tuy nhiên sự sai sót trong quá trình tính toán, xử lý số liệu và ghi chép sổ sách là điều vẫn có thể xẩy ra vì khối lượng ghi chép, tính toán của kế toán rất lớn.

Do đó vào lúc cuối kỳ trước khi lập báo cáo tài chính, kế toán cần phải kiểm tra lại toàn bộ số liệu đã ghi chép, tính toán trong kỳ nhằm bảo đảm sự đáng tin cậy của các chỉ tiêu kinh tế sẽ được trình bày trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lúc cuối kỳ.

Phương pháp kiểm tra thường dùng là lập bảng cân đối số phát sinh, bảng đối chiếu số phát sinh, bảng tổng hợp số liệu chi tiết.

  1. Nội dung và kết cấu của bảng cân đối số phát sinh  

  Bảng cân đối số phát sinh là phương pháp kỹ thuật dùng để kiểm tra một cách tổng quát số liệu kế toán đã ghi trên các tài khoản tổng hợp. 

  Bảng cân đối số phát sinh được xây dựng trên 2 cơ sở:  

  – Tổng số dư bên Nợ của tất cả các tài khoản tổng hợp phải bằng tổng số dư bên Có của tất cả các tài khoản tổng hợp.  

  – Tổng số phát sinh bên Nợ của tất cả các tài khoản tổng hợp phải bằng tổng số phát sinh bên Có cửa tất cả các tài khoản tổng hợp. 

  Kết cấu của bảng cân đối số phát sinh được thể hiện qua bảng sau: 

Đơn vị: …….

  2. Phương pháp lập bảng 

  – Cột số thứ tự: Dùng để đánh số theo tuần tự cho các tài khoản đã sử dụng trong kỳ từ tài khoản thứ nhất cho đến hết.  

  – Cột tên tài khoản: Dùng để ghi số hiệu và tên của tài khoản của tất cả các tài khoản tổng hợp từ loại 1 đến loại 9. Mỗi tài khoản ghi trên một dòng, ghi từ tài khoản có số hiệu nhỏ đến số hiệu lớn không phân biệt tài khoản có còn số dư cuối kỳ hay không hoặc trong kỳ có số phát sinh hay không.

  – Cột số dư đầu kỳ: Ghi số dư đầu kỳ của các tài khoản tương ứng. Nếu số dư bên Nợ ghi vào cột Nợ, số dư bên Có ghi vào cột Có. 

  – Cột số phát sinh trong kỳ: Ghi tổng số phát sinh trong kỳ của tài khoản tương ứng, tổng số phát sinh bên Nợ ghi vào cột Nợ, tổng số phát sinh bên Có ghi vào cột Có. 

  – Cột số dư cuối kỳ: Ghi số dư cuối kỳ của các tài khoản tương ứng. Nếu số dư bên Nợ ghi vào cột Nợ, số dư bên Có ghi vào cột Có. 

  – Cuối cùng, tính ra. tổng số của tất cả các cột để xem giữa bên Nợ và bên Có của từng cột: Số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ có bằng nhau từng cặp một hay không. 

  3. Tác dụng của bảng cân đối số phát sinh 

  – Bảng có tác dụng trong việc kiểm tra công việc ghi chép, tính toán. Thể hiện ở những điểm: 

+ Xét theo động tổng cộng thì: Tổng số bên Nợ và bên Có của từng cột số dư đầu kỳ, số phát sinh, số dư cuối kỳ nhất thiết phải bằng nhau [3 = 4, 5 = 6, 7 = 8]. 

+ Xét theo từng tài khoản trên từng dòng thì: Số dư cuối kỳ phải bằng số dư đầu kỳ cộng phát sinh tổng trừ phát sinh giảm. Nếu không xảy ra như trên thì trong ghi chép, tính toán chắc chắn có sai sót. 

  – Nhìn vào bảng có thể đánh giá tổng quát về tình hình tài sản, nguồn vốn và quá trình kinh doanh của đơn vị. 

  – Cung cấp tài liệu để lập bảng cân đối kế toán.

  – Cung cấp tài liệu cho việc phân tích hoạt động kính tế.

Video liên quan

Chủ Đề